Giáo án Lịch sử 7 - Võ Thị Hoa - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (Tiết 2)

GV: giới thiệu mô hình làng xã thời Đinh – Tiền Lê: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy, nộp thuế và làm lao dịch cho nhà vua.

? Việc chia đều ruộng đất có tác dụng như thế nào ?

? Nhà Lê có những biện pháp nào để cho kinh tế nông nghiệp phát triển ?

? Em hiểu như thế nào là lễ cày “tịch điền” ?

HS: Tịch điền là ruộng được nhà vua cày tượng trưng hàng năm, để biểu thị sự quan tâm của nhà vua đối với nghề nông.

? Kể một số nghề thủ công mà em biết ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Võ Thị Hoa - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 6	Ngaøy soaïn: 20/09/2014
Tieát: 12	 Ngaøy daïy: 23/ 09/ 2014
Bài 9 . NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức: Giúp học sinh trình bày được những điểm chủ yếu sau:
	- Đời sống kinh tế: quyền sở hữu ruộng đất, khai hoang đào vét kênh ngòi; một số nghề thủ công; các trung tâm buôn bán.
	- Về xã hội: các giai tầng trong xã hội ( nông dân tự do, thợ thủ công…)
	- Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc cũng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước.
	2. Tư tưởng:
	- Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng kinh tế.
	- Quí trọng các truyền thống văn hoá của ông cha, biết ơn công lao anh hùng dân tộc.
	3. Kỹ năng:
	- Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội thời Ngô - Đinh – Tiền Lê
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Giáo án. Một số tranh ảnh , tư liệu có liên quan đến bài giảng.
	2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 	1.Kiểm tra bài cũ:
	- Hãy mô tả bộ máy chính quyền TW và địa phương thời Tiền Lê ?
	- Tường thuật cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn ?
 	2.Giới thiệu bài mới:
Sau khi lên ngôi được hai năm Lê Hoàn phải tổ chức kháng chiến chống Tống, cuộc kháng chiến chống Tống thành công đất nước bước vào thời kỳ độc lập . Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng đất nước với một nền kinh tế, văn hoá độc lập tự chủ. Vậy nhà Lê đã làm gì để đáp ứng yêu cầu đó.
 	3. Bài mới :
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
Hoạt động 1. Tìm hiểu bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
GV: giới thiệu mô hình làng xã thời Đinh – Tiền Lê: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy, nộp thuế và làm lao dịch cho nhà vua.
? Việc chia đều ruộng đất có tác dụng như thế nào ?
? Nhà Lê có những biện pháp nào để cho kinh tế nông nghiệp phát triển ?
? Em hiểu như thế nào là lễ cày “tịch điền” ?
HS: Tịch điền là ruộng được nhà vua cày tượng trưng hàng năm, để biểu thị sự quan tâm của nhà vua đối với nghề nông.
? Kể một số nghề thủ công mà em biết ?
HS : đọc đoạn chữ nhỏ SGK
? Nguyên nhân sự phát triển thủ công nghiệp ?
HS: - Thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc như thời Bắc thuộc.
 - Đức tính cần cù chịu khó của người thợ thủ công và kinh nghiện sản xuất lâu đời của nhân dân ta truyền lại.
? Nhà Lê đã có những việc làm nào tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển ?
HS: Đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ, tạo điều kiện thuyền buôn nước ngoài vào nước ta buôn bán đặc biệt là biên giới Việt - Tống
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
a. Nông nghiệp 
- Ruộng đất thuộc sở hữu làng xã chia nhau cày cấy, nông dân có nghĩa vụ nộp thuế, đi lính, lao dịch cho nhà vua.
-Chính sách: Vua cày ruộng tịch điền, mở rộng đất hoang, chú trọng làm công tác thủy lợi 
 ® Nông nghiệp ổn định và phát triển 
b. Thủ công nghiệp 
 - Nhà nước: xưởng đúc tiền, chế vũ khí, may áo mũ… xây cung điện, chùa chiền.
 - Nhân dân: thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như: dệt lụa, kéo tơ, làm gốm…
® Tận dụng được nhiều thợ giỏi
c. Thương nghiệp
 - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng được hình thành
- Buôn bán với nước ngoài, đặc biệt ® Tống.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đời sống xã hội và văn hoá
? Xã hội có những tầng lớp nào ? 
? Mối quan hệ giữa các từng lớp trong xã hội ?
HS: Chưa có sự phân biệt sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn.
? Vì sao các nhà sư lại được trọng dụng ?
HS : Vì đạo Phật có điều kiện truyền bá rộng rãi hơn trước. Giáo dục chưa phát triển nên số người đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng và trọng dụng.
GV: Minh hoạ bằng câu chuyện đối đáp của nhà sư Đỗ Thuận với Lý Giác – sứ nhà Tống.
? Nêu các loại hình văn hoá dân gian mà em biết.
2. Đời sống xã hội và văn hoá
a. Xã hội
 - Tầng lớp thống trị: Vua, quan , nhà sư
 - Tầng lớp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và một số ít địa chủ.
 - Tầng lớp thấp nhất là nô tỳ ( số lượng ít)
b. Văn hoá
 - Giáo dục chưa phát triển
 - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi.
 - Văn hoá dân gian: Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu vật…được nhân dân ưa thích.
Hoạt đông 3: Tìm hiểu về công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn.
HS thảo luận nhóm: Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn có công như thế nào trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước ?
GV: kết luận, ghi bảng
3. Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn
=> Ngô Quyền , Đing Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những vị anh hùng dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
4. Củng cố:
 	- Nguyên nhân thành công trong bước đầu xây dựng nền tự chủ ?
	GV gợi ý: nông nghiệp có nhiều biện pháp khuyến nông, thợ thủ công đất nước độc lập, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc.
	- Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội thời Ngô - Đinh – Tiền Lê theo hướng giáo viên
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 	- Nêu công lao cụ thể của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
	- Hoàn thành sơ đồ tổ chức xã hội.
	- Đọc SGK bài 10, vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN 6 SU9 TIET122014 2015.doc