Giáo án Lịch sử 8 - Lê Thị Nguyện - Tiết 16, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Tiến hành bài Text kiểm tra nhận thức học sinh:

 Câu hỏi : Những nét nào là nét chung trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ? ( Lưu ý : Đánh dấu X vào câu đúng )

 Có chung xu hướng đấu tranh giành độc lập

 Thể hiện tinh thần yêu nước đấu tranh bất khuất không chui khuất phục trước kẻ thù

 Có sự tham gia nhiều tầng lớp nhân dân trong phong trào

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Lê Thị Nguyện - Tiết 16, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/ 10/ 2014
Ngày dạy: 10/ 10/ 2014
Tuần: 8
Tiết: 16
BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX -ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức :- HS nắm được những nét chính sự xâm lược của các nước tư bản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước ĐNÁ.
	 - Phong trào chống thức dân ở In- đô-nê- xi- a, Phi- líp – pin và ba nước Đông Dương.
2. Thái độ: - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết đấu tranh giữa các nước trong khu vực
3. Kĩ năng : 	- Biết sử dụng lược đồ, phân tích sự kiện lịch sử 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, Phiếu học tập, lược đồ Phong trào đấu tranh giải phĩng dân tộc ở Đơng Nam Á
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, soạn bài theo yêu cầu của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
	Ổn định: 8A5…………………………………8A6………………………………………………
	1. Kiểm tra bài cũ: 
 Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
	2. Giới thiệu bài mới:	
ĐNÁ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đã trở thành mục tiêu của CNTD phương Tây? Tại sao lại như vậy? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ĐNA diễn ra như thế naò? Kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu…
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đơng Nam Á (ĐNA)
GV: giới thiệu khu vực ĐNA 
GV: vì sao ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của CNTD?
HS: dựa vào SGK trả lời:
GV: chốt
? Quan sát lược đồ hình 46 SGK, xác định tên các nước trong khu vực và tên thực dân xâm lược?
HS: Quan sát và xác đinh
GV: Hướng dẫn cụ thể, giải vì sao Xiêm thốt khỏi thân phận thuộc địa, tuy nhiên trở thành phụ thuộc “vùng đệm” của tư bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân đối với các nước ĐNA
GV: phát phiếu học tập cho HS thảo luận theo bàn trong 2’ rồi trình bày:
“ chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở ĐNA có đặc điểm nào nổi bật?”
 HS: dựa vào SGK trả lời:
GV: nhận xét kết quả thảo luận và ghi điểm cho nhóm có câu trả lời đúng nhất
GV: Vì sao nhân dân ĐNÁ tiến hành cuộc đấu tranh chống CNTD ? mục tiêu chung cuộc đấu tranh này là gi ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
GV: yêu cầu HS đọc SGK, hướng dẫn HS lập bảng niên biểu theo mẫu và theo nhóm. Với 4 nhóm, sau 4’ 4 nhóm lên bảng trình bày theo mẫu.
GV: kết luận , bổ sung và ghi bảng 
I. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CNTD Ở CÁC NƯỚC ĐNA 
- ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, Chế độ phong kiến suy yếu, sớmõ trở thành mục tiêu û của CNTD phương Tây.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX hầu hết các nước Đơng Nam Á đều trở thành thuộc địa của Thực dân (trừ Xiêm)
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC:
1. Chính sách thống trị :
 Vơ vét bóc lột của cải, tài nguyên, kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa .
Thực hiện chính sách chia để trị, đàn áp nhân dân.
=> Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đơng Nam Á với Thực dân ngày càng gay gắt
2. Phong trào đấu tranh :
Tên nước
Thời gian
Phong trào tiêu biểu
Thành quả bước đầu
In-đô-nê-xi-a
1905 - 1907
Chống ách thống trị Hà Lan
Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập
Phi-lip-pin
1896 -1898
CM bùng nổ chống ách thống trị Tây Ban Nha và Mĩ 
Nước cộng hoà Phi-lip-pin ra đời
Cam-pu-chia
1863 – 1868
1866 - 1867
Khởi nghĩa Ta-keo, Khởi nghĩa ở Gia-chê 
Gây cho Pháp nhiều tổn thất
Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
Lào
1901
1901 - 1907
Đấu tranh vũ trang ở Xa-va-na-khẹt
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven
Việt Nam
1885 – 1896
1884 – 1913
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Miến Điện
(Mian ma)
1885
Kháng chiến chống thực dân Anh
?Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh của các dân tộc ĐNA?
HS: Rút ra đặc điểm chung
GV: Nhấn mạnh mục tiêu giành độc lập dân tộc, triều đình phong kiến đầu hàng, giai cấp tư sản đứng lên vũ đài chính trị, phong trào diễn ra sơi nổi, cĩ đồn kết các dân tộc, cĩ tổ chức nhưng đều thất bại 
4. Củng cố: 
Tiến hành bài Text kiểm tra nhận thức học sinh: 
 Câu hỏi : Những nét nào là nét chung trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ? ( Lưu ý : Đánh dấu X vào câu đúng )
0 Có chung xu hướng đấu tranh giành độc lập 
0 Thể hiện tinh thần yêu nước đấu tranh bất khuất không chui khuất phục trước kẻ thù
0 Có sự tham gia nhiều tầng lớp nhân dân trong phong trào
0 Các phong trào đều giành được thắng lợi 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 	 - Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài .
	 - Đọc SGK bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docsu 8 tiet 16.doc
Giáo án liên quan