Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 37, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873 (Tiếp theo)

Mục tiêu 2: Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây- kháng chiến lan rộng toàn Nam kì.

? Bối cảnh lịch sử nước ta sau Hiệp ước 1862?(thái độ triều đình Huế đối với nhân dân, đối với Pháp?)

? Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế Pháp đã làm gì? ( việc Phan Thanh Giản để mất thành Vĩnh Long và giao nộp các tỉnh An Giang, Hà Tiên )

HS đọc phần chữ nhỏ - quan sát lược đồ H86:

? Trước tình hình đó thái độ của nhân dân ta như thế nào?

?Các hình thức dấu tranh của nhân dân ta?(văn học – vũ trang). Đọc 1 số đoạn thơ của NĐC: “Chạy Tây”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9384 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 37, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873 (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 
Tiết: 37 
Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TƯ NĂM 1858-1873 (tt)
Ngày soạn: 31/12/2013
Ngày dạy: 07/01/2014 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ những ngày đầu tiên, thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và các tỉnh Nam kì.
2. Tư tưởng: HS thấy được:
- Tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn.
- Ý chí thống nhất đất nước của nhân dân ta.
3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu LS, văn học để minh hoạ, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài trên lớp.
II/ Chuẩn bị:
1. Phương tiện.
Bản đồ Đông Nam Á, lược đồ chiến trường Gia Định 
Tranh ảnh về trang bị vũ khí thời Nguyễn, quân lính thời Nguyễn
Thơ văn yêu nước cuối thế kỉ XIX
2. Phương pháp: - Vấn đáp, giảng giải, trực quan.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. KTBC: (5’)Thực dân Pháp đã đánh chiếm và thất bại trên chiến trường Đà Nẵng như thế nào?
Vì sao triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước năm 1862. Nội dung của Hiệp ước?
2. Bài mới: Trong khi triều đình Huế nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi dòng họ và giai cấp thì nhân dân ta quyết chống Pháp bảo vệ chủ quyền dân tộc. Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta được thể hiện qua bài học hôm nay.
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
18’
Mục tiêu 1:Tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân ta trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc.
HS đọc đoạn 1,2/tr.16:
? Nêu những phong trào chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì?
(Đà Nẵng: nghĩa quân Phạm Gia Vĩnh phối hợp với quân triều đình đánh giặc; Gia Định: nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông 10/12/1961; Trương Định tại căn cứ Gò Công)
HS đọc đoạn tư liệu-GV: giảng thêm về khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu; “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”-HS quan sát H85.
* HS thảo luận:
So sánh thái độ và hành động của nhân dân và của triều đình phong kiến trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?(nhân dân căm phẫn, tự động nổi dậy chống Pháp, bảo vệ chủ quyền dân tộc, gây cho địch nhiều khó khăn, thiệt hại.Triều đình yếu đuối bạc nhược, sợ dân hơn sợ giặc nên đã hoà hoãn, kí Hiệp ước 1862 để bảo vệ quyền lợi dòng họ, rãnh tay đàn áp phong trào nhân dân.
=> Ngọn cờ kháng chiến về tay nhân dân không cần triều đình.
 II/ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858-1873:
1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì:
- Tại Đà Nẵng: nghĩa quân Phạm Gia Vĩnh phối hợp với quân triều đình đánh giặc.
- Tại Gia Định: nghĩa quân Trương Định hoạt động ở căn cứ Gò Công, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
17’
Mục tiêu 2: Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây- kháng chiến lan rộng toàn Nam kì.
? Bối cảnh lịch sử nước ta sau Hiệp ước 1862?(thái độ triều đình Huế đối với nhân dân, đối với Pháp?)
? Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế Pháp đã làm gì? (…việc Phan Thanh Giản để mất thành Vĩnh Long và giao nộp các tỉnh An Giang, Hà Tiên…)
HS đọc phần chữ nhỏ - quan sát lược đồ H86:
? Trước tình hình đó thái độ của nhân dân ta như thế nào?
?Các hình thức dấu tranh của nhân dân ta?(văn học – vũ trang). Đọc 1 số đoạn thơ của NĐC: “Chạy Tây”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
? Dựa vào lược đồ trình bày những nét chính cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì?
GV: tập trung giới thiệu cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (từ trận đốt cháy tàu-> tiêu diệt đồn Kiên Giang 6/1868):
 “Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa 
 Kiếm bạc Kiên Giang khóc quỉ thần”
- Giới thiệu câu nói bất khuất của NTT: “Bao giờ….đánh Tây”-> bất chấp mọi thủ đoạn độc ác thâm độc của kẻ thù, phong trào yêu nước vẫn liên tục đấu tranh.
HS quan sát tranh về vũ khí thời Nguyễn.
2. Kháng chiến lan rộng 3 tỉnh miền Tây Nam kì:
a. Thái độ của triều đình
- Đàn áp khởi nghĩa ở Trung, Bắc kì.
- Ngăn cản phong trào chống Pháp.
- Chủ trương điều đình chuộc đất
b.Pháp:
- Lợi dụng sự nhu nhược của triều đình Nguyễn ->6/1867 chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây.
c. Cuộc chiến đấu của nhân dân:
- Nổ ra rất mạnh mẽ-> nêu cao tinh thần chống giặc.
- Hình thức đấu tranh bằng vũ khí văn học và đấu tranh vũ trang.
3. Củng cố: (4’)
Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
Bài tập: Dựa vào lược đồ H86 nêu địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, tên người lãnh đạo phong trào.
Thời gian
Địa điểm
Người lãnh đạo
Dặn dò:(1’) Học bài theo nội dung câu hỏi cuối mục 1, 2 , cuối bài /SGK/ 116-118
Soạn bài 25 phần I: nghiên cứu câu hỏi cuối mục 1,2, 3/tr120-121.

File đính kèm:

  • doc8tu21-t37.doc