Giáo án Lịch sử 8 - Đỗ Thị Hoa - Tiết 12, Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX (Tiết 1)

HS: Đọc mục 2 sgk.

GV: Nói sơ qua về sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai như sau:

- Thành lập: 14/7/1889 đại biểu 22 nước họp ở Pa ri thành lập quốc tế thứ hai .

- Nghị quyết :

 + Cần phải thành lập một chính Đảng của giai cấp vô sản

 + Đấu tranh giành chính quyền

 + Ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Đỗ Thị Hoa - Tiết 12, Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 19/09/2014
 Tiết 12 Ngày dạy: 27/09/2014
Bài 7 : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX 
( Tiết 1 )
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được một số nét tiểu trong phao trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX và sự ra đời của Quốc tế thứ hai..
- Hiểu rõ về Lê Nin và sự ra đời của Đảng Bon-sê-vích..
2.Thái độ
- Nhận thức đúng về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản vì tự do tiến bộ xã hội 
 - Bồi dưỡng tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản . lòng biết ơn đối với các vị lãnh tụ cách mạng thế giới, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản
3.Kỹ năng
Bước đầu hiểu các khái niệm “chủ nghĩa cơ hội”, “ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới”, “ đảng kiểu mới”.
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
 - Bản đồ thế giới Tiểu sử Lê Nin , Tranh ảnh ngày 1.5
2/ Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 .Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc già ( Anh, Pháp ) và các đế quốc trẻ ( Đức, Mỹ ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đó như thế nào 
2. Giới thiệu bài mới: Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa ư sản và vô sản ngày càng gay gắt mâu thuẫn đó đã được giải quyết bằng các phong trào công nhân quốc tế. Sự phát triển của phong trào công nhân quốc ttế ® sự ra đời của quốc tế thứ hai. Vậy phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và quốc tế thứ hai dẫ có những hoạt động như thế nào® Bài 7.
3 .Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc thêm về Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX
HS: đọc mục 1 sgk
GV: Phân tích sơ qua về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX như sau:
- Phong trào phát triển rộng ở nhiều nước
 + Năm 1899 bãi công của công nhân khuân vác ở Luân Đôn ( Anh ) 
 + Năm 1893 CN Pháp thắng lợi trong bầu cử quốc hội.
 + Năm 1886 nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Mỹ, 1/5/1886 CN Si ca gô biểu tình ® 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động .
- Thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân .
GV nhấn mạnh: (Đánh dấu sự lớn mạnh của giai cấp công nhân)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm về Quốc tế thứ hai 1889 – 1914.
HS: Đọc mục 2 sgk.
GV: Nói sơ qua về sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai như sau:
- Thành lập: 14/7/1889 đại biểu 22 nước họp ở Pa ri thành lập quốc tế thứ hai .
- Nghị quyết :
 + Cần phải thành lập một chính Đảng của giai cấp vô sản
 + Đấu tranh giành chính quyền 
 + Ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động 
- Hoạt động :
 + Giai đoạn 1 ( 1889 –1895 ) : Có nhiều đóng góp vào sự phát triển của phong trào công nhân . + Giai đoạn 2 ( 1895 – 1914 ) : Thoả hiệp với tư sản đến năm 1914 tan rã. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga 
HS: Đọc tiểu sử của Lê Nin.
? Trình bày những hiểu biết của mình về Lê Nin?
? Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập trong điều kiện nào ?
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK/49 ® Điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới ?
? Cương lĩnh của Đảng khác với quốc tế thứ hai như thế nào ?
GV nhấn mạnh: (Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác, dựa vào quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh).
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX. QUỐC TẾ THỨ HAI
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX
2. Quốc tế thứ hai 1889 – 1914
* Tiểu sử của Lê-nin (1870-1924)
- Lê Nin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ.
- Từ nhỏ Lê Nin có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng.
- Năm 1893 Lê Nin trở thành người lãnh đạo của nhóm công nhân Mác xít ở Pê- téc-bua, rồi bị bắt và bị tù đày.
- 1903 Lê Nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
* Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga 
 - Thành lập: năm 1903
 - Cương lĩnh :
 + Nhiệm vụ chủ yếu là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền tư sản, lập chuyên chính vô sản. Trước mắt lật đổ Nga Hoàng
 + Cải cách dân chủ, giải quyết ruộng đất cho nông dân
® Đảng công nhân xã hội DC Nga dần dần thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Nga.
4. Củng cố: 
- Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai? Vì sao quốc tế thứ hai tan rã?
- Vai trò của Ang Ghen đối với sự ra đời của quốc tế thứ hai.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
 Chuẩn bị bài 7 phần II.2 Cách mạng Nga 1905-1907
 IV. RÚT KINH NGHIỆM 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doclich su 8 tiet 12 tuan 6.doc