Giáo án Lịch sử 8 tiết 44: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Phần I( 3đ): Chọn đáp án đúng:

 Câu 1: Tình hình của xã hội Việt Nam cuối TK XIX ?

A. Ổn định B. Không ổn định

C. Xảy ra nội chiến D. Khủng hoảng trầm trọng

 Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ dữ dội của các cuộc khởi nghĩa của nông dân?

A. Đời sống nhân vô cùng khó khăn.

B. Nhà Nguyễn lạc hậu lỗi thời, nhu nhược, bóc lột đàn áp nhân dân. Bọn thực dân Pháp thì ráo riết xâm lược toàn bộ nước ta.

C. Trả thù.

D. Đánh đuổi pháp.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tiết 44: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Vũ Thị Hảo
THCS: Tân Ước – Thanh Oai
Ngày soạn: 8/3/2015 
Chủ đề: Tiết 44. Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
 A. MỤC TIÊU:
 - Nắm được những nét cơ bản của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam những năm nửa sau thế kỉ XIX . Thấy được đó là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc, là nền tảng cho những trào lưu cải cách duy tân sau này.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức
 - Học sinh nhận thấy nét chính của trào lưu đòi cải cách kinh tế, xã hội ở Việt Nam những năm nửa sau thế kỉ XIX 
 - Hiểu những nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân và nguyên nhân chủ yếu khiến cho trào lưu này không thực hiện được.
 2.Thái độ
 - Nhận ra được đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một góc độ truyền thống yêu nước của dân tộc.
 - Khâm phục sự dũng cảm, cương trực của các nhà duy tân ở Việt Nam.
 - Biết trân trọng, tìm ra được những giá trị đích thực về tư tưởng trí tuệ của con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai. 
 2. Kĩ năng
 - Rèn kỹ năng nghiên cứu tài liệu; kỹ năng thu thập, phân tích, đánh giá, xử lý thông tin.
 - Kỹ năng tự rút ra bài học.
 - Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin.
 - Kỹ hoạt động nhóm, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống.
ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI:
 - Năng lực phân tích, đánh giá, xử lý thông tin.
 - Năng lực hợp tác.
 - Năng thuyết trình.
 - Năng lực nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
 - Năng lực thẩm mĩ.
 - Năng lực giao tiếp.
 - Năng lực sử dụng lược đồ.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ TƯ DUY:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Nhận biết được tình hình của xã hội Việt Nam nửa sau TK XIX
Chỉ ra được cụ thể những biểu hiện của tình hình ấy.
Lý giải được vì sao các PTKNND bùng nổ dữ dội
Lý giải được con đường tất yếu của lịch sử VN lúc bấy giờ.
Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
Nhận biết được ý tưởng mục đích của các nhà cải cách. 
Hiểu được nội dung của các đề nghị cải cách ấy
So sánh các nhân vật lịch sử
Thuyết minh đánh giá về nhân vật lịch sử
Kết cục của các đề nghị cải 
cách
Nhận biết được các đề nghị cải cách không được thực hiện
Hiểu được mặt tích cực mặt hạn chế của đề nghị cải cách 
Đánh giá được ý nghĩa của trào lưu này với VN
Liên hệ được với công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay.
Câu hỏi nhận biết:
 Câu 1: Tình hình của xã hội Việt Nam cuối TK XIX ?
A. Ổn định B. Không ổn định
C. Xảy ra nội chiến D. Khủng hoảng trầm trọng
 Đáp án
- Mức độ tối đa: Đáp án D 
- Mức độ không đạt: Trả lời đáp án A, B, C hoặc không trả lời.
 Câu 2: Ý tưởng và mục đích của các nhà cải cách?
A. Làm giàu cho cá nhân B.Yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh C. Phản bội triều đình D.Gây hại cho quốc gia, dân tộc.
 Đáp án:
 - Mức độ tối đa: Đáp án B 
 - Mức độ không đạt: Trả lời đáp án A, C,D hoặc không trả lời.
 Câu 3: Các đề nghị cải cách
A. Được thực hiện B. Được triều đình ca ngợi
C. Bị phản đối D. Không được thực hiện 
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án B 
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án A, C,D hoặc không trả lời.
Câu hỏi thông hiểu:
 Câu 1: Tình hình Việt Nam khủng hoảng trầm trọng như thế nào?
A. Kinh tế đình trệ 
B. Chính trị rối ren, bộ máy nhà nước mục ruỗng
C. Xã hội mâu thuẫn gay gắt, đời sống nhân khó khăn 
D. Kinh tế, chính trị, xã hội phát triển theo đúng mong muốn của triều đình
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án A,B,C
 Mức độ không tối đa: Trả lời không đủ 3 đáp án đúng 
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án D hoặc không trả lời.
 Câu 2: Các đề nghị cải cách có nội dung gì?
A. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, giáo dục, văn hóa của nhà nước phong kiến. 
B. Khai hoang, khai mỏ, buôn bán.
C. Phát triển thương nghiệp. 
D. Khai thông dân trí.
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án A
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án B, C, D hoặc không trả lời.
 Câu 3: Các đề nghị cải cách có mặt tich cực là đáp ứng phần nào yêu cầu đổi mới của xã hội tuy nhiên còn có hạn chế nào?
A. Chưa xuất phát từ tình hình trong nước, rời rạc, lẻ tẻ. 
B. Chưa giải quyết được mâu thuẫn của xã hội VN lúc đó. 
C. Chưa phục vụ mục đích của giai cấp thông trị. 
D. Có lợi cho kẻ thù.
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án B
 Mức độ không tối đa: Trả lời không đủ 2 đáp án đúng 
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án C, D hoặc không trả lời.
Câu hỏi vận dụng thấp
 Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ dữ dội của các cuộc khởi nghĩa của nông dân? 
A. Đời sống nhân vô cùng khó khăn. 
B. Nhà Nguyễn lạc hậu lỗi thời, nhu nhược, bóc lột đàn áp nhân dân. Bọn thực dân Pháp thì ráo riết xâm lược toàn bộ nước ta.
C. Trả thù. 
D. Đánh đuổi pháp.
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án B
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án A, C, D hoặc không trả lời.
 Câu 2: Trong các nhà cải cách giai đoạn cuối TK XIX ai là người nổi bật nhất? 
A. Trần Đình Túc. 
B. Nguyễn Huy Tế.
C. Nguyễn Trường Tộ. 
D. Nguyễn Lộ Trạch.
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án C
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án A, B, D hoặc không trả lời.
 Câu 3: Em đánh giá như thế nào về các nhà cải cách ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX? 
A. Họ thông thái, chứng kiến được sự phồn thịnh ở Châu Âu, Châu Mĩ. 
B. Họ vì đất nước dũng cảm vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, sự nguy hiểm đến tính mạng đưa ra những đề nghị cải cách .
C. Họ bảo thủ áu trĩ. 
D. Họ nhu nhược hèn nhát.
 Đáp án:
 Mức độ tối đa: Đáp án A và B
 Mức độ không tối đa: Trả lời không đủ 2 đáp án đúng 
 Mức độ không đạt: Trả lời đáp án C, D hoặc không trả lời.
Câu hỏi vận dụng cao
 Câu 1: Lí giải cải cách duy tân là con đường tất yếu của VN cuối TK XIX?
 Đáp án: 
 Mức độ tối đa: Vì:
 + Xu thế chung của thế giới.
 + Xã hội VN cần đổi mới.
 + Những nhà duy tân là nhà Nho họ muốn duy trì chế độ phong kiến của họ
 Mức độ không đạt: Trả lời chưa chính xác những nội dung trên .
 Câu 2: Giới thiệu về Nguyễn Trường Tộ? Em có tình cảm ntn với nhân vật này?
 Đáp án: 
 Mức độ tối đa: Giới thiệu được tiểu sử và những đề xuất cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Tình cảm: yêu mến, khâm phục, trân trọng ý tưởng khát vọng của ông.
 Mức độ không đạt: Trả lời chưa chính xác những nội dung trên .
Câu 3: Từ bài học về trào lưu cải cách thế kỉ XIX không được thực hiện em có liên hệ gì với công cuộc đổi mới đang thành công của đất nước ta hiện nay?
 Đáp án: 
 Mức độ tối đa: Công cuộc đổi mới của đất nuwowcsta thành công vì nó xuất phát từ những yêu cầu thực tế trong nước, Chính trị xã hội nước ta ổn định, được nhân dân ủng hộ.
 Mức độ không đạt: Trả lời chưa chính xác những nội dung trên .
KIỂM TRA MINH HỌA CHỦ ĐỀ 
Ma trận
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Phần trắc nghiệm
Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Nhận biết được tình hình của xã hội Việt Nam nửa sau TK XIX
Lý giải được vì sao các PTKNND bùng nổ dữ dội
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
Hiểu được nội dung của các đề nghị cải cách ấy
So sánh các nhân vật lịch sử
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Kết cục của các đề nghị cải cách
Nhận biết được các đề nghị cải cách không được thực hiện
Hiểu được mặt tích cực mặt hạn chế của đề nghị cải cách 
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ:5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Tổng điểm phần TN
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 6
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Phần tự luận
Kết cục của các đề nghị cải cách
Nêu ý nghĩa của các đề nghị cải cách thế kỉ XIX
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Liên hệ mở rộng
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40%
Tổng điểm phần tự luận
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ:70%
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ:70%
Tổng
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 4
Số điểm: 8
Tỉ lệ:80%
Số câu: 6
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ BÀI
Phần I( 3đ): Chọn đáp án đúng:
 Câu 1: Tình hình của xã hội Việt Nam cuối TK XIX ?
A. Ổn định B. Không ổn định
C. Xảy ra nội chiến D. Khủng hoảng trầm trọng
 Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ dữ dội của các cuộc khởi nghĩa của nông dân? 
A. Đời sống nhân vô cùng khó khăn. 
B. Nhà Nguyễn lạc hậu lỗi thời, nhu nhược, bóc lột đàn áp nhân dân. Bọn thực dân Pháp thì ráo riết xâm lược toàn bộ nước ta.
C. Trả thù. 
D. Đánh đuổi pháp.
 Câu 3: Các đề nghị cải cách có nội dung gì?
A. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, giáo dục, văn hóa của nhà nước phong kiến. 
B. Khai hoang, khai mỏ, buôn bán.
C. Phát triển thương nghiệp. 
D. Khai thông dân trí.
 Câu 4: Trong các nhà cải cách giai đoạn cuối TK XIX ai là người nổi bật nhất? 
A. Trần Đình Túc. 
B. Nguyễn Huy Tế.
C. Nguyễn Trường Tộ. 
D. Nguyễn Lộ Trạch.
 Câu 5: Các đề nghị cải cách
A. Được thực hiện B. Được triều đình ca ngợi
C. Bị phản đối D. Không được thực hiện 
 Câu 6: Các đề nghị cải cách có mặt tich cực là đáp ứng phần nào yêu cầu đổi mới của xã hội tuy nhiên còn có hạn chế nào?
A. Chưa xuất phát từ tình hình trong nước, rời rạc, lẻ tẻ. 
B. Chưa giải quyết được mâu thuẫn của xã hội VN lúc đó. 
C. Chưa phục vụ mục đích của giai cấp thông trị. 
D. Có lợi cho kẻ thù.
Phần II(7đ): 
 Câu 1: Nêu ý nghĩa của các đề nghị cải cách thế kỉ XIX?
 Câu 2: Từ bài học về trào lưu cải cách thế kỉ XIX không được thực hiện em có liên hệ gì với công cuộc đổi mới đang thành công của đất nước ta hiện nay?
ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM
Phần I( 3đ) mỗi ý đúng: 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
A
C
D
A, B
Phần II(7đ):
 Câu 1(3đ)
Ý nghĩa các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX:
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của nhà Nguyễn.
- Thể hiện trình độ nhận thức mới của người viêt Nam.
- Chuẩn bị cho trào lưu duy tân mới ra đời ở đầu thế kỉ XX.
 Câu 2(4đ) 
Đất nước ta đã và đang thành công trong công cuộc đổi mới đất nước vì những yếu tố cơ bản sau:
Chính sách đổi mới của Đảng ta được đề ra dựa trên nhưng yêu cầu cụ thể của đất nước.
Xã hội ổn định nền chính trị vững vàng.
Các chính sách đưa ra được nhân dân ủng hộ vì phù hợp với lòng dân.
 E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
 I. Phương pháp:
 1. GV: Giao việc theo nhóm, nêu vấn đề. kết luận vấn đề, thuyết trình, vấn đáp
 2. HS: Thảo luận nhóm, suy nghĩ tư duy độc lập.
 II. Thiết bị, đồ dùng
 1. GV: giáo án, sgk, sgv, máy chiếu, phiếu thảo luận
 2. HS: Chuẩn bị bài hệ thống câu hỏi nhóm được giao, sgk, giấy khổ to, bút dạ, tư liệu trình chiếu
 III. Tiến hành thực hiện chủ đề:
 1. Ổn định lớp
 Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 Từ đầu kì 2 chúng ta đã đi tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1858 – cuối thế kỉ XIX) trong phần lịch sử Việt Nam, em thấy lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất của dân tộc ta thể hiện rất rõ qua nhiều phong trào, nhiều cuộc khởi nghĩa ở khắp mọi miền đất nước. Vậy em hay liệt kê các phong trào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đó?
 Đáp án:
Kháng chiến ở Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông, ba tỉnh miền Tây Nam kì (1858-1873).
Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì (1873-1874).
Nhân dân bắc kì kháng chiến chống pháp 1882 – 1884.
- Phong trào Cần Vương với các cuộc khởi nghĩa: KN Ba Đình, KN Bãi Sậy, kn Hương Khê
Khởi nghĩa Yên Thế, phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Phát triển năng lực
I/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Các em thân mến không chỉ kháng chiến, hay khởi nghĩa võ trang mới biểu hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm, biểu hiện truyền thống yêu nước mà còn có nhiều hình thức đấu tranh yêu nước, chống giặc khác nữa các em ạ. Vậy đó là hình thức thể hiện nào? Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu thêm bài học mới để hiểu thêm về vấn đề này nhé.
- Nghe 
II/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Yêu cầu học sinh đọc phần I
- Yêu cầu Nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị ở nhà.
- Giáo viên định hướng h.s khai thác sâu thêm.
? Vì sao nền k.t, tài chính lại đình trệ cạn kiệt như vậy?
(Chỉ lo bóc lột, đàn áp nd phục vụ cho đ.s xa hoaphục vụ những đòi hỏi của P, ko chăm lo PT k.t)
? Trong XH VN lúc nào có những M.thuẫn cơ bản nào?
? Bạn có tư liệu gì về các cuộc KNND ko?
(s.dụng máy chiếu để q.sát lược đồ)
? Nguyên nhân nào khiến nông dân nổi dậy?
(Do mâu thuẫn với triều đình, trước nguy cơ P âm mưu xl toàn VN mà triều đình ko lo chống P, bảo thủ lỗi thời, đàn áp bốc lột nd,)
? KN nổ ra dữ dội làm đất nước rối ren vậy con đường phù hợp nhất để giải quyết tình hình đó ko vsao?
- Giáo viên biểu dương, kết luận.
Chuyển ý: Vậy cải cách, duy tân là gì? Con đường ấy các nhà yêu nước VN sẽ thực hiện ra sao?
- Yêu cầu nhóm 2 trình bày nội dung chuẩn bị.
 - Giáo viên định hướng h.s khai thác sâu thêm.
? Các đề nghị cải cách có chính dáng ko? Vsao?
(Có vì đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, thể hiện lòng yêu nước)
? Đánh giá ntn về các chủ trương cải cách này?
(Tiến bộ, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực)
? Tại sao yêu cầu mở cửa biển?
(PT kinh tế)
? Ai là nhà cải cách nổi bật nhất trong gđ này? Bạn hiểu gì về họ?
(M.chiếu thuyết minh về NT.Tộ)?
- Giáo viên biểu dương, kết luận.
Chuyển ý: Vậy cải cách, duy tân này liệu có thành hiện thực hay không, có đem lại lợi ích cho quốc gia ko? 
- GV gợi ý:
? Tại sao các đề nghị cải cách này có nhiều hạn chế?
(Học tập và áp dụng máy móc ko phù hợp. những nhà tư tưởng VN còn hạn chế về nhận thức)
? Bạn có biết câu nói nào của vua Tự Đức thể hiện sự bảo thủ ấu trĩ của nhà nước phong kiến ko?
(“Nguyễn Trường Tộ quá tin vào  quốc gia rồi”)
? Tại sao nới những đề nghị cải cách này cho thấy trình độ nhận thức mới của người VN?
(Người VN với chế độ PK lạc hậu suốt đời sống bế tắc ko được nhìn ra thế giới.ko học tập được những cái tiến -> gđ này các đề nghị cải cách chính là sự h. tập của TG. C.tỏ nhận thức của người VN đã tiến bộ.)
? Bạn biết gì về những nhà duy tân ở TK XX?
- Giáo viên biểu dương, kết luận: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu đầy đủ nội dung bài học hôm nay -> luyện tập
- Học sinh đọc
- Đại diện nhóm 1 trình bày.
- 2 nhóm nhận xét bổ xung.
- 2 nhóm Đặt vấn đề để nhóm 1 giải quyết
- Học sinh đọc
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
- 2 nhóm nhận xét bổ xung.
- 2 nhóm Đặt vấn đề để nhóm 2 giải quyết
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
- 2 nhóm nhận xét bổ xung.
- 2 nhóm Đặt vấn đề để nhóm 3 giải quyết
I. Tình hình Việt nam nửa cuối thế kỉ XIX:
1. Khái chung: 
Những năm 60 thế kỉ XIX, nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
2. Cụ thể:
* Chính trị:
- Thực dân P ráo riết thực hiện xâm lược toàn bộ VN.
- Bộ mây nhà nước phong kiến mục ruỗng từ TW đến địa phương.
- Nhà Nguyễn thực hiện nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu.
* Kinh tế: 
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.
- Tài chính cạn kiệt.
* Xã hội:
- Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Các phong trào KNND bùng nổ dữ dội
-> Tình hình rối ren
=> Cần cải cách duy tân
II. Những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK XIX.
1. Bối cảnh: đất nước ngày 1 nguy khốn.
2. Mục đích đề nghị cải cách:
- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
- Muốn đất nước giàu mạnh đủ sức đương đầu với kẻ thù.
- Những người đề xướng: sĩ phi, quan lại yêu nước.
3. Nội dung đề nghị cải cách: 
- Nội dung: Đổi mới nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục
- Cụ thể: 
Thời gian
Người đề xướng
Nội dung đề nghị cải cách
1868
Trần Văn Túc và Nguyễn Huy Tế
Đinh Văn Điền
Mở cửa biển Trà Lý.
Đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ,phát triển buôn bán
1782
Viện thương bạc 
Mở 3 cửa biển miền Bắc, miền trung
1863 - 1871
Nguyễn Trường Tộ
Dâng 30 bản điều trần lên triều đình.
1877 - 1882
Nguyễn Lộ Trạch
Dâng lên vua 2 bản “Thời vụ sách”
III. Kết cục của các đề nghị cải cách:
1. Mặt tích cực:
- Những cải cách này phần nào đáp ứng yêu cầu cần đổi mới của XH VN lúc bấy giờ.
- Nhiều đề nghị có tính khả thi.
2. Mặt hạn chế:
- Các đề nghị cải cách chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, còn rời rạc lẻ tẻ.
- Chưa chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: mâu thuẫn XH.
3. Kết cục:
Nhà Nguyễn từ chối không chấp nhận đổi mới -> các đề nghị cải cách không được thực hiện.
4. Ý nghĩa:
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của nhà Nguyễn.
- Thể hiện trình độ nhận thức mới của người VN.
- Chuẩn bị cho trào lưu duy tân mới ra đời ở đầu TK XX.
Hợp tác.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Thuyết trình.
Giao tiếp.
Sử dụng CNTT
Hợp tác.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Thuyết trình.
Giao tiếp.
Sử dụng CNTT
Hợp tác.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Thuyết trình.
Giao tiếp.
III/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- GV yêu cầu h.s đọc bài tâp 2. SGK t136
- GV dẫn dắt mở rộng v.đề
- Đọc bài tập – làm bài tập
Câu 2. Vì:
- Bản thân những đề nghị cải cách ấy chưa phù hợp còn nhiều hạn chế.
- Những người cải cách chưa kết hợp với nhau để tạo ra sức ép lớn hơn.
- Nhà Nguyễn trước kẻ thù thì nhu nhược hèn nhát, trước nhân dân thì bảo thủ bất lực ko có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, ko chấp nhận thay đổi, từ chối cả những cải cách rất khả thi.
Từ đây ta thấy 1 quy luật tất yếu của lịch sử: có 2 con đường để phát triền thì ko chọn ->nhà Nguyễn kìm hãm sự PT của đất nước, ko còn đủ khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử, sớm hay muộn cũng tự đi vào con đường diệt vong.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Giao tiếp.
IV/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Gv giao bài tạp liên hệ
- Học sinh suy nghĩ cá nhân – trình bày
Câu 1: Em suy nghĩ gì về các nhà cải cách VN cuối thế kỉ XIX?
- Hiểu biết nhiều, được tiếp cận cái mới, có tinh thần học tập.
- Yêu nước thương dân.
- Dũng cảm vượt qua mọi rào cản, ngay cả sự nguy hiểm đến tính mạng để đề nghị cải cách
Câu 2:Từ việc những đề nghị cải cách TK XIX không thực hiện dược em hãy liên hệ tại sao công cuộc đởi mới của chúng ta ngày nay lại rất thành công?
-Nội dung đổi mới được xuất phát từ cơ sở trong nước
- XH ổn định, nền chính trị vững vàng
- Phù hợp với lòng dân nên n.dân ủng hộ.
Phân tích, xử lý thông tin.
Đánh giá.
Giao tiếp.
Thẩm mĩ.
V/ HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- GV cho học làm việc nhóm lập sơ đồ tư duy bài học 
- GV nx sp của học sinh. Sử dụng MC đưa sơ đồ tư duy bài học.
- Nhóm thảo luận làm ra giấy khổ lớn
Sơ đồ tư duy bài học:
Trào lưu cải cách duy tân ở VN nửa cuối TK XI X
Những đề nghị cải cách ở VN vào nửa cuối TK 
Kết cục của các đề nghị cải cách 
Tình hình Việt nam nửa cuối thế kỉ XIX
Hợp tác
4.Củng cố
Gv chốt lại nd bài học nhấn mạnh trọng tâm là phần II
 5.Dặn dò
 - Học, nắm chắc nội dung bài học
 - Chuẩn bị bài mới:
+ Xem lại vở BT LS 8 Hoàn thành các bài tập.
+ Ôn tập nội dung bài học 24 đến bài 28 chuẩn bị cho tiết 45: Làm bài tập lịch sử

File đính kèm:

  • docChu_de__t44_Bai_28_Trao_luu_cai_cach_duy_tan_o_Viet_Nam_nua_cuoi_the_ki_XIX_20150726_011745.doc