Giáo án Lịch sử 8 bài 7 tiết 13: Phong trào công nhân nga và cuộc cách mạng 1905-1907

1 Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

-Lê nin- sinh 22-4-1870 trong gia đình nhà giáo, là người thông minh sớm ra nhập phong trào công nhân.

-7-1903 thành lập đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

+Tiến hành cách mạng XHCN.

+Đánh đổ chính quyền TS, thành lập CQ VS.

+Thi hành cải cách dân chủ, đem lại rđ cho nông dân.

-> Đảng kiểu mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 7 tiết 13: Phong trào công nhân nga và cuộc cách mạng 1905-1907, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/10
Ngày giảng: 8c:29/9/10
 Bài 7
phong trào công nhân quốc tế
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Tiết 13 
II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức. Cuối XIX đầu XX CNTB chuyển sang ĐQCN mâu thuẫn giữa TS >< VS gay gắt đẫn tới phong trào công nhân và QTII ra đời.
Ăng ghen, Lê nin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của phong trào.
Cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
2.Kĩ năng: Tìm hiểu các khái niệm cơ bản: CN cơ hội, CM Dân chủ tư sản kiểu mới, đảng kiểu mới.
3.Thái độ: Cuối XIX đầu XX CNTB chuyển sang ĐQCN mâu thuẫn giữa TS >< VS gay gắt đẫn tới phong trào công nhân và QTII ra đời.
Ăng ghen, Lê nin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của phong trào.
Cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
Nhận thức đúng về cuộc đấu tranh g/c giữa TS><VS là vì quyền tự do, vì sự tiến bộ của xã hội.
Giáo dục tinh thần cách mạng,tinh thần QT VS, lòng biết ơn các lãnh tụ QT niềm tin vào g/c VS.
II: Chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng
2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III.Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, nêu vấn đề.
IV. Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 8c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (3’)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Mục tiêu: Qua phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hs có hứng thú cho bài học mới.
Sau thất bại của Công xã Pa ri 1871 phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển nên đã đặt ra yêu cầu mới cho các tổ chức quốc tế, kích thích sự ra đời, hoạt động của QTII. Hôm nay...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1.Tìm hiểu Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
Mục tiêu:Hiểu được Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
Thời gian: 16’
Gv: Sau khi QTII phá sản đảng các nước bị giải tán riêng đảng Bôn sê vích do Lê nin đứng đầu là giương cao ngọn cờ đấu tranh. Vậy...
H quan sát chân dung Lê nin
G sơ lược tiểu sử
? Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về Lê nin
G Năm 17 tuổi ông bị bắt đưa đi dày ở Xibia. Tên cảnh sát áp giải ông hỏi “Này anh kia các anh nổi loạn như thế phỏng có ích chi. Các anh nên biết trước mặt các anh là một bức tường. Lê nin đáp Một bức tường ư ? Đúng nhưng dó là một bức tường đã mục nát, đẩy một cái là đổ”
Sau khi ra tù Lê nin lại tiếp tục hoạt động
H đọc chữ nhỏ SGK
? Những điểm nào chứng tỏ đảng CNXHDC Nga là Đảng dân chủ kiểu mới.
H: Đấu tranh vì quyền lợi g/c công nhân.
? Lê nin là người giữ vai trò ntn?
H: Lê nin đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của Đảng.
+ Hợp nhất các tổ chức mác xít.
+ Đấu tranh chống CN cơ hội.
+ Đấu tranh chống phái Mensêvích, thành lập đảng CNXHDC Nga.
“ Nếu g/c VS phương Tây coi Lê nin là một thủ lĩnh, một lãnh tụ thiên tài, một người thầy thì các dân tộc phương đông lại coi Lê nin là một người còn vĩ đại hơn thế... tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị... Tóm lại đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc ở châu á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về người không gì ngăn cản nổi”
Hoạt động 2. Tìm hiểu Cách mạng Nga 1905-1907
Mục tiêu:Hiểu được Cách mạng Nga 1905-1907
Thời gian: 21’
G sơ lược tình hình nga
Sau cải cách nông nô 1861 Nga tiến lên CNTB song cơ bản vẫn là một nước PK tồn tại nhiều mâu thuẫn.
-Cách mạng bùng nổ.
? Nguyên nhân bùng nổ cách mạng nga 1905-1907
H: Nguyên nhân bùng nổ.
+ Đầu XX Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 
+ Chiến tranh Nga –Nhật-> bãi công lan rộng, cách mạng bùng nổ.
H đọc chữ nhỏ SGK
H Quan sát H 36SGK
? Em hãy trình bày sơ lược diễn biến cuộc cách mạng nga 
H: Diễn biến
+9-1-1905 cách mạng bùng nổ.
+Giữa 1907 cáchmạng chấm dứt. 
? Cách mạng thất bại do những nguyên nhân nào?
H: Nguyên nhân thất bại.
+Sự đàn áp của kẻ thù.
+Thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
+Thiếu vũ khí, chuẩn bị chưa kĩ càng.
(Còn mơ hồ vào lòng tốt của Nga hoàng Nicô lai).
Nguyễn ái Quốc - Đường cách mệnh
“ Nhờ chuyện thất bại này mà thợ thuyền Nga mới hiểu rằng ; Một là phải tổ chức vững bền, hai là phải liên lạc với dân cày, ba là phải vận động binh lính, phải biết TS và PK cùng một tụi, muốn đuổi vua phải đuổi cả TS”.
Cách mạng 1905-1905 thất bại làm gương cho cách mạng 1917 thành công
? ý nghĩa, bài học của cách mạng. 
H: ý nghĩa
Giáng đòn mạnh mẽ vào g/c TS, địa chủ, PK, làm suy yếu chế độ Nga hoàng, chuẩn bị ho cách mạng 1917.
Bài học.
Phải đoàn kết.
Phải kiên quyết chống TS PK.
G Sơ kết.
1 Lê nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
-Lê nin- sinh 22-4-1870 trong gia đình nhà giáo, là người thông minh sớm ra nhập phong trào công nhân.
-7-1903 thành lập đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
+Tiến hành cách mạng XHCN.
+Đánh đổ chính quyền TS, thành lập CQ VS.
+Thi hành cải cách dân chủ, đem lại rđ cho nông dân.
-> Đảng kiểu mới.
2 Cách mạng Nga 1905-1907
-Nguyên nhân bùng nổ.
+ Đầu XX Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 
+ Chiến tranh Nga –Nhật-> bãi công lan rộng, cách mạng bùng nổ.
-Diễn biến
+ 9-1-1905 cách mạng bùng nổ.
+ Giữa 1907 cáchmạng chấm dứt. 
-Nguyên nhân thất bại.
+ Sự đàn áp của kẻ thù.
+Thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
+ Thiếu vũ khí, chuẩn bị chưa kĩ càng.
-ý nghĩa
Giáng đòn mạnh mẽ vào g/c TS, địa chủ, PK, làm suy yếu chế độ Nga hoàng, chuẩn bị ho cách mạng 1917.
-Bài học.
Phải đoàn kết.
Phải kiên quyết chống TS PK.
4.Củng cố (3’)
? Em hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng Nga 1905-1907.
Làm các bài tập trong sgk.
5. Hướng dẫn học bài (1’)
Soạn trước bài 8: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX

File đính kèm:

  • docsu 8 t13.doc