Giáo án Lịch sử 8 bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

+ Chính trị: Nhà nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền mục ruỗng.

+ Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ.

+ Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.

 Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 12444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30 - Tiết 45
ND: 19/3/2015
	Bài 28. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
	NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức
- HĐ1: Học sinh nắm được nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. 
- HĐ2: Nội dung của các cải cách. Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân. 
- HĐ3: Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cải cách của thế kỷ XIX không thực hiện được.
 1.2. Kĩ năng 
- HĐ1, HĐ 2: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định sự kiện.
- HĐ3: Rèn kĩ năng liên hệ thực tế, rút ra bài học lịch sử.
1.3. Thái độ
 - HĐ1: Nhận thức được tình hình cấp thiết cần phải cải cách.
 - HĐ2: Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước. Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt Nam
- HĐ3: Có thái độ đúng, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng trí tuệ con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX.
- Kết cục của các đề nghị cải cách.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên:Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh đời sống người nơng dân Việt Nam ở thế kỉ XIX
 3.2. Học sinh: tham khảo nội dung và trả lời câu hỏi sgk.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ơn định: 8A2:..
 8A2:..
 8A3:..
 8A4:..
4.2. Kkiểm tra miệng
	.?Tại sao khởi nghĩa Yên Thế tồn tại gần 30 năm?(8đ)
- Tập hợp lực lượng đơng đảo nơng dân trên một địa bàn rộng lớn, dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, cĩ cuộc sống giản dị hồ mình với quần chúng. Nghĩa quân đã gắn bĩ mật thiết với nhân dân.
Thể hiện tính dân tộc, yêu nước sâu sắc.
?.ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX các sĩ phu yêu nước cĩ hoạt động nào nổi bật? (2đ)
- Cĩ những đề nghị cải cách duy tân.
 4.3. Tiến trình bài học
	Thực dân Pháp âm mưu đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân ta đã đứng lên chống ách xâm lược. Bên cạnh các cuộc vũ trang chống Pháp trên chiến trường, lòng yêu nước của nhân dân ta còn thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau, trong đó có việc đề xuất các đề nghị cải cách mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: thảo luận lớp
?. Em hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt Nam giữa thế kỷ XIX?
 - Những năm 60 của thế kỷ XIX trong khi tp đang mở rộng xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh Bắc Kì, thì triều đình Huế vẫn thi hành các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
?. Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra cuối thế kỷ XIX? 
- Nhà Nguyễn thực hiện những chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt, nhân dân đói khổ, mâu thuẩn xã hội sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi
 ?. Em hãy nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỷ XIX? (như phần nội dung)
* Đọc SGK “ Phong trào..rối ren”
?. Nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỷ XIX?
?. Trong bối cảnh đó, nước ta phải làm gì? 
 - Trào lưu cải cách duy tân ra đời, đưa nước nhà tiến lê con đường duy tân tiến bộ, tạo ra thực lực cho nước nhà đánh Pháp
Hoạt động 2:
. Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra đề nghị cải cách? --- Đất nước ngày càng nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân -> đề nghị cải cách
?. Nội dung cải cách là gì? 
Đối mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước phong kiến
* Đọc SGK “Năm đất nước”
?.kể tên những sĩ phu tiêi biểu, phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ?
 - Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)
 - Đinh văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khaai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
 + Nhưng tiêu biểu là:
 -!863-1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần duy tân đất nước không đượcTự Đức chấp nhận
 - 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch với 2 bản “ Thời vụ sách” để tạo ra thực lực cho đất nước cũng bị cự tuyệt
* Sơ lược về Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho, nhờ một giáo sĩ đạo thiên chúa dạy chữ Pháp và đem du lịch ở Châu Âu trong ít năm, nên có nhiều kinh nghiệm thiết thực của 1 nhà tâm học (Nghệ An)
 Chương trình cải cách chia làm 6 mục:
 - Chính trị và giáo dục
 - Kinh tế
 - Tài chính
 - Xã hội
 - Võ bị (quân sự)
 - Ngoại giao
* Hoạt động 3: 
?. Kết cục của những cải cách như thế nào?
- Những đề nghị cải cách đều khơng thực hiện được - Triều đình bảo thủ, lạc hậu đã từ chối mọi cải cách
?.Em có suy nghĩ gì về những cải cách của sĩ phu duy tân?
 - Trong bối cảnh bế tắc của chế độ PKVN, các sĩ phu đề xướng cải cách là rất dũng cảm và cách mạng, vì họ đã đi ngược với những suy nghĩ và hành động của vua quan nhà Nguyễn để duy tân đất nước
?. Hạn chế của các đề nghị cải cách cuối thế kỷ XIX?
 Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại, giải quyết 2 mâu thuẩn:
 -Nhân dân >< tp
 - Nông dân >< địa chủ phong kiến
?.Trào lưu Duy Tân cuối thế kỷ XIX có ý nghĩa gì? 
- Góp phần tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.
- Phản ánh trình độ nhận thức của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
- Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
?.Vì sao những cải cách cuối thế kỷ XIX không thực hiện được, mà những đổi mới hiện nay của chúng ta lại đạt được những thành tựu rực rỡ?
 - Nững đổi mới của chúng ta xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước
 - Xã hội: có miếng đất chính trị để tiếp thu nó ( đội ngũ trí thức đông đảo tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế xã hội)
 - Đảng và nhà nước chủ trì đổi mới được dân chúng ủng hộ với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
+ Chính trị: Nhà nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền mục ruỗng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ.
+ Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.
_ Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
1. Bối cảnh
- Đất nước ngày càng nguy khốn. Các sĩ phu muốn tạo thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược.
2. Nội dung
- Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
- Tiêu biểu
+ 1863 -1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều Trần yêu cầu cải cách nhiều mặt đều bị cự tuyệt
+ 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “ Thời vụ sách” để chấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước
III. Kết cục của các đề nghị cải cách.
1/ Kết cục
- Những đề nghị cải cách đều khơng thực hiện được - Triều đình bảo thủ, lạc hậu đã từ chối mọi cải cách
2/ Ý nghĩa:
 + Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.
 + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
 4.4. Tổng kết
	Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô   trước nội dung nói đúng về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:
	  Triều đình Huế thi hành chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. (Đ)
	  Nền kinh tế nông, công, thương nghiệp phát triển. (S)
	  Tài chính quốc gia thiếu hụt nghiêm trọng. (Đ)
	  Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. (Đ)
	  Tình hình xã hội ổn định. (S)
	  Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ liên tục. (Đ)
?. Hạn chế trong những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
	a. Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
	b. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong.
	c. Chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại.
	d. Tất cả đều đúng.
 4.5. Hướng dẫn học tập
	* Đối với bài học ở tiết này:
- Học kĩ các nội dung vừa học. 
- Trả lời các câu hỏi của bài ( SGK trang 136 )
* Đối với bài học ở tiết sau:
- Chuẩn bị bài Lịch sử địa phương: Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Của Nhân Dân Tây Ninh Cuối Thế Kỉ XIX Đầu Thế Kỉ XX.
 Gợi ý chuẩn bị:
- Tình hình Tây Ninh khi rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp. 
- Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp tiêu biểu ở nửa sau thế kỉ XIX.
- Kết quả - Ý nghĩa của phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX của nhân dân Tây Ninh. 
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_28_Trao_luu_cai_cach_duy_tan_o_Viet_Nam_nua_cuoi_the_ki_XIX_20150726_011724.doc