Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 27 – Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Mai Văn Huy

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

10/1884 Quân Pháp bắt đầu khiêu khích, đánh chiếm ở

đồn Mang Cá yêu cầu TT.Thuyết giải tán. Trước sự uy hiếp

trắng trợn của kẻ thù TT.Thuyết và những người cộng sự của

ông đã quyết định nổ súng để giành thế chủ động vào tòa

Khâm Sứ nơi Đờ-cuốc-xi và các sỹ quan, binh lính Pháp

đang say sưa yến tiệc vào đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885

Nghĩa quân của Tôn Thất Thuyết được chia làm 2 đạo

quân. Đạo quân thứ nhất do Tôn Thất Lệ (em trai) chỉ huy

quân vượt sông Hương để đánh vào Khâm Sứ, đạo quân thứ

hai do Tôn Thất Thuyết và Trần Sơn Soạn chỉ huy đánh vào

đồn Mang Cá nơi đây tập trung nhiều binh lính và vũ khí của

Pháp. Bị bất ngờ lúc đầu quân địch hoảng loạn, nhưng sau đó

chúng đã phản công quân ta, trắng trợn cướp bóc của cải,

giết cả những người dân vô tội

Trong lúc hỗn loạn TTT đã đưa vua Hàm Nghi cùng

tam cung(mẹ và 2 vợ của Tự Đức ) và các quan lại quý tộc

rời kinh đô Huế chạy lên sơn phòng Tân Sở - Quảng Trị.

Trên đường đi 1 số quan lại tìm cách lẩn trốn để quay lại

Huế ôm chân thực dân Pháp(Nguyễn Văn Tường) sau đó đưa

người của phe chủ hòa lên làm vua theo yêu cầu của Pháp.

Tại đây ngày 13/7/1885 ông lấy danh nghĩa là Hàm Nghi đã

hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị 1 thời gian

tam cung cùng nhiều quan lại quý tộc phần nhiều nằm trong

phe chủ hòa, vốn không có tinh thần chống Pháp, lại không

chịu được cảnh cơ cực khi rời xa cuộc sống sa hoa ở cố đô

nên đã quay lại Huế. Một bộ phận chủ chiến trong triều đình

vẫn quyết tâm đánh giặc, để tránh sự truy lùng của Pháp TTT

lại đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê) tại

đây ngày 20/9/1885 Hàm Nghi lại xuống chiếu lần hai, trong

khi đó, tại Huế ngày 19/9/1885 thực dân Pháp đã đưa Đồng

Khánh lên ngôi để cộng tác với Pháp ổn định tình hình và

đàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân.

pdf7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 - Tiết 27 – Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Mai Văn Huy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 1 
Tiết 27 – Bài 21: 
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP 
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX. 
Hoạt động của GV – HS Nội dung chính. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc phản công Pháp của phái chủ 
chiến tại kinh thành Huế 
Thời gian: 15 phút. 
Hình thức: Lớp, cá nhân. 
Sau 2 hiệp ước 1883, 1884 tình hình nước ta có gì nổi bật? 
Sau khi kí hiệp ước Hacmang và Patonot, triều đình Huế đã 
chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến VN độc lập, 
ngai vàng của nhà Nguyễn gần đến miệng hố diệt vong. Tuy 
nhiên các văn thân, sỹ phu yêu nước, trong đó có 1 bộ phận 
nằm trong phe chủ chiến của triều đình Huế do TT.Thuyết 
đứng đầu vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại chủ quyền nếu có 
thời cơ. 
Sau khi vua Tự Đức mất ngày 17/7/1883 TT.Thuyết là 1 
trong 3 phụ chính đại thần đồng thời giữ chức thượng thư bộ 
binh. Ông đã ra sức xây dựng, tăng cường lực lượng quân 
đội để chờ ngày phản công. Ông đã bí mật cho xây dựng các 
sơn phòng dọc dãy Trường Sơn, và cho quân chuyển súng 
đạn, thuốc men, lương thực ra căn cứ Tân Sở (Cam Lộ - 
Quảng Trị). Hai đội quân được lập ra là Phấn Nghĩa và Đoàn 
Kiệt đã ngày đêm tập luyện để sẵn sàng chiến đấu 
TT.Thuyết còn phế truất các ông vua do triều Nguyễn mới 
đặt lên ngôi do có tư tưởng thân Pháp như Dục Đức, Hiệp 
Hòa, Kiến Phúc, cuối cùng ông lấy Ưng Lịch 14t lên ngôi lấy 
hiệu là Hàm Nghi, hành động của phái chủ chiến làm cho 
TDP hết sức lo ngại. Ngay sau đó bọn tay sai Pháp trong 
triều đình đã báo cho Khâm Sứ Pháp tại Huế. 
Vài nét về vua Hàm Nghi. 
Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau 
khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 14 tuổi được đưa 
lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã 
I. Phong trào Cần Vương 
bùng nổ. 
1. Cuộc phản công Pháp 
của phái chủ chiến tại 
Kinh thành Huế và sự 
bùng nổ của phong trào 
Cần Vương 
a) Cuộc phản công của 
phái chủ chiến. 
- Phái chủ chiến vẫn tích 
cực chuẩn bị, chờ thời cơ 
để giành độc lập. 
- Pháp tìm cách tiêu diệt. 
- 5/7/1885 phái chủ chiến 
chủ động tấn công Pháp ở 
tòa Khâm Sứ và đồn Mang 
Cá 
b) Phong trào Cần Vương 
bùng nổ 
- Trước sự đàn áp của 
TDP, TTT đã đưa vua Hàm 
Nghi ra sơn phòng Tân Sở 
- 13/7/1885 TTT lấy danh 
nghĩa Hàm Nghi xuống 
chiếu Cần Vương 
- Phong trào CV bùng nổ 
và kéo dài đến cuối thế kỷ 
19. 
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 2 
đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên 
Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 
ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, 
một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, 
quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống 
pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông 
vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã 
phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một 
ông vua khi có ngoại xâm. 
Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? 
 10/1884 Quân Pháp bắt đầu khiêu khích, đánh chiếm ở 
đồn Mang Cá yêu cầu TT.Thuyết giải tán. Trước sự uy hiếp 
trắng trợn của kẻ thù TT.Thuyết và những người cộng sự của 
ông đã quyết định nổ súng để giành thế chủ động vào tòa 
Khâm Sứ nơi Đờ-cuốc-xi và các sỹ quan, binh lính Pháp 
đang say sưa yến tiệc vào đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885 
 Nghĩa quân của Tôn Thất Thuyết được chia làm 2 đạo 
quân. Đạo quân thứ nhất do Tôn Thất Lệ (em trai) chỉ huy 
quân vượt sông Hương để đánh vào Khâm Sứ, đạo quân thứ 
hai do Tôn Thất Thuyết và Trần Sơn Soạn chỉ huy đánh vào 
đồn Mang Cá nơi đây tập trung nhiều binh lính và vũ khí của 
Pháp. Bị bất ngờ lúc đầu quân địch hoảng loạn, nhưng sau đó 
chúng đã phản công quân ta, trắng trợn cướp bóc của cải, 
giết cả những người dân vô tội 
 Trong lúc hỗn loạn TTT đã đưa vua Hàm Nghi cùng 
tam cung(mẹ và 2 vợ của Tự Đức ) và các quan lại quý tộc 
rời kinh đô Huế chạy lên sơn phòng Tân Sở - Quảng Trị. 
Trên đường đi 1 số quan lại tìm cách lẩn trốn để quay lại 
Huế ôm chân thực dân Pháp(Nguyễn Văn Tường) sau đó đưa 
người của phe chủ hòa lên làm vua theo yêu cầu của Pháp. 
Tại đây ngày 13/7/1885 ông lấy danh nghĩa là Hàm Nghi đã 
hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị 1 thời gian 
tam cung cùng nhiều quan lại quý tộc phần nhiều nằm trong 
phe chủ hòa, vốn không có tinh thần chống Pháp, lại không 
chịu được cảnh cơ cực khi rời xa cuộc sống sa hoa ở cố đô 
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 3 
nên đã quay lại Huế. Một bộ phận chủ chiến trong triều đình 
vẫn quyết tâm đánh giặc, để tránh sự truy lùng của Pháp TTT 
lại đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê) tại 
đây ngày 20/9/1885 Hàm Nghi lại xuống chiếu lần hai, trong 
khi đó, tại Huế ngày 19/9/1885 thực dân Pháp đã đưa Đồng 
Khánh lên ngôi để cộng tác với Pháp ổn định tình hình và 
đàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân. 
 Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược VN 
của TDP, đồng thời kêu gọi văn thân, sỹ phu đứng lên giúp 
vua kháng chiến chống Pháp để bảo vệ quê hương. 
Cần Vương là gì? 
Cần: Là phò tá, giúp đỡ. 
Vương: Là vua. 
Cần Vương là hết lòng phò tá giúp vua cứu nước,về thực 
chất đây là một phong trào chống giặc ngoại xâm của nhân 
dân ta dưới sự chỉ huy của một ông vua yêu nước đó là vua 
Hàm Nghi 
Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa CV không phải là các võ quan 
triều đình Nguyễn như thời kỳ đầu chống Pháp, mà là các sỹ 
phu, văn thân yêu nước có chung 1 nỗi đau mất nước, nên đã 
tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. 
Phong trào Cần Vương được chia làm 2 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Từ lúc vua Hàm Nghi ban chiếu đến khi vua 
Hàm Nghi bị bắt (13/7/1885 – 11/1888 
Giai đoạn 2: từ 1888 đến 1896 khởi nghĩa Hương Khê thất 
bại 
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 4 
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. 
Thời gian: 13 phút. 
Hình thức: Lớp, cá nhân 
Nội dung 1885 – 1888 1888 – 1896 
Lãnh đạo Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi Các văn thân, sỹ phu 
Lực lượng 
tham gia 
Đông đảo tầng lớp nhân dân Đông đảo nhân dân 
Địa bàn Rộng khắp, nhưng chủ yếu ở Bắc Kì 
và Trung Kì 
Thu hẹp, trọng tâm thu về rừng 
núi, trung du 
Cuộc KN 
tiêu biểu 
Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê Hương Khê, Hùng Lĩnh 
Kết quả Gây cho Pháp nhiều khó khăn, năm 
1888 vua Hàm Nghi rơi vào tay Pháp, 
sau đó bị đầy sang Angieri. 
Đầu 1896 khởi nghĩa Hương 
Khê bị dập tắt, phong trào Cần 
Vương thất bại. 
Ý nghĩa: Là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. 
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 5 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc KN Bãi Sậy. 
Thời gian: 13 phút. 
Hình thức: Lớp, cá nhân. 
Tại sao ta lại chọn Bãi Sậy làm căn cứ địa kháng 
chiến? 
 Do có địa thế hiểm trở, đầm hồ, lau sậy um tùm 
dễ xây dựng căn cứ, đào hào và để nhiều bẫy. 
 Điểm mạnh: Thích hợp với lối đanh du kích, 
chủ động phục kích giặc trên đường đi hoặc tập 
kích các đồn lẽ của giặc, dễ dàng phong tỏa các 
tuyến đường giao thông cả đường thủy lẫn bộ 
 Điểm yếu: Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ 
hạn chế trong vùng Bãi Sậy. 
Vài nét về Nguyễn Thiện Thuật. 
 Ông sinh năm 1844, quê ở Mỹ Hào – Hưng Yên, 
ông thi đỗ cử nhân vào 1876 sau đó được phong 
chức tán tương quân vụ tỉnh Hưng Hóa (Quan Hóa 
– Thanh Hóa) 
 Tháng 8/1883 khi Pháp chiếm Hải Dương, ông 
đã mộ quân đánh chiếm. Khi triều đình Huế kí 
hiệp ước Hacmang 1883 để đầu hàng Pháp, ông đã 
lánh sang Trung Quốc. Được tin Hàm Nghi xuống 
chiếu Cần Vương ngày 13/7/1885, ông lập tức trở 
về nước và liên kết với phong trào Cần Vương tổ 
chức chống Pháp ở Hưng Yên. 
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. 
- Dưới danh nghĩa CV, NTT đã tập hợp nhiều 
đội quân nhỏ ở trong vùng và các vùng lân cận 
hình thành một phong trào có quy mô lớn nhất 
Bắc Kì 
- Dưới quyền của ông, các tướng lĩnh đã chỉ 
huy các đội quân hoạt động trên nhiều địa bàn như 
Mĩ Hào,Vĩnh Hảo, căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn. 
- Bãi Sậy là căn cứ chính do Nguyễn Thiện 
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu 
trong phong trào Cần Vương và 
phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế 
kỷ XIX. 
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) 
- Lãnh đạo: 
+ Từ 1883-1885: Đinh Gia Quế 
+ Từ 1885: Nguyễn Thiện Thuật. 
- Địa bàn hoạt động: Bãi Sậy -Hưng 
Yên là căn cứ chính, ngoài ra còn có 
căn cứ Hai Sông 
- Từ 1885-1887: Nghĩa quân đẩy lùi 
nhiều cuộc càn quét. 
- Từ 1888 nghĩa quân bước vào giai 
đoạn chiến đấu quyết liệt. 
- 7/1889 căn cứ Hai Sông bị Pháp bao 
vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị 
đày sang Angieri. 
- 1892: Lực lượng cuối cùng về với 
nghĩa quân Yên Thế, cuộc khởi nghĩa 
thất bại. 
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 6 
Thuật trực tiếp chỉ huy 
- Từ căn cứ B.Sậy nghĩa quân đẩy mạnh hoạt 
động ra vùng Đồng Bằng và khống chế những 
tuyến giao thông chính như: HN – H.Phòng; HN – 
N.Định; HN – B.Ninh và các tuyến đường thủy 
trên sông Hồng, Thái Bình, Đuống. 
- Ngoài B.Sậy căn cứ Hai Sông là căn cứ lớn 
thứ 2 của nghĩa quân do Đốc Tít (Nguyễn Đức 
Hiệu) phụ trách. Tại căn cứ này nghĩa quân tỏa ra 
hoạt động ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, 
Quảng Yên 
- Nghĩa quân B.Sậy không tổ chức thành 
quân đội lớn, mà phân tán nhỏ rải rác khắp nơi. 
Mỗi đội quân chia thành từng toán từ 20 – 25 
người trà trộn vào dân để hoạt động. 
- Về vũ khí nghĩa quân tự trang bị là chính, 
ngoài những trang bị vũ khí thô sơ như gươm, 
giáo, mác, mã tấu, gậy gộcnghĩa quân còn sản 
xuất được loại súng theo mẫu súng của Pháp. 
- Phương thức tác chiến của nghĩa quân là 
đánh du kích, lấy ít địch nhiều, lấy vũ khí thô sơ 
chống trả vũ khí hiện đại của giặc. Nghĩa quân 
thường lợi dụng yếu tố bất ngờ để tổ chức tập kích 
hoặc chặn đường giao thông tiếp tế vận tải của 
địch 
- Điểm nổi bật của khởi nghĩa B.Sậy là ngoài 
tổ chức đấu tranh vũ trang thì còn chú trọng công 
tác tuyên truyền, tố cáo tội ác của giặc, đồng thời 
vận động nhân dân tích cực ủng hộ, giúp đỡ nghĩa 
quân về lương thực, tiền bạc, vũ khí 
- Từ năm 1885 – 1887 nghĩa quân đẩy lùi 
nhiều cuộc càn quét của địch ở cả vùng đồng bằng 
Khoái Châu và căn cứ Hai Sông 
- Từ năm 1888 trở đi nghĩa quân bước vào 
cuộc chiến đấu ác liệt, thực dân Pháp tăng cường 
binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc 
Mai Văn Huy - Khoa Lịch sử - ĐHSP Thái Nguyên 
Gmail: Quangh94@gmail.com : SĐT: 01673198162/0944725306 Page 7 
và thực hiện chính sách dùng người Việt để trị 
người Việt để cô lập căn cứ B.Sậy, trước hành 
động của Pháp nghĩa quân chiến đấu dũng cảm 
nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và dần rơi 
vào tình thế cô lập. 
- Tình thế khó khăn giữa năm 1889 Nguyễn 
Thiện Thuật giao lại binh quyền cho em, rồi vượt 
vòng vây đến căn cứ Hai Sông. Tại đây Đốc Tít đã 
tổ chức cho ông trốn sang TQ vào tháng 7/1889 và 
mất tại đó vào năm 1926, thọ 82 tuổi. 
- Ở căn cứ Hai Sông cuối tháng 7/1889 Pháp 
tập trung binh lực bao vây và tấn công Trại Sơn là 
đại bản doanh của căn cứ Hai Sông. Quân địch 
chia làm 4 đạo vây chặt căn cứ trung tâm, sau đó 
dùng tàu bè đi tuần ngày đêm, nghĩa quân chạy hết 
nơi này sang nơi khác, địch thắt vòng vây, tăng 
cường truy quét, khủng bố. Thế lực cạn kiệt cuối 
cùng Đốc Tít phải ra hàng giặc vào ngày 
12/8/1889 rồi bị đày sang Angieri 
- Những tổn thất nặng nề đó làm cho phong 
trào chống Pháp ở Hưng Yên, Hải Dương bị suy 
yếu, nhiều nghĩa binh bị giặc bắt trong đó có 
Nguyễn Thiện Kế bị giặc bắt sau đó đày ra Côn 
Đảo. Đầu năm 1892 thủ lĩnh cuối cùng của khởi 
nghĩa B.Sậy là Đốc Vinh bị giết, lực lượng nghĩa 
quân B.Sậy mới tan rã hẳn. 
 Khởi nghĩa Bãi Sậy – Hai Sông là cuộc 
khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân Đồng Bằng 
Bắc Bộ vào cuối thế kỷ 19, tuy là thất bại nhưng 
đã để lại nhiều bại học bổ ích nhất là kinh nghiệm 
về phương thức tổ chức hoạt động và tổ chức tác 
chiến trên địa hình đồng bằng, đất hẹp, người đông 

File đính kèm:

  • pdfBai_21_Phong_trao_yeu_nuoc_chong_Phap_cua_nhan_dan_Viet_Nam_trong_nhung_nam_cuoi_the_ki_XIX.pdf