Giáo án Lịch sử 7 bài 21 tiết 44: Ôn tập chương IV

1. Nội dung chương IV

- Âm mưu và thủ đoạn thống trị của nhà Minh

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Tình hình nước ta thời Lê Sơ

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 bài 21 tiết 44: Ôn tập chương IV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 23	Ngaøy soaïn: 18/01/ 2015
Tieát : 44	Ngaøy daïy: 22/01/ 2015
Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
Thông qua trả lời các câu hỏi để khắc sâu kiến thức lịch sử Việt Nam thế kỉ XV- XVI
Nắm được các thành tựu trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Nắm được những nét chính tình hình xã hội và đời sống nhân dân thời Lê Sơ
 2. Thái độ:
Củng cố cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân, tổ tiên đã bảo vệ và xây dựng đất nước. 
Giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm vươn lên trong học tập
 3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, thể hiện cảm nghĩ, liên hệ thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, các lược đồ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, học bài theo yêu cầu giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:(1’) 7A17A2.7A3
 7A47A5.7A6.
 1. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Em hãy nêu khái quát tên các danh nhân văn hóa xuất sắc thời Lê Sơ và những lĩnh vực họ cống hiến cho văn hóa, sự phát triển của dân tộc.
 2.Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu nội dung của lịch sử nước ta thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI - thời Lê Sơ trong chương IV. Để củng cố kiến thức toàn bộ chương này, chúng ta cùng tiến hành ôn tập chương ở bài học hôm nay.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái quát nội dung đã học ở chương IV (12’)
? Em hãy khái quát những nội dung đã học ở chương IV?
HS: Dựa vào kiến thức đã học khái quát được:
Âm mưu bành trướng và thủ đoạn thống trị của nhà Minh
Diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ và của quý tộc nhà Trần
Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( GV: Treo lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chiến thắng Tốt Động – Chúc Động, chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, yêu cầu HS trình bày diễn biến)
HS: Nhắc lại nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Tình hình nước ta thời Lê Sơ: Chính quyền, quân đội, pháp luật, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục và một số danh nhân tiêu biểu thời Lê Sơ
Hoạt động 2: Khái quát về bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (12’)
GV: Hướng dẫn HS trả lời theo câu hỏi SGK câu 1,2,3
HS: Thảo luận nhóm câu 1,2
? Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh hơn thời Lý – Trần ở những điểm nào?
HS ( nhóm 1,3): Trả lời vào phiếu học tập
Triều đình
Các đơn vị hành chính
Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại
? Nhà nước thời Lê Sơ và thời Lý - Trần có đặc điểm nào khác nhau? 
HS: ( nhóm 2,4): Trả lời vào phiếu học tập
GV: Tổ chức cho các tổ trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung hoàn thiện
Nhấn mạnh sự hoàn thiện của chế độ phong kiến thời Lê Sơ
? Điểm giống và khác của pháp luật thời Lê Sơ và thời Trần?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: khái quát
- Điểm giống nhau của pháp luật Lê Sơ với thời Trần: đều bảo vệ quyền lợi của vua, giai cấp thống trị, khuyến khích sản xuất
- Điểm khác nhau: pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ hoàn thiện hơn, có một số điều luật bảo vệ quyền lợi nhân dân và phụ nữ - nội dung tiến bộ của bộ luật Hồng Đức.
Hoạt động 3: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật thời Lê Sơ (12’)
GV: Cho HS nhắc lại các thành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ
HS: Dựa vào kiến thức đã học nhắc lại các thành tựu nổi bật
GV: tổ chức cho HS làm các câu hỏi 4,5,6 SGK 
? Điểm giống và khác nhau của kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê Sơ so với thời Lý – Trần?
HS: hoạt động theo nhóm
GV: tổ chức, hướng dẫn theo dàn ý SGK và kiến thức đã học
- Kinh tế: 
+ Điểm giống: Nhà nước có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất, nền kinh tế phát triển nhanh chóng
+ Điểm khác: thời Lê Sơ thủ công nghiệp được chuyên nghiệp với nhiều làng nghề ra đời, nhiều mặt hàng thủ công được nước ngoài ưa chuộng
- Xã hội:
+ Giống nhau: Đều có các tầng lớp cơ bản: Bóc lột, bị bóc lột, nô tỳ
+ Khác: Thời Lê Sơ tầng lớp vương hầu quý tộc không còn, tầng lớp nô tỳ bị hạn chế
- Văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật
Thời Lê Sơ đạt được những thành tựu rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực, nền giáo dục khoa cử hoàn thiện hơn thời Lý – Trần các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy cũ, đa số nhân dân đều có thể đi học, Phật giáo không còn phát triển, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn
1. Nội dung chương IV
- Âm mưu và thủ đoạn thống trị của nhà Minh
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Tình hình nước ta thời Lê Sơ
2. Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ
- Triều đình: một số cơ quan cùng chức quan cao cấp được bãi bỏ, tăng cường tính tập quyền – quyền lực tập trung vào tay hoàng đế
- Các đơn vị hành chính: Được tổ chức chặt chẽ hơn đặc biệt là cấp thừa tuyên và xã
- Cách đào tạo, tuyển dụng quan lại: Lấy thi cử để tuyển chọn quan lại
- Nhà nước thời Lê Sơ bổ nhiệm quan lại theo nguyên tắc người có học, có đỗ đạt mới được tuyển dụng, thời Trần người được bổ dụng làm quan phải là người xuất thân từ đẳng cấp quý tộc
3. Tình hình nước ta thời Lê Sơ so với thời Lý – Trần
- Kinh tế: 
Thời Lê Sơ thủ công nghiệp được chuyên nghiệp với nhiều làng nghề ra đời, nhiều mặt hàng thủ công được nước ngoài ưa chuộng
- Xã hội:
Thời Lê Sơ tầng lớp vương hầu quý tộc không còn, tầng lớp nô tỳ bị hạn chế
- Văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật
nền giáo dục khoa cử hoàn thiện hơn thời Lý – Trần các kì thi được tổ chức thường xuyên, quy cũ, đa số nhân dân đều có thể đi học
 4. Củng cố: (1’)
 GV yêu cầu HS khái quát toàn bộ nội dung chương IV
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1’)
Học bài theo vở ghi, làm bài tập ở nhà theo SGK, trang 104
Chuẩn bị tiết ôn tập chương IV
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docsu_7_tiet_44_20150726_022534.doc