Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 40, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) (Tiết 1) - Đặng Thị Hường

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức quân đội thời Lê Sơ (10 phút)

? Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?

HS: Dựa vào SGK trình bày ngắn gọn

GV: Khái quát, chốt, nhấn mạnh tinh thần quyết tâm gìn giữ từng tấc đất qua đoạn trích Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều – SGK, nhà Lê Sơ tăng cường bố trí canh phòng ở nơi hiểm yếu nhất là vùng biên giới. Đó là ý thức cao độ trong việc bảo vệ giang sơn gấm vóc

? Em hãy cho biết nhận xét của mình về quân đội thời Lê Sơ? So sánh với quân đội thời Trần?

HS: Thảo luận cặp 5’

GV: Hướng dẫn HS thảo luận: Điểm giống và khác nhau giữa quân đội hai thời kì

HS: Trình bày kết quả thảo luận

GV: Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, điểm giống nhau: được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có hai bộ phận chính, được luyện tập thường xuyên và bố trí ở nơi hiểm yếu, điểm khác nhau: quân đội thời Lê Sơ do vua làm tổng chỉ huy, không có quân đội của vương hầu, quý tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 40, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) (Tiết 1) - Đặng Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 11/01/2016
Tiết: 40 Ngày dạy: 13/01/2016
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Trình bày được tổ chức Nhà nước thời Lê Sơ.
- Biết được về tổ chức quân đội thời Lê Sơ.
- Nêu được những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.
2. Thái độ:
- GD học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ hùng mạnh của dân tộc
- Giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm vươn lên trong học tập
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Lược đồ: trận Tốt Động – Chúc Động, trận Chi Lăng – Xương Giang
- Giáo án, các tư liệu liên quan đến bộ luật Hồng Đức
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, học bài theo yêu cầu giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 7A1.. Lớp 7A2. 
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
- Em hãy tường thuật diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang trên lược đồ?
- Em hãy cho biết nguyên nhân vì sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi? Thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê Sơ. Trải qua gần một thế kỉ tồn tại và phát triển nhà Lê Sơ đã đóng góp to lớn đưa chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao. Nước Đại Việt thời Lê Sơ như thế nào bài học hôm nay chúng ta bắt đầu được tìm hiểu
4. Bài mới: (34 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ (14 phút)
? Em hãy nêu các việc làm của Lê Lợi sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước?
HS: Dựa vào SGK suy nghĩ trả lời
GV: Lê Lợi ( Lê Thái Tổ) lên ngôi, lập ra nhà Lê Sơ
GV: Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước 
Nhấn mạnh bộ máy chính quyền được hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông.
? Quan sát lược đồ hình 44 – hành chính Nước Đại Việt thời Lê Sơ xác định các đạo thừa tuyên và so sánh với hành chính Nước Đại Việt thời Trần?
HS: xác định được tên các đạo thừa tuyên trên lược đồ, so sánh được diện tích của nước ta thời Lê Sơ được mở rộng hơn.
GV: Hướng dẫn, gợi ý, chốt lãnh thổ được mở rộng là do khẩn hoang, cải tạo đất và đoàn kết toàn dân trong lao động và xây dựng đất nước
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức quân đội thời Lê Sơ (10 phút)
? Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trình bày ngắn gọn
GV: Khái quát, chốt, nhấn mạnh tinh thần quyết tâm gìn giữ từng tấc đất qua đoạn trích Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều – SGK, nhà Lê Sơ tăng cường bố trí canh phòng ở nơi hiểm yếu nhất là vùng biên giới. Đó là ý thức cao độ trong việc bảo vệ giang sơn gấm vóc
? Em hãy cho biết nhận xét của mình về quân đội thời Lê Sơ? So sánh với quân đội thời Trần?
HS: Thảo luận cặp 5’
GV: Hướng dẫn HS thảo luận: Điểm giống và khác nhau giữa quân đội hai thời kì 
HS: Trình bày kết quả thảo luận
GV: Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, điểm giống nhau: được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có hai bộ phận chính, được luyện tập thường xuyên và bố trí ở nơi hiểm yếu, điểm khác nhau: quân đội thời Lê Sơ do vua làm tổng chỉ huy, không có quân đội của vương hầu, quý tộc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về luật pháp thời Lê Sơ (10 phút)
? Luật pháp thời Lê Sơ có nét gì nổi bật?( việc ban hành luật, nội dung của bộ luật Hồng Đức)
HS: Một học sinh lên trình bày, các HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung
GV: Bộ luật mới được ban hành thời vua Lê Thánh Tông với tên gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức vì niên hiệu của vua Lê Thánh Tông là Hồng Đức), bộ luật đề cao việc bảo vệ quyền lợi của vua, quan quý tộc, địa chủ phong kiến, đặc biệt có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp, bảo vệ phụ nữ
? Em hãy cho biết nhận xét của mình về bộ luật Hồng Đức?
HS: suy nghĩ trả lời, các HS cùng đưa ra nhận xét của mình về bộ luật
GV: Đây là bộ luật tiến bộ và đầy đủ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam, thể hiện bước phát triển mạnh mẽ trong lịch sử pháp luật nước ta thời phong kiến. Có tác dụng tích cực, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế đồng thời ổn định xã hội.
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT 
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
 - Sau khi dẹp yên giặc, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế
- Về tổ chức chính quyền:
+ Vua đứng đầu cả nước quyết định mọi việc
+ Giúp việc có các quan đại thần và 6 bộ
+ Từ thời Lê Thánh Tông cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti
+ Dưới đạo là phủ, châu, huyện và xã
2. Tổ chức quân đội
- Theo chế độ “Ngụ binh ư nông”
- Có 2 bộ phận chính; gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh
- Vũ khí: dao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo
- Được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi
3. Luật pháp
- Vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật Hồng Đức
- Nội dung:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, địa chủ.
+ Bảo vệ chủ quyền, giữ gìn truyền thống dân tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
Luật Hồng Đức là bộ luật lớn nhất trong thời kỳ phong kiến nước ta
5. Củng cố: (2 phút)
 GV khái quát các nội dung đã học: Bài học các em cần nắm được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ, quân đội và pháp luật thời Lê Sơ, điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức, điểm khác của hành chính, quân đội của thời Lê Sơ so với thời Trần.
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Học bài, làm bài tập SGK trang 96.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 20, phần II
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docLS7_Tuan_21_Tiet_40.doc