Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 28, Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

C5 Sự không ổn định về kinh tế của Nhật Bản còn được thể hiện như thế nào vào năm 1927?

→ Năm 1927, khủng hoảng tài chính chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của kinh tế Nhật.

Xã hội

C6 Đời sống của Nhân dân Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

→Rất khó khăn do giá thực phẩm tăng cao, động đất.

C7 Năm 1918, ở Nhật Bản có phong trào đấu tranh nào của quần chúng nhân dân?

→cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9620 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 28, Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 28 
Bài 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CTTG (1918-1939)(SGK96)
Ngày soạn: 18/11/2013
Ngày dạy: 19/11/2013 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Những nét khoái quát về kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất, quá trình “phát xít hoá” ở Nhật Bản và những hậu quả của nó.
- Giáo dục môi trường : Tác động của khủng hoảng kinh tế đến NB. Chính sách đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, bành trướng thuộc địa.
2. Tư tưởng: Giúp HS nhận thức được bản chất phản động, hiếu chiến , tàn bạo của CNFX Nhật.
- Giáo dục tư tưởng chống phát xít, căm thù tội ác mà CNFX đã gây ra cho nhân loại.
3. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh LS, để hiểu rõ những vấn đề LS.
- Biết so sánh liên hệ, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu rõ bản chất của các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong LS.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy-học:
- Bản TG (châu Á), tranh ảnh về Nhật Bản giữa 2 cuộc CTTG.
- Phiếu thảo luận, nam châm, bảng phụ (ghi câu hỏi thảo luận, đáp án, bài tập củng cố.)
- HS soạn trước bài ở nhà, xem hình 70-71
2. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
III/ Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định (1’) Kiểm tra sỉ số.
2. KTBC: (4’) 
Nêu tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Đáp án:
- Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
- Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%. 
- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nông nghiệp phát triển.
? Em có nhận xét gì về kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
 - Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển.
3. Bài mới:
Vừa qua chúng ta đã học xong các nước ở Châu Âu (Đức, Italia, Anh, Pháp), nước Mĩ, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một nước nửa ở Châu Á đó là Nhật Bản.	
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung cần đạt
17’
HĐ 1: Tình hình kinh tế-xã hội Nhật sau CTTG.
Dùng bản đồ châu Á giới thiệu vị trí Nhật Bản.
HS đc đoạn 1 SGK
C1 Trong chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật Bản có thiệt hại gì không?
→Thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì.
C2 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình công nghiệp Nhật Bản như thế nào?
→Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất, xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường châu Á.
C3 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình nông nghiệp Nhật Bản như thế nào?
→Nông nghiệp không phát triển.
C4 Em có nhận xét gì về kinh tế công nghiệp và nông nghiệp ở Nhật Bản Sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
→Công nghiệp phát triển, nông nghiệp không phát triển. Nền kinh tế phát triển mất cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp. Kinh tế phát triển không ổn định.
C5 Sự không ổn định về kinh tế của Nhật Bản còn được thể hiện như thế nào vào năm 1927?
→ Năm 1927, khủng hoảng tài chính chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của kinh tế Nhật. 
Xã hội
C6 Đời sống của Nhân dân Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
→Rất khó khăn do giá thực phẩm tăng cao, động đất...
C7 Năm 1918, ở Nhật Bản có phong trào đấu tranh nào của quần chúng nhân dân?
→cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.
C8 Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập vào thời gian nào?→7/1922 
I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. (1918 – 1929)
- Công nghiệp chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh, nông nghiệp lạc hậu.
- Năm 1927, khủng hoảng tài chính chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của kinh tế Nhật.
→ Kinh tế phát triển không ổn định. 
(?Tình hình kinh tế nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?)
2. Xã hội:
- Đời sống nhân dân khó khăn, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao, tiêu biểu là cuộc “bạo động lúa gạo”.
- Tháng 7-1922 Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập. 
(?Tình hình xã hội nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?)
18’
HĐ2: Tìm hiểu quá trình phát xít hóa ở Nhật và phong trào đấu tranh chống CNFX.
HS đọc mục II và phần tư liệu.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế giới 1929-1933 bùng nổ, nền kinh tế, tài chính của Nhật càng giảm sút nghiêm trọng. 
Năm 1931 (so với năm 1929)
Sản lượng công nghiệp Giảm 32.5%
Ngoại thương Giảm 80%
Thất nghiệp3 triệu người
C1 Để đưa nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
( Thảo luận nhóm)
→ Quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Thiết lập chế độ phát xít. (CNFX là Thủ tiêu mọi quyền dân chủ trong xã hội, quân sự hóa chính quyền, thi hành chính sách xâm lược trắng trợn)
- Đối nội: Tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân.
- Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược
C2 Năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đề ra kế hoạch xâm lược như thế nào? 
→Khởi đầu là đánh chiếm Trung Quốc sau đó là Châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. 
C3 Cũng giống như Nhật, nước nào các em đã học đã thiết lập chế độ phát xít?
→Đức, I-ta-li-a.
C4 Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào?
 →Phong trào đấu tranh chống phát xít đã lôi kéo nhiều người tham gia, nhất là binh lính và sĩ quan Nhật.
C5 Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã đem lại kết quả gì? 
→Làm chậm quá trình phát xít hoá của Nhật Bản.
GV: Nhật Bản một trong những nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa chính quyền-> xâm lược Đông Bắc Trung Quốc-> Nhật đã nhen nhuốm ngọn lửa chiến tranh đầu tiên ở Châu Á-Thái Bình Dương-→nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh thế giới mới.
II. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939
- Trong thời gian 1929-1933, Nhật Bản bị khủng hoảng kinh tế, xã hội.
- Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật đã thiết lập chế độ phát xít.
+ Đối nội: Quân sự hóa đất nước, tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân.
+ Đối ngoại: Gây chiến tranh xâm lược.
* Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng, làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật. 
4. Củng cố: (4’)
- Làm bài tập: chọn một câu trả lời đúng.
Câu 1: Cũng giống như Mĩ, nước nào sau đây thu nhiều lợi và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất? 
A. Đức B. Áo-Hung C. Nhật Bản D. Nga
Câu 2: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, nhà cầm quyền Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp nào dưới đây?
A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
B. Quân sự hóa đất nước, bành trướng ra bên ngoài.
C. Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp. 
D. Cải tổ hệ thống ngân hàng.
Câu 3: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhật Bản, cuộc đấu tranh của nhân dân đã đạt được những kết quả nào dưới đây?
A. Làm thất bại âm mưu phát xít hóa đất nước của giới cầm quyền
B. Làm chậm lại quá trình phát xít hóa
C. Thu hút được một số binh lính tham gia đấu tranh.
D. Dân nghèo chết đói hàng loạt.
Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nghành kinh tế nào ở Nhật Bản vẫn còn lạc hậu?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp C. Dịch vụ D. Thương nghiệp.
Câu 5: Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập vào thời gian nào?
A. 1920 B. 1921 C. 1922 D.1923
Câu 6: Năm 1918 cuộc bạo động lúa gạo bùng nổ, lôi cuốn khoảng 10 triệu người tham gia, diễn ra ở nước nào?
A. Anh B. Mĩ C. Ấn Độ D. Nhật Bản 
5. Dặn dò: (1’) 
- Học bài cũ.
- Soạn bài 20, “Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)” phần I, xem các hình 72-74 SGK. Và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào đấu tranh ở Châu Á phát triển ?
2. Nét mới của phong trào đấu tranh ở Châu Á là gì? 
3. Nêu tóm tắt các giai đoạn của cách mạng Trung Quốc (1919-1939)?
. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc8tu14-t28.doc