Giáo án Lịch sử 8 - Lê Thị Nguyện - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiết 2)

GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 4 rồi trình bày

* Nhóm 1: Nền kinh tế Mĩ cuối TK XIX – đầu TK XX phát triển như thế nào?(pht triển nhanh chĩng, tồn diện cả cơng nghiệp v nơng nghiệp, các công ti độc quyền ra đời)

* Nhóm 2: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển đến như vậy? (- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

 - Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giói ( nhất là châu Au).

 - Ứng dụng được thành tựu khoa học – kỉ thuật và hợp lý hoá sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Au và hoàn cảnh hoà bình để phát triển kinh tế)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Lê Thị Nguyện - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 21/09/ 2014
Ngày dạy : 25/09/ 2014 
Tuần: 6
Tiết: 11
BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
 1, Kiến thức: HS cần nắm được những nét chính của nước Đức, Mĩ:
	- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.
	- Những đặc điểm về chính trị, xã hội
	- Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.
2, Thái độ: Giáo dục HS lòng căm thù đối với CNĐQ
 	3, Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ 
1. Gáo viên: - Giáo án, bài tập tự luận
 - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
2, Học sinh: Học bài, đọc SGK trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: 8A5…………………………………8A6……………………………………………… 
 1.Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy trình bày tình hình kinh tế, chính trị nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Vì sao nĩi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
 2. Giới thiệu bài mới:
	Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về kinh tế, chính trị ở Anh, Pháp.. Vậy nét nổi bật về kinh tế, chính trị ở Đức, Mĩ là gì? Vì sao nói Mĩ là “sứ sở của ông vua công nghiệp”.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
GV: tổ chức cho 4 nhóm thảo luận trong 4’ rồi trình bày:
* Nhóm 1: Nhận xét kinh tế Đức Cuối TK XIX?
* Nhóm 2: Sự phát triển CNĐQ ở Đức có gì khác Anh, Pháp?
* Nhóm 3: Vì sao công nghiệp Đức lại phát triển nhảy vọt như vậy?
* Nhóm 4: Vì sao nĩi chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến? 
GV tổng hợp các ý kiến, nhận xét, bổ sung
Nhấn mạnh Đức là đế quốc trẻ, hình thành các cơng ti độc quyền sớm, khơng chấp nhận trật tự thế giới cũ ( vì cơng nghiệp phát triển địi hỏi vốn, nguyên liệu, thị trường ở các nước Á, Phi mà các nướ đế quốc già Anh, Pháp đã chiếm)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 4’ rồi trình bày
* Nhóm 1: Nền kinh tế Mĩ cuối TK XIX – đầu TK XX phát triển như thế nào?(phát triển nhanh chĩng, tồn diện cả cơng nghiệp và nơng nghiệp, các cơng ti độc quyền ra đời)
* Nhóm 2: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển đến như vậy? (- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
	- Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giói ( nhất là châu Aâu).
	- Ứng dụng được thành tựu khoa học – kỉ thuật và hợp lý hoá sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Aâu và hoàn cảnh hoà bình để phát triển kinh tế)
* Nhóm 3, 4: Chính sách đối ngoại của Mĩ có gì giống với Đức? ( muốn phân chia lại thế giới bằng vũ lực và sự vượt trội về kinh tế)	
GV: nhận xét và tuyên dương nhóm có hoạt động tốt nhất. GV nhấn mạnh các cơng ti độc quyền ra đời chi phối mọi mặt đời sống kinh tế Mĩ là các ơng vua (minh họa bằng hinh 32 – SGK), Mĩ là đế quốc trẻ
? Hãy cho biết điểm khác nhau giữa đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”?
HS: Dựa vào điểm giống của Anh, Pháp (đế quốc “già”) và Đức, Mĩ (đế quốc “trẻ”) để khái quát
GV: Nhấn mạnh mâu thuẫn giữa hai phe đế quốc chính là nguyên nhân dẫn tới hai cuộc chiến tranh đau thương cho nhân loại: Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
3. Đức:
a. Kinh tế: 
- Sau năm 1871 công nghiệp phát triển nhanh chóng từ vị trí thứ ba lên thứ hai thế giới (nguyên nhân: được lợi trong chiến tranh Pháp – Phổ, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất)
- Cuối thế kỉ XIX hình thành nên các tổ chức độc quyền chi phối nền kinh tế
b. Chính trị:
- Là nước quân chủ lập hiến theo thể chế liên bang do quí tộc và TB đôïc quyền đứng đầu thi hành chính sách phản động
+ Đối nội: Đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào cơng nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang
+ Đối ngoại: Hung hãn địi dùng vũ lưc để chia lại thế giới
ž ø “CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến”
4. Mĩ. 
a. Kinh tế: Từ 1870 trở đi công nghiệp phát triển vượt bậc, đứng đầu thế giới hình thành các tổ chức độc quyền chi phối tồn bộ nền kinh tế “vua dầu mỏ”, “vua thép”, “vua ơ tơ”
 ž Mĩ chuyển sang giai đoạn CNĐQ
 Nơng nghiệp vừa cung cấp trong nước và xuất khẩu
b. Chính trị:
- Tồn tại chế độ cộng hòa, quyền lực tập trung vào tay Tổng thống, do 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách ĐN- ĐN phục vụ cho giai cấp TS
4. Củng cố: 
 	* Gv điểm lại nét nổi bật vè tình hình kinh tế, chính trị Đức, Mĩ cuối XIX- đầu XX?
	* Bài tập tự luận
	1. Đặc điểm của đế quốc Đức ?
	- Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội và chính quyền. 
	- Nhà nước thi hành đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.
	=> Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến
	2. Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ ông vua công nghiệp”?
	 Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ –rớt” công nghiệp khổng lồ ( thép, dầu, ôtô…) đứng đầu các công ty đó là những ông vua như “ vua dầu mỏ”, Rốc – phe- lơ, “vua thép” Moóc – gan, “vua ô – tô” Pho …
 5. Hướng dẫn học tập ởà nhà: 
 	- Học bài như đã được ghi, làm bài tập 1, 2, 3 SGK
- Soạn bài: trình bày những nét chính của phong trào công nhân cuối TK XIX – đầu TK XX
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docsu 8 tuan 6.doc