Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 28, Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

HS: Đọc mục 1 (SGK/92)

-GV: Cơ hội “ngàn năm có 1 để nhân dân ta giành được”?

-HS: Trả lời

-GV: Nhấn mạnh điều kiện TG và trong nước lúc bấy giờ:

 PX Đức đã bị tiêu diệt (5/1975), PX Nhật đầu hàng Đồng minh 8/1945, quân Nhật ở Đông Dương hoàn toàn bị rệu rã, CP tay sai Nhật Trần Trọng Kim hoang mang đến cực dộ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 28, Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24
Tiết : 28 
Bài : 23 TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Ngày soạn: 11/02/2014
 Ngày dạy: 12/02/2014
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Làm cho HS nắm được:
a. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố: 
Tình hình thế giới: 
- Ở châu Âu: Phát xít Đức bị đánh bại.
- Ở châu Á: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945).
Trong nước: 
- Quân Nhật hoang mang, dao động cực độ,.
- Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (Tuyên Quang- từ ngày 14- 15/8/1945), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta.
- Đại hội quốc dân Tân Trào họp (16/8), tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư kêu gọi toàn dân khởi nghĩa. 
b. Giành chính quyền ở Hà Nội: 
- Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng rất sôi động. Các đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động khắp thành phố.
- Ngày 15/8, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở ba rạp hát trong thành phố. 
- Ngày 16/8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi.
- Ngày 19/8, mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
c. Giành chính quyền trong cả nước: 
- Từ ngày 14 đến ngày 18/8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).
- Đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
d. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám: 
Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật- Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với thế giới: Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
Nguyên nhân thành công:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ thì được mọi người hưởng ứng.
- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Có điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng Minh đánh bại phát xít Đức- Nhật. 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện khả năng sử dụng tranh ảnh LS - Tường thuật diễn biến C/m - Tập phân tích, đánh giá sự kiện LS.
3. Thái độ: 
- Giáo dục Hs lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ HCM, niềm tin vào sự thắng lợi của C/m và sự tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: +Lược đồ tổng khởi nghĩa T 8/1945 - Ảnh cuộc mit tinh tại Nhà Hát Lớn Hà Nội (19/8/1945)- Ảnh CT HCM đọc tuyên ngôn độc lập 2/9/1945- Các tài liệu liên quan 
- HS: + Đọc trước bài mới.
2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan, tường thuật…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp:1’
 2.KT Bài cũ: 3’
 Câu 1: Tại sao Nhật đảo chính Pháp? Chủ trương của Đảng ta khi Nhật đảo chính Pháp?
 Câu 2 : Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước? tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước?
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu bài theo sách giáo khoa, để đi vào bài mới.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
10’
HĐ 1:
-HS: Đọc mục 1 (SGK/92)
-GV: Cơ hội “ngàn năm có 1 để nhân dân ta giành được”?
-HS: Trả lời
-GV: Nhấn mạnh điều kiện TG và trong nước lúc bấy giờ:
 PX Đức đã bị tiêu diệt (5/1975), PX Nhật đầu hàng Đồng minh 8/1945, quân Nhật ở Đông Dương hoàn toàn bị rệu rã, CP tay sai Nhật Trần Trọng Kim hoang mang đến cực dộ.
-GV: Khi thời cơ đến Đảng ta và CPhủ đã có những quyết định gì?
-HS: Trả lời
-GV: Giải thích thêm:
 + Hội nghị toàn quốc của Đảng 15-15/8/1945 quyết định tổnh khởi nghĩa. (Hội nghị tại Tân Trào)
 + Quốc Dân đại hội tại Tân Trào 16/8/1945
 Thư của CT HCM (GV đọc 1 đoạn) trong lời hiệu triệu của tổng bộ Việt Minh
-HS: Thảo luận nhóm nhỏ: Đảng ta ban hành lệnh tổng khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
-HS:Trong hoàn cảnh thời cơ C/m đã xuất hiện, chín muồi
-GV: Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng?
-HS: Trả lời: (Chủ trương sáng suốt, kịp thời)
I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố:
a/Hoàn cảnh:
 -Thế giới: hết sức thuận lợi: Ở châu Âu Sự tan rã của PX Đức và ở châu Á sự đầu hàng vô điều kiện của PX Nhật
 - Trong nước: Quân Nhật hoang mang, quần chúng nhân dân đã sẵn sàng-thời cơ cách mạng đã đến 
 b/.Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố: 
 + Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào 14-15/8/1945 phát động tổng khởi nghía trong cả nứơc
 + Đ/hội Quốc dân (16/8) thông qua quyết định tổng K/n
 +Thành lập uỷ ban giải phóng dân tộc, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca 
10’
HĐ 2:
-HS: Đọc mục 2 (SGK/92)
-GV: Nêu điều kiện thuận lợi cho K/n nổ ra ở Hà Nội? Không khí C/m ở Hà Nội (SGK)
-GV khẳng định: đ/ k thuận lợi cho HN K/n đã có
-HS: Đọc đoạn in nghiêng SGK
-GV: Dùng tài liệu miêu tả, tường thuật lại d.biến K/n giành C/q ở Hà Nôị (19/8)
-HS: Quan sát h39 (SGK)
-GV: Em hãy nêu ý nghĩa của sự kiện K/n thắng lợi ở HN?
-HS: Trả lời:( cổ vũ cả nước làm cho kẻ thù hoang mang, lo sợ)
II. Giành chính quyền ở Hà Nội:
 a/Diễn biến: 19/8/1945. (sgk)
 b/ Ý nghĩa: Tác động lớn đến k/n giành chính quyền trong cả nước.
10’
HĐ 3:
-HS: Đọc mục 3 (SGK/94)
-GV: Dùng lược đồ: ngay từ những ngày đầu tháng 8, K/khí gấp rút chuẩn bị K/n đã sôi sục trong cả nước- Từ 14-18/8 nhiều xã, huyện ở 1 số Tỉnh đã chớp thời cơ giành C/q trong đó có 4 tỉnh sớm nhất… 
-GV: Minh hoạ thêm K/n ở Huế và Sài Gòn 
-GV: Em hãy rút ra nhận xét về LL tham gia, D/b của cuộc tổng K/n CM T8?
-HS: Trả lời
-GV: Tổng K/n T8 thành công nhanh chóng (15 ngày) trong đó K/n thắnh lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa q/định đối với thắng lợi cả nước
 LL: toàn dân tham gia xuống đường, bao gồm cả LL ctrị và LL vũ trang trong đó LL Ctrị của quần chúng là chủ yếu
-GV: Vì sao nói: Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa q/đ?
-HS: Trả lời
-GV: Chốt lại
-GV: Dùng t/liệu sự kiện và h40 miêu tả, tường thuật: CT HCM đọc tuyên ngôn độc lập
III/Giành chính quyền trong cả nước:
- 14-18/8/1945 có 4 tỉnh giành C/q: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
-23/8 Huế giành C/q
-25/8 Sài Gòn …
-28/8 các Tỉnh còn lại…
-30/8 Vua Bảo Đại thoái vị
-2/9 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dcch
7’
HĐ 4:
- HS: Đọc thầm SGK và thảo luận cặp ND:
 + Ý nghĩa LS
 + Nguyên nhân thắng lợi
-GV: Gợi ý nguyên nhân thắng lợi có NN k/quan, c/quan, ý nghĩa: đ/v dân tộc và đ/v TG 
-GV: Sự lãnh đạo của Đảng: kịp thời, sáng tạo thể hiện ở những điểm nào?
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945:
a. Ý nghĩa: (SGK)
 - Đối với dân tộc:
 - Đối với TG: 
b. Nguyên nhân thắng lợi: (SGK)
 - Chủ quan:
 - Khách quan:
 4. Củng cố: 3’
 - Lệnh Tổng K/n ban bố trong hoàn cảnh nào?
 - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa LS của CM T8?
 - Em có nhận xét gì về LL, diễn biến của cuộc tổng K/n?
 5. Hướng dẫn về nhà:1’
 - Lập niên biểu các sự kiện chính trong C/m T8 theo mẫu (Thời gian, sự kiện)
 - Học bài cũ và trả lời câu hỏi trong SGK
 - Chuẩn bị bài mới:
 + Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cm T8
 + Tìm tài liệu có liên quan
* Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc24-28.doc