Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 37, Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

HS đọc SGK, tóm tắt những thành quả chủ yếu của quá trình đấu tranh kéo dài suốt 4 thập kỉ cuối TKXVI như:

- Giải phóng các tỉnh miền Bắc

- Phân hoá lực lượng kẻ thù.

- Hội nghị các tỉnh miền Bắc (U-Trếch) với nhiều quyết sách quan trọng.

- Chính quyền phong kiến Tây Ban Nha sụp đổ.

- Nước cộng hoà tư sản Hà Lan ra đời .

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 37, Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/3/2013 Phần III LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Tiết : 37 Chương I: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI-Cuối thế kỉ XVIII) 
 Bài 29 CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH.
 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bài học giúp HS hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa TK XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kì lịch sử cận đaị thế giới. Cách mạng tư sản Anh (TK XVIII) là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến Châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
Thái độ: CMTS trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ 
phong kiến ở một số quốc gia Châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: 
- Tham khảo tài liệu, SGV, SGK.
- Bản đồ thế giới, bản đồ các vùng Tây Âu. Ảnh Ô-Li-Vơ Crôm-Oen.
- Phương án tổ chức: GV phân tích, phát vấn, gợi mở qua H Đ cá nhân, cả lớp.
 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc bài trước trong SGK.
III. HOẠT Đ ƠNG DẠY HỌC: 3 ph 
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài - Nhận xét bài kiểm tra.
 3. Giảng bài mới: Giai đoạn hậu kì trung đại (TK XV-XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật… là bước dọn đường cho những cuộc CMTS không thể tránh khỏi ở Tây Âu. Nhưng vì sao, những cuộc CMTS sớm nổ ra ở “Vùng đất thấp” và “Xứ sở sương mù”? Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của lịch sử nhân loại ra sao? 
TI ẾN TR ÌNH TI ẾT D ẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhøø
Nội dung
7’
HĐ1: Cá nhân, cả lớp.
GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của Hà Lan trước Cách mạng (gồm lãnh thổ Hà Lan, Bỉ, Lúc Xăm Bua và một số vùng Đông Bắc Pháp) và giải thích vì sao vùng đất này có tên gọi “Nê-đéc-lan” (Vùng đất thấp).
HỎI: Dựa vào đâu để nói rằng, đầu TKXVII Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất Châu Âu?
GV Trình bày tình hình kinh tế, xã hội của Nê-đéc-lan dưới thời cai trị của chính quyền phong kiến Tây Ban Nha 
GV hướng dẫn HS nhận thức: Cải cách tôn giáo Can - Vanh nhanh chóng được nơi này chấp nhận. Tư tưởng cải cách đó là sự dọn đường cho1 cuộc CM.
HĐ cá nhân.
GV gợi ý để HS nhận thức: Cách mạng tư sản chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thưc bóc lột khác, giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác, chế độ không thay đổi.
HĐ1:
HS có thể tìm thấy câu trả lời qua kiến thức trong SGK.
HS nghe, ghi nhớ.
HS đọc SGK, tóm tắt những thành quả chủ yếu của quá trình đấu tranh kéo dài suốt 4 thập kỉ cuối TKXVI như:
- Giải phóng các tỉnh miền Bắc
- Phân hoá lực lượng kẻ thù.
- Hội nghị các tỉnh miền Bắc (U-Trếch) với nhiều quyết sách quan trọng.
- Chính quyền phong kiến Tây Ban Nha sụp đổ.
- Nước cộng hoà tư sản Hà Lan ra đời .
1. Cách mạng Hà Lan: (Đọc thêm)
- Từ đầu TK XVI Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất Châu Âu.
- Giai cấp tư sản Nê-đéc-lan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
- Tháng 8-1566 nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được kí kết, nhưng đến năm 1648 mới được công nhận độc lập.
- Ý nghĩa: 
+ Là cuộc CMTS đầu tiên tên thế giới diễn ra dưới hình thức GPDT.
+ Mở đường cho CNTB Hà Lan phát triển.
+ Mở ra thời đaiï mới- thời đại của các cuộc CMTS.
- Hạn chế: QHSX phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị.
 12’
12’
 7’
HĐ2: GV-HS.
 Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào?
GV hướng dẫn HS dựa vào SGK.
GV miêu tả cảnh” Rào đất cướp ruộng” (hình ảnh “Cừu ăn thịt người” của nhà văn Tomat Morơ), sau đó hướng dẫn HS lí giải vì sao tư sản, quí tộc mới ở Anh giàu lên nhanh như vậy.
HỎI: Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào?
GV hướng dẫn HS theo dõi những diễn biến chính của CM (Lập bảng niên biểu).
- 1642 -1648: 
- 1649: 
- 1653: 
- 1688: 
GV lí giải: 
- Vì sao cách mạng Anh có sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ?
- Vì sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng bảo thủ?
GV khắc hoạ về thái độ 2 mặt của giai cấp tư sản Anh. 
Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.
C ủng cố kiến thức: 
- Vì sao cuộc cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?
- Vì sao cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức một cuộc nội chiến?
HĐ2:
HS dựa vào SGK để nhận thức
- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen. 
- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quí tộc Anh chuyển sang kinh doanh theo hướng TBCN, trở thành quí tộc mới.
HS dựa vào SGK trả lời: Sác-lơ I cai trị độc đoán => Mâu thuẫn XH gay gắt.
HS theo dõi diễn biến, nắm được hướng phát triển của cách mạng Anh qua các mốc chính.
HS nhận thức sâu sắc về thái độ 2 mặt của GCTS Anh: 
- Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bô phận quí tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. 
- Khi CM thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng, đồng thời củng cố liên minh quí tộc - tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị quân chủ lập hiến. Nhà Vua “trị vì” mà không “cai trị” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc hội.
2. Cách mạng tư sản Anh:
a. Tình hình nước Anh trước Cách mạng:
- Kinh tế: Đầu TKXVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu (QHSX- TBCN phát triển mạnh).
- Xã hội: phân hoá thành 2 phe.
 + Quí tộc PK phản động.
 + Tư sản, quí tộc mới, nông dân, thị dân.
 => Mâu thuẫn gay gắt.
- Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN.
=> Cách mạng bùng nổ.
b. Diến biến của cách mạng:
- Năm 1642-1648: Nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội).
- Năm 1649: Xử tử Vua, nước cộng hoà ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- Năm 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi).
- Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế đôï quân chủ lập hiến được xác lập.
c. Ý nghĩa:
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
C ủng cố kiến thức: 
4. Dặn dò: 4 ph - Học bài câu hỏi 1, 2 SGK - Tr145.
- Đọc trước bài 30 : CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT37-10.DOC
Giáo án liên quan