Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I

Trong suốt nửa thế kỉ ở ngôi vua, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành một số chính sách tích cực:

- Xây dựng một chính quyền mạnh, dựa trên sự liên kết tầng lớp quí tộc, không phân biệt nguồn gốc

- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quí tộc.

- Tiến hành đo đạt lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá,nghệ thuật

Bốn chính sách đó đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2008
Tiết : 18
 Bài dạy KIỂM TRA HỌC KÌ I .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: Kiểm tra phần kiến thức cơ bản của các chương II, IV, VI (LSTG Cổ -Trung đại).
 2. Tư tưởng, tình cảm: GD cho HS tính trung thực trong làm bài, không quay cóp, xem tài liệu, …
 3. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức cơ bản, trí thông minh, sáng tạo để trả lời đúng yêu cầu đề kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: Đề và đáp án.
 2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập, nắm vững kiến thức vận dụng làm bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ kiểm tra của HS.
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong kiểm tra.
NỘI DUNG
A. ĐỀ KIỂM TRA.
Câu 1: (3điểm) Nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế ban đầu của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 2: (3điểm) Hãy phân tích quá trình hình thành đội ngũ lao động làm thuê ở Tây Âu. 
Câu3: (4 điểm) Vì sao đến thời A-cơ-ba, Ấn Độ phát triển thịnh đạt nhất. Sự giống nhau và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li với vương triều Ấn Độ Mô-gôn là gì? 
B. ĐÁP ÁN.
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1 (3đ)
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế ban đầu ……
a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn, hàng năm có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp.
- Ở đây có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa.
b. Sự phát triển kinh tế ban đầu:
- Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu “Lấy nông nghiệp làm gốc”.
- Ngoài nghề nông, cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim…
- Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nông nghiệp.
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu2 (3đ)
Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ đòi hỏi phải có lực lượng lao động làm thuê. Sự bần cùng hoá, sự tước đoạt TLSX của người lao động (ND, TTC) đã tạo nên đội ngũ lao động làm thuê đông đảo. 
- Đối với nông dân: Nông dân vốn đã bị bần cùng hoá do gánh nặng của thuế má, do sự tàn phá của chiến tranh. Đến thời hậu kì trung đại, xuất hiện tầng quí tộc lớp mới tước đoạt ruộng đất, đuổi nông dân ra khỏi đồng ruộng của họ. Từ TK XVI ở Anh, có phong trào “Rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn cừu để có nguyên liệu sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có. 
- Đối với thợ thủ công: Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay nặng lãi, thuế khoá… đã mất TLSX phải đi làm thuê. 
1đ
1,5đ
0,5đ
Câu3
(4 đ)
a. Vì:
Trong suốt nửa thế kỉ ở ngôi vua, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành một số chính sách tích cực:
- Xây dựng một chính quyền mạnh, dựa trên sự liên kết tầng lớp quí tộc, không phân biệt nguồn gốc…
- Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quí tộc.
- Tiến hành đo đạt lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá,nghệ thuật
Bốn chính sách đó đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
b. Sự giống và khác nhau:
- Giống nhau: Đều là người ngoại tộc xâm chiếm và thống trị Ấn Độ.
- Khác nhau:
 + Người Thổ Nhĩ Kì khi vào Ấn Độ mang theo đạo Hồi, thực hiện sự kì thị tôn giáo và giai cấp.
 + Người Mông Cổ khi vào Ấn Độ không mang theo đạo nào, chủ trương hoà đồng tôn giáo, tự hoà mình vào tầng lớp thống trị Ấn, tuy vẫn giữ địa vị chủ chốt.
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Lớp
SS
Giỏi
Khá
Tbình
Yếu
Kém
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A6
 10A10
10A11
10A15
10A17
10A18
· Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra.
Dặn dò – Bài tập về nhà: Đọc trước bài 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc18-10.DOC
Giáo án liên quan