Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 31, Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

-HS: Nghiên cứu mục 1 (SGK)

-GV: Những bằng chứng thể hiện TD Pháp bội ước HĐ Sơ bộ và bản Tạm ước với ta ?

-HS: Trả lời

-GV nhận xét bổ sung:

 +20/11/1946: Quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn

 +Tại HN: Từ tháng 12, TD P liên tiếp gây ra các cuộc xung đột vũ trang ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm Bộ Tài chính, gây xung đột, đổ máu ở Cầu Long Biên, phố Hàng Bún. Ngày 18/12/1946: Chúng gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán LL tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng

-GV: Những hành vi của TD Pháp chứng tỏ điều gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 31, Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 
Tiết : 31 
Bài 25 NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946 - 1950) (SGK 103)
Ngày soạn: 19/02/2014
Ngày dạy: 25/02/2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
a. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/1946): 
Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ: 
- Sau khi ký Hiệp định sơ bộ và Tạm ước, Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội.
- Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư, buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ.
- Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc- Thị xã Hà Đông (18- 19/12/1946), quyết định kháng chiến chống Pháp.
- Tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta: 
- Các văn kiện thể hiện đường lối kháng chiến:
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh. 
- Nội dung đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn điện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
* Kháng chiến toàn dân là tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
* Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận: Quân sự, kinh tế, ngoại giao… 
b. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16: 
- Tại Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, phố Hàng Bông… Đến đêm 17/2/1947, Trung đoàn thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi Hà Nội về căn cứ an toàn.
- Tại các tành phố khác: Nam Định, Huế, Đà Nẵng… quân ta tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch.
- Ý nghĩa: Ta đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến quân của địch, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng p/tích, n/ định, đ/ giá những h/ động của ta và địch ở g/đoạn đầu của cuộc k/c
- sử dụng tranh ảnh, bản đồ.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần c/m, niềm tin vào sự l/ đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: 1’
 2. KTBC: 3’ 
 Câu 1 : Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 có n/d?
Câu 2 : Tại sao ta chủ trương kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước với Pháp ? 
 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài phần đầu trong SGK để đi vào bài mới 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
19’
HĐ 1: Cuộc k/c toàn quốc chống TD P xâm lược bùng nổ: (19/12/1946)
-HS: Nghiên cứu mục 1 (SGK)
-GV: Những bằng chứng thể hiện TD Pháp bội ước HĐ Sơ bộ và bản Tạm ước với ta ?
-HS: Trả lời
-GV nhận xét bổ sung:
 +20/11/1946: Quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn
 +Tại HN: Từ tháng 12, TD P liên tiếp gây ra các cuộc xung đột vũ trang ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm Bộ Tài chính, gây xung đột, đổ máu ở Cầu Long Biên, phố Hàng Bún. Ngày 18/12/1946: Chúng gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán LL tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng
-GV: Những hành vi của TD Pháp chứng tỏ điều gì?
( Âm mưu của TD P là quyết tâm cướp nước ta 1 lần nữa, kẻ gây ra chiến tranh là TD Pháp )
-HS thảo luận nhóm với ND: Trước âm mưu của TD P, Đảng ta có quốc sách gì đối phó?
-HS: Đại diện nhóm trình bày
-GV bổ sung, kết luận:à Việc TD P gửi tối hậu thư đặt n/d ta trước 2 con đường lựa chọn: hoặc đầu hàng hoặc chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được. Đảng ta đã họp Ban thường vụ TW. Ngày 18, 19/12/1946: Phát động toàn quốc k/c
-HS: Đọc đoạn trích: “Lời kêu gọi toàn quốc k/c”
-GV: Hãy nêu ND lời kêu gọi?
-GV nói thêm: Khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc k/c của nhân dân ta
I. Cuộc k/c toàn quốc chống TD P xâm lược bùng nổ: (19/12/1946)
 1.Kháng chiến bùng nổ:
 +Hành động của Pháp : Đánh chiếm HP, LS, gây xung đột ở HN, gửi tối hậu thư cho CP ta.
+Biện pháp của ta:
 - Ban thường vụ TW Đảng họp phát động toàn quốc k/c (18-19/12/1946)
 -19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”
-GV: Đường lối k/c chống TDP thể hiện trong những văn kiện và tác phẩm nào, của ai, ND?
-HS: Trả lời
Em hãy giải thích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?. Vì sao ta phải chiến đấu lâu dài và tự lực cánh sinh?
*Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 
+ Kháng chiến toàn dân biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu với mọi vũ khí trong tay, chủ yếu là lược lượng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, quân du kích).
+ Kháng chiến toàn diện diễn ra trên các mặt trận (quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao) nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự.
+ Trường kì: Kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc vừa xây dựng phát triển lực lượng.
+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
* Ta phải chiến đấu lâu dài vì: 
+ Địch thực hiện âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh. Để phá sản âm mưu đó, ta phải đánh lâu dài.
+ So sánh lực lượng giữa ta và địch lúc đầu chênh lệch: địch mạnh hơn ta cả về quân sự lẫn kinh tế.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ta càng đánh càng mạnh.
* Tự lực cánh sinh: vì lúc đầu ta bị bao vây, cô lập chưa có sự giúp đỡ của bên ngoài, mặt khác cuộc kháng chiến của ta phải do chính ta thực hiện là chính.
2. Đường lối k/c chống TD Pháp của ta:
*Đường lối kháng chiến chống Thực dân Pháp của Đảng ta là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 
18’
HĐ 2: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16:
-GV giới thiệu: Cuộc chiến đấu toàn quốc trong những ngày đầu, ta chủ động tiến công quân P ở HN và các đô thị lớn đặc biệt là ở HN
-GV: Tại HN cuộc chiến đấu diễn ra ntn, kết quả ra sao ?
 ? trình dày diễn biến, ý nghĩa cuộc chiến đấu ở các đô thị?
-GV: Giới thiệu 1 số h/a cuộc chiến đấu ở HN và các đô thị, Kết luận
II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16:
a/ Tại Hà Nội: 
 -Khẩu hiệu:”Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
 - Cuộc chiến diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Hàng Bông…
b/ Tại các đô thị: 
 -Ta chủ động tấn công, tiêu diệt địch
 èGiam chân địch, làm giảm bước tiến của chúng tạo điều kiện cho Đảng, rút về căn cứ chuẩn bị cho cuộc K/c lâu dài
III. (không dạy)
4. Củng cố: (3’)
- Âm mưu của TD P và chủ trương k/c của ta ?- ND đường lối của ta ?
- Diễn biến và ý nghĩa của cuộc chiến đấu trong các đô thị ?
Câu 1: Cuộc chiến đấu mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc diễn ra ở:
A. Hà Nội 	B. Sài Gòn 	C. Nam Định 	D. Hải Phòng
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày:
A. 18 -12- 1946 	B. 19 -12- 1946 	 C. 20 -12- 1946	D. 21 -12- 1946
Câu 3: Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta là:
A. Toàn dân, toàn diện B. Trường kì , tự lực cánh sinh C. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Cả ba ý trên.
Câu 4: Nguyên nhân làm bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta chống Thực dân Pháp xâm lược là:
A. Thực dân pháp đang suy yếu B. Thực dân Pháp bội ước C. Do hành động ngang ngược của Tưởng D. Do hành động ngang ngược của bè lũ tay sai.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chiến dịch Việt Bắc năm 1947
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc26-31.doc
Giáo án liên quan