Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 15, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

HS: Tiến công trước để tự vệ.

GV: Giảng câu nói của Lý Thường Kiệt"Ngồi yên đợi giặc." thể hiện điều gì?

HS: Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giàng thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược

GV: Tháng 10/1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống(chỉ bản đồ 2 mũi tấn công)

GV:mục đích yết bảng là gì?

HS: Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4535 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 15, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08
Tiết: 15 
Bài 11 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)
I. GIAI ĐOAN THỨ NHẤT (1075)
Ngày soạn: 03/10/2013
Ngày dạy: 08/10/2013 
 A Mục tiêu:
Kiến thức: 
-Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước
-Cuộc tiến công tập kích sang đấtTống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng
Kỹ năng: Tường thuật theo lược đồ, phân tích đánh giá các nhân vật lịch sử.
Giáo dục: Lòng tự hào dân tộc, biết ơn người anh hùng dân tôc LTK. Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái, tình đoàn kết dân tộc.
B.PHƯƠNG PHÁP:Nêu vấn đề, đàm thoại....
C. CHUẨN BỊ: Bản đồ Đại Việt thời Lý Trần
D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
I Ổn định:1phút
II Bài cũ: KT 15 phút
Câu 1: Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao nhà lý lại dời đô về Thăng Long? (10đ)
III Bài mới: 
1.Giới thiệu: Năm 981 mối quan hệ giữa 2 nước được củng cố nhưng từ giữa thế kỷ XI quan hệ ngoại giao giữa 2 nước bị cắt đứt bởi nhà Tống có những hành động khiêu khích xâm lược Đại Việt.
2.Triển khai bài:
Tg
Hoạt động của GV&HS
Nội dung cần đạt
12'
HĐ1.Nhà Tống xâm lược nước ta
Học sinh đọc đoạn 1
GV: Tình hình nhà Tống ntn?
HS: Nhà Tống gặp khó khăn.
GV: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
HS: giải quyết tình trạng khủng hoảng
GV:Để chiếm Đại Việt nhà Tống đã làm gì?
HS: Xúi Chăm Pa đánh phía nam, phía bắc ngăn cản buôn bán 
2 nước.
GV: Đứng trước âm mưu đó nhà Lý đối phó bằng cách nào?
GV: Em hãy cho biết một vài nét về Lý Thường Kiệt?
HS: Dựa vào SGK để trả lời
HS: Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống. 
1.Nhà Tống xâm lược nước ta
- Nhà Tống xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước
- Nhà Lý chủ động đối phó cử Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy tổ chức cuộc kháng chiến
13'
HĐ2.Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
 GV: Trước tình hình quân Tống như vậy Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc ntn?
HS: Tiến công trước để tự vệ.
GV: Giảng câu nói của Lý Thường Kiệt"Ngồi yên đợi giặc..." thể hiện điều gì?
HS: Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giàng thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược
GV: Tháng 10/1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống(chỉ bản đồ 2 mũi tấn công)
GV:mục đích yết bảng là gì?
HS: Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân TQ 
GV: Tại sao nói đây là cuộc tấn công để phòng vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược?
GV: Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?
2.Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
a. Hoàn cảnh:
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược
- Nhà Lý tấn công trước để tự vệ
b. Diễn biến:
- 10/1075 Lý Thường Kiệt và Tông Đản kéo quân vào đất Tống
- Tấn công các căn cứ tập kết quân-->Công phá làm chủ Ung Châu
c. Ý nghĩa:Làm quân Tống hoang mang bị động
IV. Củng cố: 3 phút
Em hãy nêu âm mưu xâm lược của nhà Tống?
Nhà Lý dùng cách nào để đối phó với âm mưu đó?
Kêt quả và ý nghĩa của việc chủ động tiến công để tự vệ?
V. Dặn dò:1 phút
 Học bài theo câu hỏi sgk, xem trước phần II
Trả lời các câu hỏi sgk
Vị trí phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng ntn?
 Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docS7T8-15.doc