Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 16, Bài 11: Tây Âu thời kì Trung Đại (Tiếp theo)

HỎI: Nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo?

GV trình bày và phân tích kết hợp với việc chỉ trên bản đồ Châu Âu về địa điểm các nước diễn ra phong trào cải cách tôn giaó.

Kết hợp GV giới thiệu ảnh 2 nhà cải cách tôn giáo: Lu Thơ và Can Vanh.

HỎI: Đặc điểm của cải cách tôn giáo?

GV nhấn mạnh: Cải cách được nhân dân ủng hộ , nhưng Giáo hội lại phản ứng mạnh mẽ dẫn đến sự phân hoá trong xã hội Tây Âu thành 2 phe: Tân giáo và Cựu giáo (Ki-tô giáo).

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5266 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 16, Bài 11: Tây Âu thời kì Trung Đại (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/12/2012
Tiết : 16
 Bài11 TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI .
Tiết2 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được nguyên nhân, thành tựu của văn hoá Phục hưng. Ýnghĩa giá trị nhân văn sâu sắc.
- Nắm được nguyên nhân vì sao giai cấp tư sản muốn cải cách tôn giáo? Nội dung của cải cách tôn giáo.
- Nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức.
Kĩõ năng: Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện về sự ra đời của CNTB.
Tư tưởng, tình cảm: Giúp HS thấy rõ được những giá trị văn hoá của loài người trong thời kì Phục hưng.Từ đó có ý thức trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hoá đó; Và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động trong trận tuyến chống lại chế độ phong kiến.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tham khảo tài liệu có liên quan những tác phẩm VH Phục hưng, SGK, SGV.
- Tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng, về các nhà cải cách tôn giáo.
- Phương án tổ chức: Hoạt động cả lớp, cá nhân. 
 2. Chuẩn bị của hoc sinhø: Đọc SGK tìm hiểu Phong trào VH Phục hưng, cải cách tôn giáo, chiến tranh nơng dân Đức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 5 phút
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự nảy sinh của QHSX-TBCN ở Tây Âu. Xã hội Tây Âu có những biến đổi gì?
 3. Giảng bài mới: Trong giai đoạn đầu phát triển, giai cấp tư sản đã kế thừa những tinh hoa văn hoá của Hi lạp -Rô ma cổ đại xây dựng cho mình một nền văn hoá mới tự do - Văn hoá Phục hưng. Tiếp theo sau nền Văn hoá Phục hưng, cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản dưới hình thức cải tôn giáo và chiến tranh nông dân. 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 17’
HĐ1: Hoạt động cá nhân.
HỎI: Nguyên nhân dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?
GV trình bày: Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn của quốc gia cổ đại Hilạp - Rôma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do của cá nhân, coi trọng KHKT: nền văn hoá đó gọi là Văn hoá Phục hưng.
HỎI: Thành tựu của Văn hoá Phục hưng?
GV nhận xét, chốt ý.
HỎI: Hãy cho biết Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
GV nhận xét, chốt ý:.
Khai thác H28 - SGK “Bức hoạ La Giô-công” – Lêônađơ Vanh xi
HĐ1:
HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, chưa có địa vị xã hội tương ứng. Mặc khác giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại Ki-tô với những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến.
HS trả lời: Có những tiến bộ vượt bậc của KHKT, Văn học nghệ thuật và hội hoạ.Tiêu biểu Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc vừa là nhà triết học; Lê-ô-na-dơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài vừa là nhà kĩ sư nổi tiếng…
HS đọc SGK trả lời: ( như nội dung cơ bản).
HS xem ảnh.
3. Văn hoá Phục hưng:
- Nguyên Nhân: 
+ Giai cấp tư sản có thế lực về 
kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng.
+ Những quan điểm lỗi thời của xã hội PK kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
=> Phong trào VH Phục hưng: khôi phục văn hoá xán lạn cổ đại Hilạp-Rôma, xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng KHKT.
- Thành tựu: Có những tiến bộ về KHKT, sự phát triển về văn học, hội hoạ.
- Ý nghĩa:
+ Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
+ Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
 10’
10’
HĐ2: Cả lớp và cá nhân.
GV Thời trung đại, vương quyền PK gắn chặt với thần quyền, Giáo hội là chỗ dựa của chế độ PK, giáo lí của nó là hệ tư tưởng của giai cấp PK. Giáo hội vừa thống trị về mặt tinh thần vừa bóc lột nông nô về kinh tế.
HỎI: Nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo?
GV trình bày và phân tích kết hợp với việc chỉ trên bản đồ Châu Âu về địa điểm các nước diễn ra phong trào cải cách tôn giaó. 
Kết hợp GV giới thiệu ảnh 2 nhà cải cách tôn giáo: Lu Thơ và Can Vanh.
HỎI: Đặc điểm của cải cách tôn giáo?
GV nhấn mạnh: Cải cách được nhân dân ủng hộ , nhưng Giáo hội lại phản ứng mạnh mẽ dẫn đến sự phân hoá trong xã hội Tây Âu thành 2 phe: Tân giáo và Cựu giáo (Ki-tô giáo).
HĐ cá nhân.
HỎI: Ý nghĩa của cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng?
GV nhận xét, chốt ý.
HĐ: Cả lớp và cá nhân.
HỎI: Tại sao lại diễn ra cuộc chiến tranh nông dân Đức?
GV trình bày và phân tích: 
- Từ mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. 
- Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muyn-xe.
GV khai thác ảnh Tô-mát Muyn-xe kết hợp với việc giới thiệu về tiểu sử và đóng góp của ông.
- Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu ® giới quí tộc phong kiến và tăng lữ Đức đàn áp ® thất bại.
HĐ cá nhân.
HỎI: Nguyên nhân chiến tranh thất bại?
GV nhận xét, chốt ý.
HỎI: Nêu ý nghĩa chiến tranh nông dân Đức?
GV nhận xét, chốt ý.
HĐ Củng cố kiến thức: Kiểm tra nhận thức của HS : 
- Nguyên nhân , nội dung phong trào Văn hoá Phục hưng
- Nguyên nhân, diễn biến cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức?
HĐ2:
HS dựa vào SGK trả lời: (như nội dung cơ bản).
HS xem ảnh.
HS đọc SGK trả lời, HS khác bổ sung: ( như nội dung cơ bản).
HS Dựa vào vốn hiểu biết của mình qua nội dung đã học và SGK trả lời: ( như nội dung cơ bản).
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi: Sau cải cách tôn giáo nền kinh tế Đức thấp kém, chậm phát triển trong cảnông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản. Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
HS xem ảnh.
HS dựa vào sự hiểu biết trả lời: (như nội dung cơ bản).
HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi: (như nội dung cơ bản).
4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân:
a. Cải cách tôn giáo:
- Nguyên nhân: 
 + Giáo hội Ki tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
 + Giáo hội ngày càng có xu hướng cản trở giai cấp tư sản đang lên.
 - Nét chính về phong trào: Phong trào diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thuỵ Sĩ, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu Thơ ( ở Đức), Can Vanh ( ở Thuỵ Sĩ).
- Đặc điểm:
+ Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hoà để quay về giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá Châu Âu phát triển.
b.Chiến tranh nông dân Đức:
- Nguyên nhân:
+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản 
+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cái cách tôn giáo.
- Diễn biến:
+ Từ mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. 
+ Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muyn-xe.
+ Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. Cuối cùng bi thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn quốc.
+ Thiếu sự đoàn kết cac giai cấp trong xã hội.
- Ý nghĩa:
+ Là một sự kiện lich sử lớn lao, nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại Giáo hôi phong kiến.
+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.
Củng cố kiến thức:
4. Dặn dò: 3 phút
- Học bài câu hỏi 3,4,5 –SGK-Tr65. 
- Học ôn các bài đã học chuẩn bị tiết sau ôn tập HKI.
· Bài tập về nhà: Lập bảng thống kê về phong trào Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức theo nội dung sau: Nguyên nhân, diễn biến, người lãnh đạo, kết quả ý nghĩa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc16-10.DOC
Giáo án liên quan