Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 39, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (Tiếp theo)

? Pháp tiến hành đánh chiếm Hà Nội và Bắc kì lần thứ hai như thế nào?

- HS quan sát chân dung Hoàng Diệu-GV giáo dục tư tưởng HS đối với nhân vật LS.

? Cuộc chiến đấu bảo vệ thành có gì khác so với năm 1873?(Tăng cường phòng thủ, phối hợp trong ngoài, 1số người thực hiện chiến đấu lâu dài, dựa vào rừng núi (nhưng không được chấp nhận)

- GV: sau khi thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng. Quân Thanh với danh nghĩa “Thiên triều”kéo sang Việt Nam-> tình hình cành thêm phức tạp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 39, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 
Tiết: 39 
Bài25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (tt)
II/ THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI, NHÂN DÂN BẮC KÌ
TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884.
Ngày soạn: 14/01/2014
Ngày dạy: 21/01/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được diễn biến cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp sau khi chúng đã làm chủ 6 tỉnh Nam Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kì lần 1 và 2.
- Thông qua các sự kiện lịch sử từ năm 1874-1884 hiểu thêm những cơ sở dữ kiện về quá trình nước ta từ một quốc gia độc lập thành thuộc địa của Pháp.
- Giải thích vì sao đến 1883 Pháp quyết tâm chiếm bằng được Việt Nam.
- Nắm được cơ bản 2 Hiệp ước 1883-1884.
- Thấy được nhân dân ta dù chiến đấu dũng cảm nhưng do nhà nước PK không biết tổ chức, vận động không có đường lối đấu tranh, thiếu quyết tâm thiên về tư tưởng đầu hàng nên không thể thắng được.
2. Tư tưởng: Có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là về công, tội của triều đình nhà Nguyễn.
- Củng cố lòng tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách của cha ông.
- Trân trọng lịch sử, tôn kính các vị anh hùng dân tộc
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tường thuật sự kiện hấp dẫn, sôi động, sử dụng bản đồ tranh ảnh LS.
 II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Bản đồ Hà Nội. 
Bảng phụ ghi nội dung Hiệp ước 1883-1884.
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. KTBC: (5’)Tình hình Việt nam trước khi Pháp đánh Hà Nội? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất 1874?
2. Bài mới: Sau một thời gian (10 năm) thực dân Pháp lại đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai.Triều đình nhà Nguyễn chiến đấu như thế nào ? nhân dân Bắc kì chiến đấu ra sao? Nhà nước PK Việt Nam rơi vào tình cảnh như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay:
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
12’
Mục tiêu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội.Sự kháng cự của triều đình.
GV: Hiệp ước 1874 đã làm mất một phần quan trọng về chủ quyền lảnh thổ, ngoại giao, thương mại của Việt Nam-> gây nên làn sóng mạnh mẽ trong nhân dân cả nước: khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh => phong trào kháng chiến cả nước chống thực dân và PK.
? Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1874? Thái độ triều đình Huế ra sao? (Kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ...)
? Về phía thực dân Pháp như thế nào?(Pháp tiếp tục chiếm toàn bộ lãnh thổ nước ta)
? Vì sao phải mất gần 10 năm sau Pháp mới đánh lại Bắc kì?(sau điều tra tình hình về tài nguyên, giao thông, củng cố nền thống trị ở MN, CNTB Pháp đã phát triển mạnh cần nguồn tài nguyên…-> xúc tiến mạnh việc xâm lược)
? Pháp tiến hành đánh chiếm Hà Nội và Bắc kì lần thứ hai như thế nào? 
- HS quan sát chân dung Hoàng Diệu-GV giáo dục tư tưởng HS đối với nhân vật LS.
? Cuộc chiến đấu bảo vệ thành có gì khác so với năm 1873?(Tăng cường phòng thủ, phối hợp trong ngoài, 1số người thực hiện chiến đấu lâu dài, dựa vào rừng núi (nhưng không được chấp nhận)
- GV: sau khi thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng. Quân Thanh với danh nghĩa “Thiên triều”kéo sang Việt Nam-> tình hình cành thêm phức tạp.
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882):
a.Tình hình đất nước: Kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ, xã hội rối loạn.
b. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai:
- Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước,3/4/1882 Ri-vi-e đưa quân ra Bắc.
- 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi Hoàng Diệu nộp thành Hà Nội.
- Trưa 25/4/1882, thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn.
- Pháp toả đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và 1 số tỉnh khác.
11’
Mục tiêu 2:Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. Ý nghĩa
? Trước sự tấn tới của thực dân Pháp nnhân dân Bắc kỳ có thái độ như thế nào?(Vẫn tiếp tục chủ động chống Pháp) 
Dùng bản đồ thuật lại trận CG lần thứ hai:
? Trận Cầu Giấy lần thứ hai diễn ra như thế nào? Có ý nghĩa gì? (làm cho Pháp hoang mang, dao động, náo nức lòng quân dân ta)
? Sau khi Ri-vi-e chết tình hình Bắc kì như thế nảo? (Pháp càng lấn tới)
? Vì sao chúng không nhượng mà lấn tới ? 
2. Nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng Pháp:
- Nhân dân Bắc kì tiếp tục chống Pháp.
- Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai.
- Triều đình Huế bạc nhược, khủng hoảng -> Pháp lấn tới, tấn công Thuận An.
12’
Mục tiêu 3: Hiệp ước Pa-to-nôt, sự sụp đổ của nhà nước PKVN (1884)
? Thực dân Pháp đánh chiếm Thuận An như thế nào? Thái độ triều đình đối phó ra sao?(hoảng hốt xin đình chiến , chấp nhận Hiệp ước Hac-măng 25/8/1883)
? Nội dung Hiệp ước?
GV dùng bản đồ chỉ 3 miền theo qui định của Hiệp ước.Phân tích các điều khoản nặng nề của Hiệp ước: mất độc lập, lệ thuộc Pháp: chính trị, kinh tế, ngoại giao..
? Quân dân ta có phản ứng gì qua bản Hiệp ước? Tình hình chiến sự diễn ra như thế nào? 
? Để xoa dịu tình hình này thực dân Pháp đã làm gì?(Sửa đổi Hiệp ước Hac-măng thành Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)….
Sơ kết: cho HS đọc đoạn chữ xanh đầu bài.
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước Phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884):
- 18/8/1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An
- Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- 25/8/1883, kí Hiệp ước Hác măng
- 6/61884 kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt 
* Nội dung: (SGK)
=> Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn.
3. Củng cố(4’)
Tại sao nói từ năm 1858 - 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn?
Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các Hiệp ước 1883 và 1884.
Dặn dò(1’) Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài.
Soạn bài 26: trả lời các câu hỏi cuối mục phần I.Vẽ lược đồ hình 88 vào vở. Tìm đọc các tài liệu về triều đình nhà Nguyễn trong giai đoạn này.

File đính kèm:

  • doc8tu23-t39.doc
Giáo án liên quan