Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 48, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

GV: Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai? Xây dựng cát cứ?

HS: Đặt phủ Gia Định, mở rộng xuống vùng đất Mĩ Tho Hà Tiên. Lập xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

GV: Phủ Gia Định gồm có mấy dinh?

 Thuộc những tỉnh nào hiện nay hiện nay?

HS: Gồm 2 dinh: - Dinh Trấn Biên: ( Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương,Bình Phước)

 - Dinh Phiên Trấn: ( Thành phố HCM, Long An, Tây Ninh)

GV: Nhận xét sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong?

HS: Đàng Ngoài ngưng trệ.

 Đàng Trong phát triển.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 48, Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết :48
Bài 23 KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII
I. KINH TẾ.
Ngày soạn: 18/02/2014
Ngày dạy: 20/02/2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở hai miền đất nước .Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó ?
 - Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra, kéo dài nhưng kinh tế có những bước phát triển đáng kể. Những nét lớn về thành tựu văn hoá .
2. Kỹ năng: Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam.
3. Thái độ: Tôn trọng, có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của cha ông, thể hiện những sức sống tinh thần của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Bản đồ Việt Nam.
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan
III. Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định: (1’)
 2. KTBC:(4’) -Hậu quả chiến tranh Nam -Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn?.
3. Bài mới: Chiến tranh liên miên giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn gây biết bao nhiêu tổn hại, đau thương cho dân tộc. Đặc biệt sự phân chia cát cứ kéo dài đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triễn chung của đất nước .Tình hình văn hoá có đặc điểm gì ? 
TG
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
18’
HĐ 1: Nông nghiệp
GV:Gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV: Ở Đàng Ngoài chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không?
HS: Chúa trịnh không chăm lo khai hoang, tổ chức đê điều.
 Ruộng dất bị bọn cường hào đem càm bán.
GV: Cường hào đem cầm bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào?
HS: Nông dân không có ruộng cấy cày nên:
 + Mất mùa đói kém xảy ra dồn dập.
 + Nhiều người bỏ làng đi nơi khác.
GV: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn có quan tân đén sản xuất nông nghiệp không? Nhằm mục đích gì?
HS: Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận Quảng để củng cố xây dựng cát cứ.
Mục đích: Xây dựng kinh tế giàu mạnh để chống đối lại họ Trịnh.
Gv: Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?
HS: Cung cấp nông cụ, lương ăn lập làng ấp.
 - Ở Thuận Hoá chiêu tập nhân dân lưu vong tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ về quê cũ làm ăn.
GV: Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai? Xây dựng cát cứ?
HS: Đặt phủ Gia Định, mở rộng xuống vùng đất Mĩ Tho Hà Tiên. Lập xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.
GV: Phủ Gia Định gồm có mấy dinh?
 Thuộc những tỉnh nào hiện nay hiện nay? 
HS: Gồm 2 dinh: - Dinh Trấn Biên: ( Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương,Bình Phước)
 - Dinh Phiên Trấn: ( Thành phố HCM, Long An, Tây Ninh)
GV: Nhận xét sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong?
HS: Đàng Ngoài ngưng trệ.
 Đàng Trong phát triển.
1/ Nông nghiệp:
Đàng Ngoài :
Kinh tế nông nghiệp giảm sút.
Đời sống nhân dân đói khổ.
* Đàng Trong:
Khuyến khích khai hoang.
Đặt phủ Gia Định
Lập làng xóm mới.
17’
HĐ 2: Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
GV: Nước ta gồm có các ngành nghề thủ công tiêu biểu nào?
HS: Dệt lụa, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,...
GV: Ở thế kỉ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào? 
HS: Làng thủ công mọc lên ở nhiều nơi 
GV: Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào? 
HS: Xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị.
GV(H): Nhận xét về chợ? Xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì?
HS:Buôn bán trao đổi hàng hoá rất phát triển 
GV(H):Chúa Trịnh ,chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
HS:Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân châu Á , châu Âu vào buôn bán ,mở cửa hàng để nhờ họ mua vũ khí.
2/ Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.
Thủ công nghiệp phát triển, xuất hiện các làng thủ công 
Thương nghiệp:
Xuất hiện nhiều chợ, phố xá và các đô thị.
Hạn chế về ngoại thương.
4. Củng cố(3’) Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVIII?
5. Dặn dò: (2’)Học bài cũ và chuẩn bị bài sau: " Kinh tế, văn hoá TK XIV- XVIII IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………................................

File đính kèm:

  • doc48.doc