Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

? Nhìn vào tranh, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?

-Thấy được sự khác biệt so với ngày nay như: lớp học, thầy trò, bàn ghế

? Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?

-Những thay đổi đó chủ yếu do con người tạo nên.

? Học lịch sử để làm gì?

-Hiểu được cội nguồn dân tộc.

-Quý trọng những gì mình đang có.

-Biết ơn những người làm ra nó và trách nhiệm của mình đối với đất nước

? Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải biết lịch sử?

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4399 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01
MỞ ĐẦU
Bài 1:	 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Ngày soạn: 17/08/2013
Ngày dạy: 21/08/2013
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 
1. Chuẩn kiến thức: giúp HS hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.
1.1 Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
1.2 Học lịch sử để làm gì?
- Hiểu được cội nguồn dân tộc.
- Biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
- Biết được quá trình sống, lao động của tổ tiên.
- Biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn tổ tiên.
- Biết vận dụng vào hiện tại để làm giàu truyền thống dân tộc.
1.3 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Tư liệu truyền miệng(các chuyện dân gian .)
- Tư liệu hiện vật(các văn bản viết.).
- Tư liệu chữ viết(những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)
à Nguồn tư liệu là gốc giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
2. Về tư tưởng, tình cảm: bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3. Về kỹ năng: Bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương tiện.
- Giáo viên chuẩn bị: SGK, tranh ảnh và bản đồ treo tường, sách báo có nội dung liên quan đến nội dung bài học.
- HS chuẩn bị: tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Ổn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra: 2’ Vở, sgk và ĐD học tập. 
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: Mọi vật xung quanh chúng ta ngày nay, từ cụ thể đến trừu tượng, đều trãi qua những thời kỳ: sinh ra, lớn lên, thay đổi … nghĩa là đều có quá khứ. Để hiểu được quá khứ đó, trí nhớ của con người hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học – khoa học lịch sử. Như vậy, có rất nhiều loại lịch sử, nhưng lịch sử chúng ta học ở đây là lịch sử loài người.
HĐ: 1 Lịch sử là gì ?
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
12’
 GV: Có phải ngay từ khi mới xuất hiện con người, cây cỏ, mọi vật đều có hình dạng như ngày nay ?
Diễn giảng: sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi à quá khứ à lịch sử
? Lịch sử là gì ?
- Đọc SGK
? Lịch sử loài người nghiên cứu những vấn đề gì ?
 - Nghiên cứu toàn bộ hoạt động của con người.
? Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? 
- Con người: cá thể
- Loài người: tập thể, liên quan đến tập thể. 
1. Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ 
- Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt đông của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. 
à Lịch sử là một môn khoa học.
HĐ: 2 Học lịch sử để làm gì?
15’
? Nhìn vào tranh, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?
-Thấy được sự khác biệt so với ngày nay như: lớp học, thầy trò, bàn ghế…
? Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
-Những thay đổi đó chủ yếu do con người tạo nên.
? Học lịch sử để làm gì? 
-Hiểu được cội nguồn dân tộc.
-Quý trọng những gì mình đang có.
-Biết ơn những người làm ra nó và trách nhiệm của mình đối với đất nước
? Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải biết lịch sử?
2. Học lịch sử để làm gì?
-Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, dân tộc mình.
-Ông cha đã sống và lao động để tạo nên đất nước, quý trọng những gì mình đang có.
-Biết ơn những người làm ra nó và biết mình phải làm gì cho đất nước. 
HĐ: 3 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
10’
? Tại sao chúng ta lại biết rõ về cuộc sống của ông bà, cha mẹ?
-Dựa vào những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác.
? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
-HS dựa vào sgk
? Hãy kể những tư liệu truyền miệng mà em biết?
-Các kho truyện dân gian:Truyền thuyết, Thần thoại, Cổ tích…
? Thế nào gọi là tư liệu hiện vật, chữ viết?
-Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được.
-Những bản ghi, sách vở, in, khắc bằng chữ viết…
? Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào?
? Bia đá thuộc loại gì?
? Đây là loại bia gì? 
-Tư liệu hiện vật
-Bia tiến sĩ
? Tại sao em biết đó là bia tiến sĩ ?
-Nhờ chữ khắc trên bia.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
-Tư liệu truyền miệng
-Tư liệu hiện vật (di tích và di vật)
-Tư liệu chữ viết.
Củng cố: (4’)
Trình bày một cách ngắn gọn lịch sử là gì? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? 
Giải thích danh ngôn: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” – Xi-xê-rông 
Dặn dò: (1’)
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Xem trước bài: “ Cách tính thời gian trong lịch sử”
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docs6tu1t1.doc