Giáo án Lịch sử 8 - Võ Thị Hoa - Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX

? thực dân Anh đẩy mạnh quá trình xâm lược Ấn Độ như thế nào? Kết quả ra sao?

HS suy nghĩ trả lời

GV: Hướng dẫn và giúp HS phân tích số liệu trong bảng thống kê SGK tr.56

Qua đó giúp HS phân tích chính sách vơ vét tài nguyên, lương thực, tăng thuế, thủ đoạn thâm độc

? chính sách đố để lại hậu quả gì cho nhân dân Ấn Độ? HS suy nghĩ trả lời.

GV: trích lời của viên toàn quyền Anh: “ Xương người thợ dệt vải phủ đầy các cánh đồng Ấn Độ”

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Võ Thị Hoa - Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 28/09/2014
 Ngày dạy: 30/09/2014
Tuần: 7
Tiết: 14
CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
BÀI 9. ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được : 
	- Sự xâm lược của thực dân Anh đối với Ấn Độ.
	- Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ hoạt động của Đảng Quốc Đại.
2. Thái độ: 
- Giáo dục HS lòng căm thù chủ nghĩa thực dân Anh.
- Biểu lộ cảm thông và khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống CNĐQ.
3. Kĩ năng: Biết đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, lập bảng niên biểu.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ bài tập trắc nghiệm 
2. Học sinh: Học bài, đọc SGK, soạn bài theo yêu cầu của GV
III. Tiến trình Dạy và Học 
	1. Kiểm tra bài cũ: GV viết lên bảng phụ – HS trả lời vào giấy 
	 Câu 1. Sản xuất máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh từ:
	A.đầu thế kỉ XVIII.	B. nữa sau thế kỉ XVIII.
	C. giữa thế kỉ XVIII.	D. đầu thế kỉ XIX.
 	Câu 2. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội thế kỉ XVIII- XIX là
	A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Hê – ghen và Phoi – ơ – bách.
	B. thuyết chính trị kinh tế học tư sản ở Anh.
	C. học thuyết Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
	D. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ang ghen đề xướng.
	Câu 3. Thuyết tiến hoá và di truyền của Đác – uyn có tác dụng gì?
	A. làm sáng tỏ và sâu sắc hơn một loạt các vấn đề khoa học.
	B. đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
	C. chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
	D. chứng tỏ rằng, vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật
	Câu 4. Mặt trái của nền sản xuất công nghiệp?
	A. Gây ô nhiểm môi trường .
	B. Gây nên sự lười biếng trong lao động.
	C. Không thúc đẩy xã hội phát triển.
	D. Khẳng định vai trò của chuá.
	Câu 5. Cách mạng Nga 1905 – 1907 có ý nghĩa lịch sử to lớn như thế nào? 
	A. Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của Nga Hoàng và TS
B. Khẳng định sự phát triển của tư sản.
C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
D. A và C đúng
	* Đáp án và biểu điểm:
	- Mỗi câu trả lời đúng đạt 2 đ gọi 7 em chấm lấy điểm miệng.	
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
D
B
A
D
2. Giới thiệu bài mới:
	 Từ thế kỉ XVI các nước phương Tây đã nhòm ngó xâm lược châu Á. Thực dân Anh đã tiến hành xâm lược An Độ như thế nào ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh phát triển ra sao ? chúng ta tìm hiểu nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh
? thực dân Anh đẩy mạnh quá trình xâm lược Ấn Độ như thế nào? Kết quả ra sao?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Hướng dẫn và giúp HS phân tích số liệu trong bảng thống kê SGK tr.56
Qua đó giúp HS phân tích chính sách vơ vét tài nguyên, lương thực, tăng thuế, thủ đoạn thâm độc
? chính sách đố để lại hậu quả gì cho nhân dân Ấn Độ? HS suy nghĩ trả lời.
GV: trích lời của viên toàn quyền Anh: “ Xương người thợ dệt vải phủ đầy các cánh đồng Ấn Độ”
Hoạt động 2. Tìm hiểu phong trào đấu tranh giải phong dân tộc của nhân dân Ấn Độ
GV chuyển ý: Nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ?
HS: Đọc SGK 
? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa Xi- Pay? 
HS: Dựa vào SGK trả lời.
? Phong trào cuối XIX đầu XX ở Ấn Độ ? 
GV gợi ý: HS hiểu được vai trò tích cực, mục tiêu thành lập của Đảng Quốc Đại.
GVKL: Khởi nghĩa Bom-bay là sự kiện quan trọng nhất, là cuộc đấu tranh lớn nhất chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ.
GV: cho HS thảo luận theo bàn 2 phút
 Theo em nguyên nhân thất bại của phong trào ? 
HS: trả lời 
GVKL: Từ giữa TK XIX – đầu TK XX, phong trào phát triển mạnh mẽ, tuy thất bại, nhưng phong trào đã đạt nền móng cho thắng lợi sau này…
I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN ANH
- Đến năm 1829 Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.
+ Chính trị: “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
+ Kinh tế: bóc lột, kìm hảm kinh tế
- Hậu quả:
+ Đất nước thì lạc hậu
+ Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ
a. Khởi nghĩa Xi – pay:
- Khởi nghĩa Xi-pay( 1857 – 1859) : tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ, chống chủ nghĩa thực dân, giai phóng dân tộc
b. Phong trào cuối XIX đầu XX:
- Năm 1885 thành lập Đảng Quốc Đại, chính Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ, đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế ở Ấn Độ.
- Khởi nghĩa Bom-bay 1908 – đỉnh cao của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX
c. Nguyên nhân thất bại:
- Do sự đàn áp chia rẻ của thực dân Anh.
- Các phong trào chưa có sự thống nhất, liên kết, chưa có đường lối đúng đắn.
	4. Củng cố: 
 	 - GV cho HS củng cố lại nội dung cơ bản của bài học:
	+ Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ ?
	+ Đảng Quốc Đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì ?
	+ Em hãy tóm tắt các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ ? 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
	- Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
Thời gian
Sự kiện chính
1857 - 1859
Khởi nghĩa Xi- pay, tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ, chống CNTD, giai phóng dân tộc
1885
Đảng Quốc Đại thành lập ,Chính Đảng của giai cấp TS Ấn Độ, đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế ở Ấn Độ
7- 1908
Khởi nghĩa Bom Bay,đỉnh cao của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX
	- Soạn bài: Trình bày nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc ?
IV. Rút kinh nghiệm 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTUAN 7 SU 8 TIET 14 2014 2015.doc
Giáo án liên quan