Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 27, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (Tiết 1) - Võ Thị Hoa

GV: Hình thành các khái niệm “ điền trang”, “thái ấp”, “vương hầu”. “quý tộc”

? Nhận xét về nguyên nhân sự phát triển nông nghiệp?

HS: do các biện pháp khuyến nông, đắp đê, khai hoang, lập ấp

? Tình hình thủ công nghiệp dưới thời Trần như thế nào ?

? Em hãy kể tên các nghề thủ công nghiệp dưới thời Trần ? ( dệt, gốm, đúc đồng )

HS: quan sát hình 35, 36 so sánh với hình 23 Sgk trang 47 → nhận xét ? ( có nhiều hoa văn nỗi )

? Điểm mới về thủ công nghiệp thời kỳ này là gì ?

GV nhấn mạnh: ngoài các nghề thủ công truyền thống có 2 ngành mới: đóng thuyền lớn và chế tạo súng.

? Thương nghiệp sau chiến tranh có đặc điểm gì ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 27, Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (Tiết 1) - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn: 21/11/2015
Tiết: 27	 Ngày dạy: 23/11/2015
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế của nước ta thời Trần.
- Một số thành tựu phản ánh sự phát triển của nền kinh tế.
2. Thái đô:
- Tự hào về nền văn hóa thời Trần.
- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế.
- So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, đề, đáp án kiểm tra 15 phút.
2. Học sinh:	
	- Học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
	7A1; 7A2
2. Bài cũ: (15/) Kiểm tra 15 phút.
Đề kiểm tra: Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhân dân ta giành thắng lợi?	
Đáp án và biểu điểm: ( Mỗi ý đúng 2 điểm)
- Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân và thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc. 
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt, quan tâm đến sức dân, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân.
- Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba, yêu nước, thương dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Nhờ áp dụng những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
 	3. Giới thiệu bài: (1/) Chiến tranh xâm lược của nhà Nguyên đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho quốc gia Đại Việt. Nhà Trần đã làm gì để khôi phục hậu quả của chiến tranh và kết quả của các chính sách đó đối với tình hình kinh tế => bài mới.
 	 4. Bài mới: (25/)
I. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KINH TẾ
Họat động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh. (15/)
? Sau chiến tranh, nông nghiệp thời Trần có đặc điểm gì?
? Tại sao ruộng đất tư dưới thời Trần lại ngày càng nhiều? 
HS: Chính sách khai hoang, lập điền trang, nhà nước ban cấp ruộng đất.
GV: Hình thành các khái niệm “ điền trang”, “thái ấp”, “vương hầu”. “quý tộc”
? Nhận xét về nguyên nhân sự phát triển nông nghiệp?
HS: do các biện pháp khuyến nông, đắp đê, khai hoang, lập ấp
? Tình hình thủ công nghiệp dưới thời Trần như thế nào ?
? Em hãy kể tên các nghề thủ công nghiệp dưới thời Trần ? ( dệt, gốm, đúc đồng )
HS: quan sát hình 35, 36 so sánh với hình 23 Sgk trang 47 → nhận xét ? ( có nhiều hoa văn nỗi )
? Điểm mới về thủ công nghiệp thời kỳ này là gì ?
GV nhấn mạnh: ngoài các nghề thủ công truyền thống có 2 ngành mới: đóng thuyền lớn và chế tạo súng.
? Thương nghiệp sau chiến tranh có đặc điểm gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội sau chiến tranh. (10/)
HS thảo luận 3 phút: xã hội thời Trần có những tầng lớp nào ?
? Sự phân hóa các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có nét gì khác so với thời Lý ?
HS: ( Phân hóa sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông nô – nô tì ngày càng nhiều )
? Em hãy nêu đời sống của các tầng lớp xã hội dưới thời Trần ?
GV: hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ phân hóa các tầng lớp xã hội dưới thời Trần.
 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh
a. Nông nghiệp:
- Được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
- Ruộng đất có hai hình thức sở hữu:
 + Ruộng đất công: chiếm phần lớn.
 + Ruộng đất tư: của vương hầu, qúy tộc, địa chủ.
 b. Thủ công nghiệp:
- Rất phát triển do nhà nước quản lí gồm nhiều ngành nghề khác nhau.
- Thủ công cổ truyền phổ biến và phát triển.
- Thành lập làng nghề và phường nghề.
- Sản phẩm đa dạng, trình độ kỷ thuật cao.
c. Thương nghiệp:
- Trao đổi buôn bán trong và ngòai nước được đẩy mạnh.
- Nhiều trung tâm kinh tế được mở rộng : Thăng Long, Vân Đồn.
2.Tình hình xã hội sau chiến tranh
- Xã hội ngày càng bị phân hóa sâu sắc gồm:
 + Tầng lớp thống trị: Vua, vương hầu, qúy tộc, địa chủ, quan lại.
 + Tầng lớp bị trị: Thương nhân, thợ thủ công, nông dân tá điền.
 + Tầng lớp : Nông nô, nô tì.
 	 4. Củng cố: (2/)
 	- Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?
 	- Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới? 
 	5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Học bài theo câu hỏi 1, 2 Sgk trang 70.
- Chuẩn bị bài phần II:
+ Tìm hiểu về đời sống văn hóa, giáo dục, khoa học – kỉ thuật.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.
.  

File đính kèm:

  • docTUAN_14_LS7_TIET_27.doc