Giáo án Lịch sử 7 - Lê Thị Nguyện - Tiết 11, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (Tiết 1)

HS: Hành động của thái hậu họ Dương là đúng đắn. Bà đã biết hy sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của dân tộc, đây là việc làm cần được ca ngợi và khâm phục.

?Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở trung ương thời Tiền Lê. So sánh với thời Ngô và nhận xét

HS: Thảo luận nhóm 3’

GV: Sử dụng một số câu hỏi gợi ý

? Bộ máy nhà nước ở địa Phương được tổ chức như thế nào?

GV: Tổ chức, nhận xét, bổ sung, chốt

? Cách tổ chức quân đội của nhà tiền Lê  Nhận xét

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Lê Thị Nguyện - Tiết 11, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 6	Ngaøy soaïn: 20/ 09/ 2014
Tieát : 11	Ngaøy daïy: 23/ 10/ 2014
Bài 9 : NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ ( Tiết 1 )
I/ MỤC TIÊU 
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh :	
Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.
Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta nhưng đã bị quân và dân ta đánh bại
 2/ Thái độ:
Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng.
Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ trong thời kỳ đầu giành độc lập.
3/ Kỹ năng:
 - Bồi dưỡng kỹ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên.
Giáo án
Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
2/ Học sinh.
Sách giáo khoa, vở bài học, học bài củ
Sưu tầm một số tranh ảnh về đền thờ vua Đinh, Vua Lê.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: 7A1…………….7A2……………..7A3…………………
 7A4……………7A5……………7A6…………………..
 1/ Kiểm tra bài cũ: Trả bài và nhận xét bài kiểm tra 15’
2/ Giới thiệu bài mới: Vào năm 967, các sứ quân lần lượt bị đánh bại, tình trạng cát cứ chấm dứt -> đất nước được thống nhất. Vậy ! Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì sau khi thống nhất đất nước? -> bài mới.
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình nhà Đinh xây dựng đất nước
? Sau khi thống nhất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? 
? Tên nước là Đại Cồ Việt và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói nên điều gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Khẳng định VN có giang sơn riêng, bờ cõi riêng, Nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc. ĐBL là người Việt đầu tiên xưng đế. Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn mạnh.
? Tình hình triều chính nhà Đinh được tổ chức như thế nào ?
? Đinh Bộ Lĩnh đã có những chính sách gì để xây dựng đất nước ?
? Những việc làm của vua Đinh có ý nghĩa như thế nào ?
? Về đối ngoại Đinh Bộ Lĩnh có chính sách gì?
GV: Mặc dù xưng đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và TQ . Mùa Xuân năm 970 ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống
HS: quan sát đền thờ vua Đinh ® ý nghĩa của việc lập đền thờ.
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng)
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư .
- Năm 970 đặt niên hiệu là Thái Bình, 
* Đối nội:
- Phong vương cho các con.
- Cử các tướng thân cận giữ chức vụ chủ chốt
- Xây dựng cung điện , đúc tiền, đề ra hình phạt.
* Đối ngoại: Giao hảo với nhà Tống
Ý nghĩa: Đinh bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập , tự chủ, khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân tộc. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
HS thảo luận nhóm : Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
GV: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị giết, Đinh Toàn lên ngôi vua còn nhỏ (5 tuổi)
GV: giới thiệu vài nét về Lê Hoàn và hành động khoác áo Long bào cho Lê Hoàn của thái hậu Dương Vân Nga .
? Em có nhận xét gì về hành động của thái hậu họ Dương?
HS: Hành động của thái hậu họ Dương là đúng đắn. Bà đã biết hy sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của dân tộc, đây là việc làm cần được ca ngợi và khâm phục.
?Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở trung ương thời Tiền Lê. So sánh với thời Ngô và nhận xét 
HS: Thảo luận nhóm 3’
GV: Sử dụng một số câu hỏi gợi ý
? Bộ máy nhà nước ở địa Phương được tổ chức như thế nào?
GV: Tổ chức, nhận xét, bổ sung, chốt
? Cách tổ chức quân đội của nhà tiền Lê ® Nhận xét
GV: giải thích chế độ “ngụ binh ư nông”
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
a. Hoàn cảnh: 
	 Triều đình biến cố 
+ Năm 979 
 Nhà Tống xâm lược 
 Đại Cồ Việt
=>Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua, (lập nên nhà Tiền Lê) đổi niên hiệu là Thiên Phúc.
b. Bộ máy nhà nước
 - Ở Trung ương :
 Vua đứng đầu giúp việc là thái sư, đại sư và quan văn, quan võ.
 - Các đơn vị hành chính :
 Cả nước chia 10 lộ ® Phủ® Châu 
c. Quân đội : Gồm
 Cấm quân và quân địa phương. Theo chế độ “ngụ binh ư nông”
d. Ý nghĩa:
Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước xây dựng chính quyền độc lập tự chủ - là sự hoàn thiện chính quyền phong kiến
Hoạt đông 3. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chốngTống của Lê Hoàn 
? Nhà Lê đã chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống như thế nào ?
GV: giới thiệu ký hiệu trên bản đồ để học sinh quan sát và trình bày.
GV: Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên bản đồ.
? Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Lê Hoàn?
? Kết quả?
 ta trao trả tù binh, quan hệ bình thường với Tống
? Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Giáo dục HS lòng yêu mến thái độ trân trọng di tích lịch sử quốc gia sông Bạch Đằng, biết ơn anh hùng dân tộc Lê Hoàn
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn 
a. Diễn biến
* Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thủy,bộ tiến đánh nước ta
* Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến của ta 
 + Thuỷ: Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng
 + Bộ: chặn đánh địch quyết liệt
 b. Kết quả:
 Hầu Nhân Bảo bị giết, quân Tống đại bại 
c. Ý nghĩa :
- Thể hiện ý chí quyết tâm chống giăc ngoại xâm của quân dân ta
- Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta
4. Củng cố: 
 	 - Hoàn thành sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương thời Tiền Lê .
	 - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài kết hợp vở ghi và sgk.	
- Chuẩn bị bài 9 phần II: Soạn bài dựa vào các câu hỏi xanh sgk.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 6 lich su 7.doc