Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 11: Kiểm tra 1 tiết

Câu 4: ( 2 điểm) Đặc điểm

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên: (1 điểm)

 + Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn, hàng năm có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp.

 + Ở đây có nhiều đất canh tác.

- Sự phát triển kinh tế ban đầu: (1 điểm)

 + Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu” Lấy nông nghiệp làm gốc”

 + Ngoài nghề nông , cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim

 + Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông.

Câu 5 ( 4 điểm) Biểu hiện mầm móng kinh tế TBCN

- Mầm móng kinh tế TBCN ở Trung Quốc đã xuất hiện dưới các triều đại Minh –Thanh (TKXVI) 1 điểm.

- Những biểu hiện: (3 điểm)

 + Sự xuất hiện của công trường thủ công: nhiều xưởng dệt lớn, có tính chuyên môn hoá cao, thuê nhiều nhân công ở Tô Châu, Tùng Giang. Ở Giang Tây có trung tâm lớn như Cảnh Đức với khoảng 3000 lò làm gốm sứ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 11: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2012
Tiết : 11
 Bài dạy KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kiểm tra phần kiến thức cơ bản đã học ở chương II, III, IV. 
 Bảo đảm tính chính xác, khoa học và lô gíc.
Kĩ năng: Thông qua đề kiểm tra giúp HS vận dụng kiến thức, trí thông minh, sáng tạo để trả lời đúng
yêu cầu của đề bài.
Thái độ: GD cho HS tính trung thực trong làm bài, không quay cóp, xem tài liệu và có thái 
độ kiểm tra nghiêm túc.
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: Ra đề kiểm tra và đáp án.
 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận.
Chuẩn bị của học sinhø: Tự ôn tập nắm vững kiến thức đã học. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ kiểm tra của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong kiểm tra
Giảng bài mới:
TẾN TRÌNH TIẾT KIỂM TRA
A.ĐỀ KIỂM TRA:
I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu1: (1 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng.
1. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
 A. Nhà Hạ B. Nhà Hán C. Nhà Tần D. Nhà Chu 
2. Dưới thời vua nào ở Ấn Độ, đạo phật được tôn là quốc giáo?
 A. A-Sô-Ca B. A-Cơ-Ba C. Gúp-ta D. Hác-sa
3. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào thời gian nào?
 A. Năm 212 TCN B. Năm 221 TCN C. Năm 222 TCN D. Năm 122 TCN 
4. Vào thời gian nào của nhà Hán Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến?
 A. Thời Hán Vũ Đế B. Thời Hán Vũ Quang C. Thời Hán Ân Đế 
Câu2: (1 điểm) Sắp xếp các tác phẩm văn học, sử học của Trung Quốc ở cột B cho đúng với các tác giả đã cho ở cột A. A B
 1. Thi Nại Am a. Tam quốc diễn nghĩa.
 2. La Quán Trung b. Tây du kí.
 3. Ngô Thừa Ân c. Bộ sử kí thời Hán
 4.Tư Mã Thiên d. Thuỷ Hử
Câu3: (2 điểm) Điền vào chỗ trống câu sau đây:
“ Nhà Đường đem quân lấn chiến vùng………………(1) ở phía Bắc, chinh phục …………(2) ở phía Tây, xâm lược bán đảo……………(3), củng cố chế độ thống trị ở……………(4), ép nước Tây Tạng phải thuần phục”. 
II.Phân tự luận: ( 6 điểm)
Câu4: ( 2 điểm) Hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông. Sự phát triển kinh tế ban đầu của các quốc gia cổ đại phương Đông?
Câu5: ( 4 điểm) Mầm móng kinh tế TBCN đã xuất hiện ở những triều đại nào của Trung Quốc? Biểu hiện của mầm móng kinh tế TBCN trong các ngành kinh tế như thế nào?
B.ĐÁP ÁN:
II.Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 4: ( 2 điểm) Đặc điểm…
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên: (1 điểm)
 + Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn, hàng năm có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp.
 + Ở đây có nhiều đất canh tác.
- Sự phát triển kinh tế ban đầu: (1 điểm)
 + Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu” Lấy nông nghiệp làm gốc”
 + Ngoài nghề nông , cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim…
 + Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông.
Câu 5 ( 4 điểm) Biểu hiện mầm móng kinh tế TBCN…
- Mầm móng kinh tế TBCN ở Trung Quốc đã xuất hiện dưới các triều đại Minh –Thanh (TKXVI) 1 điểm.
- Những biểu hiện: (3 điểm)
 + Sự xuất hiện của công trường thủ công: nhiều xưởng dệt lớn, có tính chuyên môn hoá cao, thuê nhiều nhân công ở Tô Châu, Tùng Giang. Ở Giang Tây có trung tâm lớn như Cảnh Đức với khoảng 3000 lò làm gốm sứ.
 + Do thương nghiệp phát triển, nhiều thành thị trở nên phồn thịnh đông đúc như Bắc kinh, Nam kinh (Vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế).
 + Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, từ đây các thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á. Ấn Độ, Ba Tư, Ả rập.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Lớp
SS
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
kém
10A6
10A9
10A10
- Thu bài 
- Nhận xét giờ kiểm tra.
· Dặn dò: 
Đọc trước bài 8: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á
· Bài tập về nhà: 
Tìm hiểu sự ra đời, sự phát triển của các vương quốc cổ ĐNÁ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doc11-10.DOC
Giáo án liên quan