Giáo án Lịch sử 9 - Võ Thị Hoa - Bài 4: Các nước Châu Á

GV: Giới thiệu châu Á trên bản đồ.

HS: quan sát SGK.

? Phong trào đấu tranh giải phong dân tộc ở châu Á từ sau chiến tranh thế giới II đến đầu những năm 50 như thế nào ?

? Tại sao giữa thế kỉ XX tình hình châu Á không ổn định ?

HS: đế quốc xâm lược,tranh chấp biên giới, khủng bố

? Những thành tựu kinh tế, xã hội của các nước châu Á như thế nào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Võ Thị Hoa - Bài 4: Các nước Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4	Ngày soạn: 08/ 09/ 2014
Tiết : 4	Ngày dạy: 10/ 09/ 2014
Bài 4. CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức 
	Học sinh nắm được :
- Những nét khái quát về tình hình các nước châu Á sau chiến tranh thế giới II.
- Sự ra đời của nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa, các giai đoạn phát triển (1945- nay).
	2. Thái độ 
Giáo dục học sinh: tinh thần đoàn kết với các nước trong khu vực để cùng nhau xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.
	3. Kỹ năng 
- Rèn cho học sinh kỹ năng: tổng hợp, phân tích vấn dề.
- Sử dụng bản đồ thế giới, châu Á.
II. Chuẩn bị
	1. Giáo viên
	- Giáo án, tranh ảnh về các nước châu Á và Trung Quốc.
	- Bản đồ về các nước châu Á.
	2. Học sinh
	- Học bài theo hướng dẫn.
	- Tìm hiểu : phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Á, Trung Quốc
	- Sưu tầm tranh ảnh khu vực Châu Á thời kì này.
III. Tiến trình dạy và học
	1. Kiểm tra bài cũ 	KIỂM TRA 15 PHÚT ( Khảo sát chất lượng đầu năm)
	A. Đề thi: 
	Câu 1. (4đ) Nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến sự sụp đổ của các nước XHCN ở 	Liên Xô và Đông Âu ?
	Câu 2. (6đ) Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống 	thuộc địa các nước Á, Phi, Mĩ la - tinh trải qua những giai đoạn lịch sử nào ? Em hãy trình bày 	vắn tắt những sự kiện nỗi bật của mỗi giai đoạn ?
B. Đáp án: 
	Câu 1. (4đ) Nguyên nhân sụp đổ của các nước Liên Xô và Đông Âu:
µ Chủ quan:(2đ)
	-Mô hình CNXH có nhiều khuyết tật, trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chậm cải tổ, cải 	cách, chủ quan, quan liệu.
	- Khi tiến hành cải tổ không thành công, do bị động, thiếu chuẩn bị dẫn đến Đảng Cộng Sản 	mất quyền lãnh đạo → Đa đảng, đa nguyên về chính trị.
µ Khách quan:(2đ)
 - Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực chống CNXH, đứng đầu là Mĩ. 
 => Đây là sự tổn thất nặng của phong trào cách mạng thế giới.
	Câu 2. (6đ) 
µ Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa 	các nước Á, Phi, Mĩ la tinh trải qua những 3 giai đoạn :(1,5đ)
- Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.(0,5đ)
- Giai đoạn giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.(0,5đ)
- Giai đoạn giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.(0,5đ)
µ Trình bày vắn tắt sự kiện nổi bật:(4.5 đ)
Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.(1.5đ)
	- Phong trào khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa giành 	chính quyền và tuyên bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam 	(2/9/1945), Lào (12/10/1945).
	- Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á, Bắc Phi như: Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri...
	- Năm 1960 là "Năm Châu Phi" với 17 nước giành độc lập.
	-Ngày 1/1/1959 cách mạng thắng lợi Cu- ba.
→ Đến những năm 60/XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản đã bị sụp đổ.
Giai đoạn giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.(1.5đ)
	Đầu những năm 60, nhân dân một số nước Châu phi giành độc lập từ tay Bồ Đào Nha: 
	- Năm 1974:Ghi-nê Bit-xao
	-Tháng 6-1975: Mô-dăm-bích.
	-Tháng 11-1975: Ăng-gô-la.
Giai đoạn giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.(1.5đ)
	* Chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (Chủ nghĩa A-pác-thai) 
	 Phong trào điển hình:
	-1980: Rô-đê-di-a (Dim-ba-bu-ê)
	-1990 Tây Nam Phi (Na-mi-bi-a)
	-1993: Cộng hoà Nam Phi.
	→hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn.
	2. Giới thiệu bài mới
	Châu Á là lục địa rộng lớn nhất và dân số đông nhất trong các châu lục. Sau chiến tranh thế 	giới II đến nay, châu Á có nhiều biến đổi sâu sắc. Các nước châu Á đang cố gắng vươn lên 	trong thế kỉ XXI…
	3. Bài mới 
I/ Tình hình chung
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình chung của các nước Châu Á.
GV: Giới thiệu châu Á trên bản đồ.
HS: quan sát SGK.
? Phong trào đấu tranh giải phong dân tộc ở châu Á từ sau chiến tranh thế giới II đến đầu những năm 50 như thế nào ?
? Tại sao giữa thế kỉ XX tình hình châu Á không ổn định ? 
HS: đế quốc xâm lược,tranh chấp biên giới, khủng bố…
? Những thành tựu kinh tế, xã hội của các nước châu Á như thế nào ?
GV phân tích: sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóngà “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á” 
- Sau CTTG2 cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ à lan khắp châu lục.
- Cuối những năm 50: phần lớn các nước giành độc lập: Inđônêsia, Ấn Độ, Trung Quốc…
- Nữa sau thế kỉ XX tình hình châu Á không ổn định.
 	ØCác đế quốc xâm lược các nước Đông Nam Á, Tây Á.
	ØXung đột trang chấp biên giới, khủng bố đẫm máu…
- Các nước phát triển nhanh về kinh tế: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ấn Độ là trường hợp tiêu biểu.
II/ Trung Quốc
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đất nước Trung Quốc từ 1945 đến nay.
HS: lên bảng giới thiệu và xác định Trung Quốc trên bản đồ.
GV: Trung Quốc: Diện tích: 9, 5 triệu km2
	Dân số: 1,3 tỷ người
GV- HS: QS hình 5 – SGK, tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời hoạt động của Mao Trạch Đông.
? Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa gì ?
HS: QS lược đồ 6- SGK, xác định vị trí của các nước CHND Trung Hoa sau ngày độc lập. 
GV: phân tích rõ ý CNXH trở thành một hệ thống trên thế giới. 
HS: Liên hệ cách mạng Việt Nam.
Hoạt động 3. Tìm hiểu công cuộc cải cách – mở cửa ( 1978 – nay)
GV: yêu cầu HS đọc SGK mục 4
? Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa từ bao giờ ? Nội dung của đường lối đó ? 
? Từ những thành tựu to lớn về kinh tế của Trung Quốc trong thời kì đổi mới.
GV: Liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam.
GV nhấn mạnh : Hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế ổn định cao vào bậc nhất thế giới.
1. Sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
- Ngày 1/10/1949: nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời.
-Ý nghĩa lịch sử: kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
2. Công cuộc cải cách – mở cửa ( 1978 – nay)
- Tháng 12/1978 đề ra đường lối mới: 
Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, cải cách mở cửa nhằm hiện đại hóa đất nước.
- Thành tựu :
+ Kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới: 9.6 % /năm.
+ Đời sống nhân được nâng cao.
- Đối ngoại: cải thiện quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ quyền Hồng Công (1997) và Ma Cao ( 1999). Địa vị Trung Quốc được nâng cao trên tường quốc tế.
	4. Củng cố 
Những nét nỗi bật của châu Á từ 1945 – nay ?
Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ?
Nêu những thnh tựu của công cuộc cải cách, mở của ở Trung Hoa 1945 đến nay ?
Trình bày ý nghĩa của thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI ?
( Gợi ý: thắng lợi lịch sử, làm thay đổi bộ mặt đất nước, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế. Tạo cơ sở vững chắc để đất nước Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.)
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
	- Học bài theo các câu hỏi phần củng cố.
	- Chuẩn bị bi mới:ØTìm hiểu tình hình chung của các nước Đông Nam Á.
	 ØTìm hiểu về tổ chc ASEAN.
IV. Rút kinh nghiệm 
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….....

File đính kèm:

  • docTUAN 4 SU9 TIET42014 2015.doc
Giáo án liên quan