Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiếp theo)

Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

+ Cũng như Đức, Mĩ là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế , Mĩ âm mưu bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đô la để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh (Trung và Nam Mĩ).

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6834 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06
Tiết: 11 
Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ
CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX (tt)
Ngày soạn: 18/09/2013
Ngày dạy: 23/09/2013 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS biết và hiểu:
- Các nước tư bản lớn chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc
- Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc
2. Tư tưởng: Nâng cao nhận thức về bản chất của CNTB, đề cao ý thức cảnh giác CM, đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
3. Kĩ năng: Bồi dưỡng thêm kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.
- Sưu tầm tài liệu để HS học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy-học:
* Giáo viên:
- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa thế kỉ XX
- Những tư liệu nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước tư bản chủ yếu trong giai đoạn này.
* Học sinh:
- SGK, vở.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, trực quan….
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định (1’)
2. KTBC: (4’) Nêu đặc điểm của đế quốc Anh, Pháp, Đức và giải thích các đặc điểm đó?
3. Bài mới : Ở tiết trước chung ta đã học về tình hình kinh tế, chính trị 3 nước Anh, Pháp, Đức. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nước Mỹ và những chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc cuối thế kỉ -đầu thế kỉ XX.
TG
Hoạt động của GV
Nội dung ghi bảng
32’
? Nêu tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
a. Về kinh tế: Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức). Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. 1894 Sản phẩm công nghiệp Mĩ đã gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.( Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng là do Mĩ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng triệu nhân lực nhập cư của thế giới (Nhất là từ châu Âu), ứng dụng khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển kinh tế.)
+ Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho,...đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. (Công ti thép của Moóc-gan (TL 1903), kiểm soát 60% sản lượng thép, công ti dầu mỏ của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% nghành sản xuất dầu mỏ).
+ Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, phương thức canh tác hiện đại (Trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa), Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b. Về chính trị, đối ngoại: Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
+ Cũng như Đức, Mĩ là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế , Mĩ âm mưu bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đô la để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh (Trung và Nam Mĩ).
4. Mỹ:
a. Kinh tế:
- Phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện.
b. Chính trị: Đề cao vai trò tổng thống, do Đảng Dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau cầm quyền.
- Tăng cường xâm lược thuộc địa.
=> Đặc điểm: thể hiện tính thực dân hiếu chiến.
3’
Mục tiêu II 
GV: yêu cầu HS đánh dấu vào không học phần này.
II. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc: (Không dạy)
4. Củng cố: (4’)
 Đặc trưng chủ yếu của CN đế quốc là gì? (sự tập trung SX và TB, sự thống trị của các công ti độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế chính trị, sự phân chia thuộc địa gi các nước đế quốc)
 Mâu thuẩn chủ yếu trong giai đoạn CNĐQ? Kết quả?(VS> Chiến tranh ĐQ và bùng nổ CM vô sản)
5. Dặn dò: (1')Làm BT 1/tr.44 và tr lời các câu hỏi 1, 2/tr.45
 Soạn bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX-đầu TK XX phần I, trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài:
- Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển cuối thế kỉ XIX?
- Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao tan rã?
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc8tu6-t11.doc
Giáo án liên quan