Giáo án Lịch sử khối 8 cả năm

 Tiết 45: Bài 28:

TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM

NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX.

1.Mục tiêu:

 a) Kiến thức: HS cần nắm được:

 - Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách Duy Tân ở VN nửa cuối TK XIX.

 - Nội dung chính của phong trào cải cách Duy Tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không thực hiện được.

 b) Kỹ năng:

 Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định 1 vấn đề lịch sử, liên hệ lí luận và thực tiễn.

 c) Thái độ:

 - Nhận thức đây là hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện khía cạnh của lòng yêu nước.

 - Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn của cấc nhà Duy Tân ở VN.

 - Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ hiện tại và tương lai.

 

doc96 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử khối 8 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 công trở lại, chúng cho lính lùng sục, tập trung quân mở những trận càn liên tiếp, bao vay căn cứ. Tiêu diệt dần lực lượng nghĩa quân và sát hại thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa.
 Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế ( về thời gian tồn tại, qui mô, tính chất ).
Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại được gần 30 năm.
Nguyên nhân nào => cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị thất bại.
- Do Pháp lúc này còn mạnh, lại còn câu kết với PK. Nên thực dân Pháp có đk tập trung lực lượng để đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, lại cô lập, bó hẹp trong 1 địa phương, chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến..
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại song có ý nghĩa lịch sử gì?
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát vô cùng oanh liệt của nông dân ngay cả khi các PT khác đã tan rã, nhưng phong trào nông dân Yên Thế vần tồn tại - điều đó chứng tỏ.
 Sau cuộc khởi nghĩa Yên Thế thì PT chống Pháp của đồng bào miền núi cũng nổ ra kịp thời và mạnh mẽ. Vậy PT chống Pháp của đồng bào miền núi được phát triển ntn
Cho biết đặc điểm của PT chống Pháp tiểu biểu của đồng bào miền núi cuối TK XIX.
 Phong trào nổ ra muộn hơn đồng bằng vì TDP bình định muộn hơn.
- GV treo lược đồ PT chống Pháp cuối TK XIX lên bảng.
Quan sát kênh chữ và kênh hình hãy chỉ trên lược đồ những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa.
- GV khai thác kiến thức sgk về các phong trào tiêu biểu ở từng địa phương, từng vùng ( sgk – 133 ).
Em có nhận xét gì về PT chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TK XIX.
-Nổ ra khắp Nam kì, Trung Kỳ, Tây Nguyên , Tây Bắc, Đông Bắc.
GV nêu: các cuộc khởi nghĩa mạnh mẽ, sôi nổ song đều bị thất bại.
 Nguyên nhân nào => thất bại của PT chống TD Pháp của đồng bào miền núi.
- Các cuộc khởi nghĩa này nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất, mang tính chất địa phương.
- Trình độ các thủ lĩnh còn thấp, đời sống khó khăn, dễ bị mua chuộc
Phong trào của đồng bào miền núi có tác dụng ý nghĩa như thế nào.
- PT chống Pháp ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ, được duy trì tương đối lâu dài, hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của TDP.
1. Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913 ).
* Căn cứ 
- Yên Thế là vùng đồi núi trung du => Ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. 
=> Địa hình hiểm trở.
* Lực lượng: Nông dân.
- Dân cư Yên Thế đa số là dân ngụ cư.
* Thành phần lãnh đạo:
 - Các thủ lĩnh nông dân địa phương: Đề Nắm, Đề Thám. 
* Nguyên nhân:
- Giữa TK XIX, kinh tế triều Nguyên sa sút, nhiều nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên miền núi Yên Thế kiếm ăn, họ lập làng và tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định, bóc lột của chúng, ( cướp đất đai làm đồn điền, khai mỏ làm đường giao thông )
=> Do chính sách bình định của TDP.
* Diễn biến
- 3 giai đoạn: + gđ 1: 1884 – 1892.
 + gđ 2 : 1893- 1908
 + gđ 3 : 1909 – 1913.
- Giai đoạn 1: ( 1884 – 1892 ).
=> Nhiều toán nghĩa quân hoạt động rieng lẻ.
- Giai đoạn 2: ( 1893 – 1908 )
- Đề Thám lãnh đạo.
-Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
+ Cách đánh bắt con tin Sét-nay buộc TDP Pháp phải chấp thuận rút quân khỏi Yên Thế, Đề Thám được cải quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng
+ Đây là cách đánh rất thông minh và sáng tạo của Đề Thám.
+ Tranh thủ thời gian hoà hoãn, nghĩa quân khai khẩn đồn điền phần xương, lo tích luỹ lương thực, XD đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
+ Nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh tìm gặp Hoàng Hoa Thám để liên kết.
- Giai đoạn 3: ( 1909 – 1913 ).
=> Pháp tập trung lực lượng, liên tiếp càn quét và tấn công Yên Thế.
=> 10/2/1913 Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã.
- Thời gian tồn tại: Lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong PT Cần Vương ( gần 30 năm ).
- Qui mô: trên địa bàn rộng lớn .. lực lượng tham gia đông đảo là nông dân.
* Tính chất: Mang tính dân tộc, yêu nước sâu sắc.
- PT phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
* Nguyên nhân thất bại.
- Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập.
- Lực lượng chênh lệch.
=> TDP và phong kiến câu kết đàn áp.
* Ý nghĩa:
=> Nêu cao tinh thần chiến đấu của nông dân ta.
=> Bộc lộ khả năng cách mạng to lớncủa nông dân Việt Nam.
2. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
* Đặc điểm:
- PT nổ ra muộn hơn đồng bằng nhưng lại bền bỉ và kéo dài hơn.
* Những PT đấu tranh tiêu biểu.
- Nam kì: Người Thượng, Khơ- Me, Xtiêng cùng người Kinh chống Pháp.
- Trung kì:
+ Hà Văn Mao ( Mường ).
+ Cầm Bá Thước ( Thái )
- Tây Nguyên: ND sẵn sàng chiến đấu.
+ Nơ - Trang – Gư.Ama – Con.
- Tây Bắc:
Có Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Điêu Văn Trì, lập căn cứ kháng chiến ở Sơn La, Lai Châu.
- ở đông Bắc: PT của người Dao, người Hoa ..
* Tác dụng.
-Nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của TDP.
* ý nghĩa:
- Góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của toàn thể DT VN.
* Sơ kết bài học:
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế và PT chống Pháp cuối TK XIX của đồng bào miền núi đã chứng tỏ ý chí đấu tranh kiên quyết đòi hỏi ĐL – DT của nhân dân ta. Các cuộc đấu tranh này tuy đều thất bại, nhưng đây là những trang sử đấu tranh oanh liệt của DT. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của người anh hùng DT Hoàng Hoa Thám.
 c) Củng cố , luyện tập: ( 2’ )
 ? Khởi nghĩa Yên Thế khác những cuộc khởi nghĩa đương thời ở điểm nào.
Thời gian tồn tại: Lâu hơn ( 30 năm ).
Lãnh đạo: nông dân.
Cách đánh địch: chiến thuật du kích, đánh vận động, đánh con tin, buộc địch phải hoà hoãn.
Kết quả đạt được: kết hợp được vấn đề DT và vấn đề dân chủ.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà. ( 1’ )
 - Hoàn thành các bài tập ở lớp và học bài cũ đầy đủ biết so sánh sự giống và khác nhau của PT Cần Vương với khởi nghĩa Yên Thế.
 - Bài tập về nhà: 
 Bài 1: Tóm tắt các giai đoạn hình thành và phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Giai đoạn
Đặc điểm – nhiệm vụ
Ghi chú
............
.
........
........................................
...........................................
..
.......................................
........................................
...........................................
..........................................
 Bài 2: Lập bảng thống kê về thời gian, người lãnh đạo, nơi diễn ra PT chống Pháp của đồng bào miền núi.
Thời gian 
Người lãnh đạo
Nơi diễn ra PT chống Pháp
.
..
.
..
..
.
 - Làm các bài tập trong sgk, xem lại kiến thức các bài đã học.
 - Tiết sau: làm bài tập lịch sử.	
Ngày soạn: 14/3/2009 Ngày dạy: 16/3: 8B
 / 3: 8A
Tiết 44: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
1. Mục tiêu .
 a) Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học từ đầu học kì II.
 Nắm được những kiến thức cơ bản về phần lịch sử VN từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
 Thấy được sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn trước việc TDP sang xâm lược.
 Thấy được tinh thần dũng cảm, và tinh thần yêu nước của các văn thân sĩ phu và nhân dân ta trong thời gian đó.
 b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích sự kiện lịch sử, lập bảng thống kê.
 c) Thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù TDP xâm lược và lòng yêu nước. Biết ơn những người anh hùng dân tộc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV: Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo.
b) HS: Xem lại các bài tập trong sgk, đọc lại kiến thức của các bài đã học.
3. Tiến trình bài dạy
 a) KT bài cũ: ( 5’ )
 * Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.
 * Đáp án: - Phong trào nổ ra muộn hơn ở đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
 - Phong trào nổ ra kịp thời, mạnh mẽ.
 => Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của TDP.
* Nêu vấn đề. ( 1’ ): Để củng cố lại những kiến thức các em đã học từ đầu học kì II và rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh lịch sử..
b) Dạy ND bài mới
TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 ’
GV: chữa bài KT 1 tiết.
? Vì sao nói từ 1858 – 1884 triều đình Huế đi đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn?
? Lập bảng thống kê sự khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
Bài 1.
 HS thảo luận nhóm.
* Hiệp ước 1862.
- Lãnh thổ: Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa ) và đảo Côn Lôn.
- Chủ quyền. 
+ Pháp tự do đi lại.
+ Pháp tự do truyền đạo Gia Tô.
+ Nhượng cho chúng quyền lợi.
* Hiệp ước 1874.
- Lãnh thổ: 6 tỉnh Nam Kì thuộc về Pháp.
- Chủ quyền: Làm mất 1 phần chủ quyền quan trọng về lãnh thổ, ngoại thương và thương mại của VN.
* Hiệp ước 1883 – 1884.
- Lãnh thổ:Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để sát nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
- Chủ quyền: 
+ Mọi việc đều phải thông qua Pháp.
+ Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà nước.
=> Kết luận: Từ 1858 – 1884 triều đình Huế đã đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.
Bài 2.
HS thảo luận nhóm.
 Sự khác biệt
 Khởi nghĩa Yên Thế
 Phong trào Cần Vương
 Địa bàn
Huyện Yên Thế
Tỉnh Bắc Giang
Các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 Lãnh đạo.
Thủ lĩnh nông dân: 
Đề Nắm, Đề Thám.
Văn thân sĩ phu yêu nước.
 Lực lượng.
 Nông dân.
Nông dân, văn thân sĩ phu yêu nước.
 Thời gian hoạt động.
 29 năm
 11 năm
 Mục đích.
Chóng ngoại xâm và chống kại triều đình.
Ủng hộ phong trào Cần Vương để chống Pháp và khôi phục lại triều đình.
6’
? Tóm tắt các giai đoạn hình thành và phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Bài 3. 
 Giai đoạn
 Đặc điểm - Nhiệm vụ
 1884 - 1892
Hình thành nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, tiêu biểu là nghĩa quân Đề Nắm.
 1893 - 1908
Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
 1909 - 1913
Pháp tập trung lực lượng liên tiếp tấn công Yên Thế.
10/2/1913 Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã.
6’
? Vì sao thực dân Pháp lại phải hai lần thương lượng và giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế? Thực chất âm mưu giảng hòa của thực dân Pháp là gì?
Bài 4.
HS thảo luận nhóm
- TDP chỉ giảng hòa và thương lượng với nghĩa quân Yên Thế, khi chúng vấp phải khó khăn lớn như đòi điều đình để chuộc lại tên Sét-nay, hoặc để chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và bóc lột.
Trong thời gian hòa hoãn, thực dân Pháp chuẩn bị lực lượng và bất ngờ tấn công trở lại. Chúng cho lính lùng sục, tập trung quân mở những trận càn liên tiếp, bao vây căn cứ, tiêu diệt dần lực lượng nghĩa quân và sát hại thủ lĩnh của cuộc khởi nghiã.
 c) Củng cố, luyện tập: ( 2’ )
 ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã kiên cường tồn tại được 11 năm?
 a. Lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, được tổ chức chặt chẽ, tự trang bị vũ khí tốt.
 b. Lãnh đạo là những người tài giỏi có uy tín.
 c. Địa bàn hoạt động chủ yếu dựa vào rừng núi hiểm trở.
 d. Tất cả các lí do trên.
 - d.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1’ )
 - Ôn lại các kiến thức đã học.
 Làm các bài tập sau => chuẩn bị bài mới.
 ? Vì sao các sĩ phu, quan lại đưa ra những đề nghị cải cách.
 ? Nội dung chính trong các đề nghị cải cách.? Hậu quả những cải cách đó.
Ngày soạn: 15/3/2009 Ngày giảng: 16/3: 8B
 / 3: 8B
 Tiết 45: Bài 28:
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX.
1.Mục tiêu:
 a) Kiến thức: HS cần nắm được:
 - Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách Duy Tân ở VN nửa cuối TK XIX.
 - Nội dung chính của phong trào cải cách Duy Tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không thực hiện được.
 b) Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định 1 vấn đề lịch sử, liên hệ lí luận và thực tiễn.
 c) Thái độ: 
 - Nhận thức đây là hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện khía cạnh của lòng yêu nước.
 - Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn của cấc nhà Duy Tân ở VN.
 - Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ hiện tại và tương lai.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch 
 - Nguyên bản đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Huy Tế
 b) HS: Học bài, trả lời câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ: ( 2’ ): KT sự chuẩn bị bài của HS. 
 * Nêu vấn đề. ( 1’ )
 Nửa cuối thế kỉ XIX, TDP đang mở rộng xâm lược Nam Kì và chuẩn bị tiến đánh Bắc Kì, triều đình nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Một trào lưu tư tưởng mới. Trào lưu cải cách Duy Tân đã xuất hiện ở nước ta nhằm đưa nước nhà lên con đường Duy Tân tiến bộ, tạo ra thực lực cho đất nước đánh ngoại xâm. Nhưng những cải cách đó không được nhà Nguyễn chấp nhận. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cải cách Duy Tân đó.
b) Dạy ND bài mới
TG
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 9’
?
?
?
?
13’
?
?
?
?
9’
 ?
?
?
Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội VN giữa TK XIX?
Nông dân >< địa chủ phong kiến. 
( giai cấp )
Nhân dân VN >< TDP ( dân tộc )
Hãy nêu 1 số cuộc khởi nghĩa lớn cuối TK XIX.
- 1862 khởi nghĩa Cai Tổng Vàng 
( Bắc Ninh ).
- 9/1862 khởi nghĩa Nông Hùng Thạc ( Tuyên Quang ).
- 1861 – 1865 khởi nghĩa Tạ Văn Phụng.
- 1866 khởi nghiã kinh thành Huế
 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên
Vào những năm 60 của TK XIXTD Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh XL Nam Kỳ =>XL nướ ta. Trong khi đó triều đình Huế lại thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất nước về KT, XH
Muốn thoát khỏi tình hình khủng hoảng trên thì nước ta phải làm gì.
Phải thay đổi chế độ XH hoặc phải cải cách XH cho phù hợp, đưa đất nức thoát khỏi bế tắc
GV cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trang 134 sgk.
Khả năng 2 có tính khả thi hơn.
- Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời, đưa nước nhà tiến lên con đường Duy Tân tiến bộ, tạo ra thực lực cho nước nhà đánh Pháp.
 Lí do nào khiến các sĩ phu tiến bộ quyết tâm cải cách.
 Đứng trước thực trạng đất nước ngày càng nguy nan và xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
- Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị đòi thay đổi chính sách về chính trị, XH, kinh tế của triều đình Huế.
- Mặt khác: Bản thân 1 số sĩ phu, quan lại có điều kiện đi nhiều, biết nhiều đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của TB Âu – Mĩ và thành tựu của văn hóa phương Tây.
Nội dung chính của những đề nghị cải cách là gì.
 Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỉ XIX và nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ.
Giới thiệu tên tuổi các nhà cải cách lớn theo sgv trang 196 – 197.
GV: Đọc cho HS nghe 1 số đề nghị cải cách Duy Tân trong Tư liệu lịch sử 8.
- GV giải thích thêm: Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đến những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo ( dày 100 trang ) với nội dung phong phú đề cập đến những vấn đề cần tiến hành cải cách để đưa nước nhà tiến theo con đường TBCN
GV: Nói thêm theo stk trang 179.
Trong số những đề nghị,có đề nghị có thể thực hiện ngay được như thay đổi chính kiến, thay đổi quan niệm, khai thác nguồn lực của nước ta, của dân, chấn chỉnh giáo dụcnhững vấn đề này không đòi hỏi quá nhiều của, nhiều tiền mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tuy nhiên thực tế ntn=>
 Em có suy nghĩ gì về những cải cách của sĩ phu Duy Tân.
Nhận xét về những mặt tích cực và hạn chế của các cuộc cải cách
- Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong ( mô phỏng nước ngoài, khi mà điều kiện nước ta vẫn có những điểm khác biệt ).
- Nó làm cản trở sự phát triển những tiền đề mới, XH VN còn luẩn quẩn trong chế độ thuộc địa nửa PK.
Trào lưu duy tân cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì.
Tuy không được thực hiện, nhưng nó đã gây tiếng vang lớn trong XH.
Vì sao những cải cách cuối TK XIX không thực hiện được mà những đổi mới của chúng ta hôm nay lại đạt được những thành tựu rực rỡ? 
- Những đổi mới của ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước.
- XH đã có miếng đất chính trị để tiếp thu nó ( đội ngũ tri thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển KT – XH ).
- Đảng và nhà nước chủ trì đổi mới, được dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng văn minh
I. Tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
 Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu.
=> Kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng khủng hoảng trầm trọng.
- Biểu hiện:
+ Chính quyền mục ruỗng.
+ Kinh tế đình trệ.Tài chính kiệt quệ.
+Đời sống nhân dân ngày càng khốn khổ.
+ Mâu thuẫn DT, mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
=> Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX.
1. Bối cảnh:
- Đất nước ngày càng nguy khốn.
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân.
- Cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược.
2. Nội dung:
-Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội.
- Tiêu biểu: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
III. Kết cục của các đề nghị cải cách.
- Tích cực:Các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước ta lúc đó
- Hạn chế:
+Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
+Chưa xuất phát từ cơ sở trong nước.
+ Chưa giải quyết được mhững mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN lúc đó .
=> Nhà Nguyễn bảo thủ cự tuyệt không chấp nhận
* Ý nghĩa:
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.
- Thể hiện trình độ nhận thức của người VN.
- Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu duy tân đầu thế kỉ XX ở VN.
.
* Sơ kết bài học:
 Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối TK XIX ở VN còn xuất hiện trào lưu cải cách duy tân nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc. Trào lưu này xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân của 1 bộ phận sĩ phu, văn thân và 1 số quan lại, đình thần. Trong số các đề nghị cải cách nổi bật lên hệ thống các bản điều tràn của Nguyễn Trường Tộ. Mặc dù các đề nghị cải cách ở TK XIX không được thực hiện do có nhiều lí do chi phối nhưng nó đã phản ánh 1 nhu cầu thực tại khả quan của XH, góp phần tấn công vào những thành tựu lỗi thời, bảo thủ đang cản trở bước tiến của DT.
c) Củng cố luyện tập: 2’ 
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra cuối thế kỉ XIX?
 Cản trở nào sau đây là chủ yếu nhất dẫn đến các cải cách không thực hiện được?
 a. Điều kiện kinh tế, chính trị xã hội chưa đủ để thực hiện.
 b. Sự ngăn cấm của chính quyền đô hộ thực dân.
 c. Sự bảo thủ của triều đình phong kiến.
 d. Tất cả các lí do trên.
 - c.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà. ( 1’ )
 - Học thuộc bài.
 - Làm bài tập 2 ( sgk – 136 ).
 - Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Chính sách khai thác thuộc địa của TDP
 Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
 Làm bài tập: 1. Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước ở Việt Nam do TDP dựng lên?
 2. Các chính sách TDP thực hiện nhằm mục đích gì?
Ngày soạn: 4/4/ 2009 Ngày giảng: 6 /4: 8B
 11/ 4 : 8A
 Chương II
 XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918.
 Tiết 47. Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
 I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT 
CỦA THỰC DÂN PHÁP ( 1897 – 1914 ).
1. Mục tiêu: 
 a) Kiến thức:
 Biết được các chính sáh về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của thực dan Pháp. Qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.
 b) Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
 c) Thái độ: 
 - Thực chất của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất là TDP tăng cường bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.
 - Giáo dục các em lòng căm ghét bọn đế quốc áp bức bóc lột.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV: tài liệu tham khảo.Bản đồ liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
 - Các tranh ảnh và tư liệu lịch sử phục vụ cho bài giảng.
 b) HS: Học bài cũ, CB bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
 * Câu hỏi. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX. Trong tình hình như vậy đòi hỏi nước ta phải làm gì?
 * Đáp án: Kinh tế, xã hội VN ngày càng khủng hoả

File đính kèm:

  • docGA Su 8 ca nam.doc