Giáo án Lịch sử 10 - Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông

HS thảo luận, sau đó một HS trả lời , HS khác bổ sung.

 Do ĐKTN thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hoá xã hội kẻ giàu, người nghèo. Trên cơ sở đó nhà nước ra đời.

HS đọc SGK và thảo luận sau đó một HS trả lời.

HS: Liên hệ Việt Nam lưu vực sông Hồng, sông Cả sớm xuất hiện nhà nước cổ đại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 19669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 3: Các quốc gia cổ đại Phương Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8/2013
Tiết : 03	 Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI 
 Bài 3:	 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG 
Tiết 1 (2 tiết)
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: Làm cho HS hiểu:
 - Truyền thống quí báu đó của nhân dân Việt Nam đã được phát huy cao độ qua mọi thời đại, đã làm nên những chiến công hiển hách cho dân tộc, “Nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” đưa đất nước, dân tộc “Vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn”.
 - Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam đứng trước những khó khăn thử thách lớn: nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh khốc liệt với bên ngoài, nguy cơ đánh mất bản sắc truyền thống của dân tộc… Vì vậy truyền thống yêu nước cần phải được phát huy cao độ hơn nữa.
- Đặc điểm của ĐKTN của cacù quốc gia cổ đại phương Đông.
- Đặc điểm của quá trình hình thành XH cógiai cấp.
2.Kĩ năng: Biết sử dụng bản đồ để phân tích ĐK địa lí các quốc gia cổ đại phương Đông.
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống LS của các dân tộc phương Đông.
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tham khảo SGK,SGV.
- Bản đồ các quốc gia cổ đại, bản đồ thế giới, biểu đồ.
- Phương án tổ chức: GV gợi ý, phân tích qua các hoạt động cá nhân, nhóm.
Chuẩn bị của học sinhø: Đọc SGK tìm hiểu ĐKTN, kinh tế, thể chế chính trị các quốc gia cổ đại phương Đông
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp:1p- Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 4p- Nguyên nhân tan rã của XH nguyên thuỷ? Biểu hiện?
Dẫn dắt vào bài mới:1p- Trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, Phi từ thiên niên kỉ IV TCN. Dân cư phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau nhưng thể chế chung là quân chủ chuyên chế, vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối. Qua bài học này chúng ta còn biết được PĐ là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi sáng tao: Chữ viết, VH nghệ thuật và nhiều tri thức KH khác.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinhø
Nội dung
 12’
10’
12’
3’ 
HĐ1: Cá nhân.
GV treo bản đồ” Các quốc gia cổ đại” trên bảng.
Giải thích: “Phương Đông”: Khu vực của 2 châu lục Á – Phi.
HỎI: Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở đâu, có những thuận lợi gì?
 HỎI: Bên cạnh những thuận lợi thì có gì khó khăn? Muốn khắc phục khó khăn cư dân phương Đông đã phải làm gì?
GV nhận xét, chốt ý.
HỎI: Nền kinh tế chính của các quóc gia cổ đại phương Đông?
HĐ2 : Tập thể và cá nhân .
HỎI: Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu là gỗ , đá cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, Phi đã sớm xây dựng nhà nước của mình ? 
HỎI: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?
GV chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại Ai Cập và địa bàn ngày nay trên bản đồ thế giới .
HĐ3: Theo nhóm.
GV giới thiệu trên bảng:
 Sơ đồ cơ cấu xã hội cổ đại.
 Vua 
 ® Quítộc
 ® NDCX 
 ® Nô lệ 
Chia lớp làm 3 nhóm, GV giao nhiệm vụ từng nhóm:
Nhóm1 : Nguồn gốc và vai trò của NDCX trong xã hội cổ đại phương Đông ?
Nhóm2: Nguồn gốc của Quí tộc?
Nhóm3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có vai trò gì?
GV nhận xét, chốt ý.
 HĐ4: Củng cố kiến thức: 
- ĐKTN, nến kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? 
- Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong XH? 
- Vai trò của NDCX?
HĐ1:
HS quan sát bản đồ kết hợp với kiến thức phần1 SGK trả lời.
® thuận lợi cho SX và sinh sống.
HS trả lời:
- Ý1: (như nội dung cơ bản)
- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của mình. Cư dân PĐ: Đắp đê, trị thuỷ, làm thuỷ lợi…
® Mọi người sống quần tụ và gắn bó với nhau.
HS trả lời: Nông nghiệp là chính.
HĐ2:
HS thảo luận, sau đó một HS trả lời , HS khác bổ sung.
 Do ĐKTN thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hoá xã hội kẻ giàu, người nghèo. Trên cơ sở đó nhà nước ra đời.
HS đọc SGK và thảo luận sau đó một HS trả lời. 
HS: Liên hệ Việt Nam lưu vực sông Hồng, sông Cả…sớm xuất hiện nhà nước cổ đại.
HĐ3
HS xem sơ đồ , nhận xét trong xã hội cổ đại PĐ có những tầng lớp nào.
HS đọc SGK thảo luận đại diện nhóm trả lời:
Nhóm 1 : do yêu cầu trị thuỷ và XD các công trình thuỷ lợi, nông dân gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn, ở họ vừa tồn tại cái cũ (cùng làm ruộng, cùng trị thuỷ), vừa tồn tại cái mới (là thành viên của xã hội có giai cấp, sống theo gia đình phụ hệ , có tài sản tư hữu…). Nông nghiệp là chính nên NDCX là LL đông đảo có vai trò lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân và nộp thuế cho Quiù tộc; đi lính, XD các công trình Nhà nước.
Nhóm2 trả lời: 
Vốùn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại từ trung ương xuống địa phương. Tầng lớp này sống sung sướng (ở nhà rộng, XD mộ lớn) dưa trên sự bóc lột nông dân:(thu thuế), nhận bổng lộc…
Nhóm3 trả lời: chủ yếu là tù binh, thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc.
Học sinh nghe và ghi nhớ bài.
1, Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế:
 a. Điều kiện tự nhiên:
- Xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn.
- Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, có mưa đều đặn, theo mùa.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa. Ảnh hưởng đến đơì sống nhân dân.
=> Do làm thuỷ lợi… người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
Nhờ đó nhà nước sớm hình thành
b. Sự phát triển của các ngành kinh tế :
 - Nông nghiệp là chính. 
- Ngoài ra còn có chăn nuôi và làm thủ công nghiệp .
 2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại:
- Cơ sở hình thành: sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hoá giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc vào khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.
3. Xã hội cổ đại phương Đông:
- NDCX: chiếm số đông trong xã hội, họ vừa tồn tại “cái cũ”, vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Quí tộc: gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
- Nô lệ: chủ yếu là tù binh, thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc.
 Cùng với NDCX họ là tầng lớp bị bóc lột trong XH.
 · Củng cố kiến thức:
4. Dặn dò: 2’ 
- Học bài câu hỏi 1, 2 SGK - Tr 19.
- Đọc trước mục 4, 5 của bài 3.
- Bài tập về nhà:Tìm hiểu ý nghĩa của bức tranh H3 -Tr16. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doc3-10.DOC