Giáo án khối 5 - Tuần31 - Trường Tiểu hoc C Nhơn Mỹ

Bài mới:

1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài toán ôn tập về phép trừ các số tự nhiên, số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng và trừ, trong giải bài toán có lời văn.

2.Các hoạt động:

Hoạt động 1: Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ:

- GV viết lên bảng công thức của phép cộng:

 a - b = c

+ Hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó

(CHT).

+ Em đã được học các tính chất nào của phép trừ?

+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa nêu

- YCHS đọc bài học ở SGK/159.

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án khối 5 - Tuần31 - Trường Tiểu hoc C Nhơn Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bùng nổ, Ông phụ trách Bí Thư liên tỉnh ủy Long-Châu-Rạch-Hà và được phân công chỉ đạo trức tiếp cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở quận lỵ Chợ Mới váo 13/12/1940
- 28/8/1941 Vừa tròn 25 tuổi .
- Dùng lời lẻ để Ông cung khai, dùng cực hình tra tấn, mua chuộc dụ dỗ
- 3HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
- GD các em lòng kiên cường, bất khuất của người cách mạng trước kẻ thù.
- Qua hình ảnh ông các em học được điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Cuộc đời và sự nghiệp cùa Phan Thành Long
- Đem hết tuổi thanh xuân của mình cống hiến cho Đảng, cho nhân dân đến hơi thở cuối cùng, đó là tấm gương sáng cho chúng em noi theo
* Tóm Tắt tiểu sử Lương Văn Cù
	- Lương Văn Cù bí danh tên là Tây hoặc Dương, sinh năm 1915, ấp Mỹ An, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới, An Giang.
	- Lúc nhỏ lấy họ Nguyễn (Họ của cha), sau lấy họ Lương (Theo họ mẹ)
	- Ông là con trưởng trong gia đình nghèo, gặp cảnh gia đình ly tán. Cha mất nên học hết cấp I ở trường Cái Gút. Khi 13 -14 tuổi đi làm công cho tiệm buôn Hoa kiều ở Long Xuyên. Không bao lâu ông bỏ đi vì bị chủ tiệm lọc lừa và cách làm ăn xảo trá.
	- Ông về ở với cậu là Lương Văn Khoảnh, một Đảng viên đã tham gia cách mạng từ năm 1929-1930.
	- Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, cùng năm đó tại Huyện Chợ Mới tổ chức Đảng lãnh đạo quần chúng, mít tin biểu tình chống sưu cao thuế nặng, chống áp bức bốc lột. Lúc ấy ông mới 15 tuổi, cũng hiên ngang trong đội ngũ quần chúng.
	- Tháng 12/1933, ông được kết nạp Đảng, ngày đó cũng là ngày thành lập Chi bộ đầu tiên của xã Nhơn Mỹ.
	- Năm 1935, sau 3 năm tích cực hoạt động, ông được bầu làm quận uỷ Chợ Mới.
	- Năm 1938-1939, ông phụ trách cơ sở Đảng tại thị xã Long xuyên, rồi có chân trong liên- tỉnh uỷ Hậu Giang với cương vị Bí thư liên tỉnh.
	- Năm 1936-1939, thời kỳ mặt trận dân chủ, đưa một số cán bộ hoạt động công khai nhưng ông vẫn giữ lại hoạt động bí mật.
	- Ngày 29/9/1939, địch mở cuộc khủng bố, ông không bị bắt nhưng phải đổi vùng hoạt động lên Sài Gòn-Chợ Lớn vào hoạt động trong xí nghiệp.
	- Năm 1940, ông tình nguyện về tỉnh nhà hoạt động để chuẩn bị cuộc võ trang theo chủ trương của xứ uỷ Nam Kỳ.
	- Thời gian này ông bị địch tập nã ráo riết nhưng ông vẫn sống giữa quần chúng và tích cực hoạt động.
	- Có lần ông bị lính bắt khi đi công tác nhưng ông bình tỉnh khéo léo, thuyết phục, cuối cùng chúng thả ông. Cũng trong thời gian ấy, ông lãnh đạo có kết quả và nổi tiếng qua các phong trào nông dân ở Phú Nhuận, Thạnh Qưới để chống lại địa chủ.
	- Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, ông phụ trách Bí thư liên-tỉnh uỷ Long-Châu-Rạch-Hà và được phân công chỉ đạo trực tiếp cướp chính quyền ở quận Chợ Mới ngày 03/12/1940.
	- Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt cùng một số Đảng viên tại quê nhà ngày 04/12/1940.
	- Chúng đưa ông về giam tại khám xóm chiếu Sài Gòn, dùng cực hình tra tấn, không được chúng xoay ra mua chuộc, dụ dỗ ông.
	- Biết không thể khuất phục được ngày 28/8/1941, chúng hèn hạ đem ông đi xử tử.
*****************************
Thứ tư, ngày 15 tháng 04 năm 2015
Tiết 153: Toán
 PHÉP NHÂN 
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và vận dụng tính nhẩm, giải bài toán (Bài1 cột 1, 2,3,4).
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS tính:
a) 402,57 – 34,79 =
b) 98,54 – 41,82 – 35,72 =
- Nhận xét.
a) 402,57 – 34,79 = 367,78
b) 98,54 – 41,82 – 35,72
 = 98,54 – (41,82 + 35,72)
 = 98,54 – 77, 54 
 = 21
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài toán ôn tập về phép nhân các số tự nhiên, số thập phân, phân số, vận dụng tính nhẩm và giải bài toán có lời văn.
1.Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép nhân:
- GV viết lên bảng công thức của phép nhân: 
 a x b = c
+ Hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó? 
(CHT)
+ Em đã được học các tính chất nào của phép nhân? 
+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa nêu.
3.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài (CHT)
- YCHS làm bảng con.
- YC trình bày, nhận xét.
Bài 2: 
- YCHS đọc yc (CHT).
- Hãy nêu cách nhân nhẩm với 10 ;100 ;1000?
- Hãy nêu cách nhân nhẩm với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
.?
- YCHS làm bài, trình bày kết quả.
Bài 3:
- YCHS làm bài.
- Gợi ý: Các em cần áp dụng linh hoạt các tính chất đã học.
Bài 4:
- YCHS đọc đề (CHT).
- Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường dài bao nhiêu km? 
- Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là bao nhiêu giờ? 
- Biết mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được 82 km, cần 1,5 giờ thì gặp nhau .Vậy quãng đường AB dài bao nhiêu km? 
- Nghe.
+ a,b là hai thừa số, c là tích của phép nhân, 
a x b cũng là tích của phép nhân.
+ HS nối tiếp nhau nêu các T/C của phép nhân.
+ Tính chất giao hoán: a x b = b x a.
.Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c).
.Nhân một tổng với một số:
 (a x b) x c = a x c + b x c
.Phép nhân có thừa số bằng 1: 
 1 x a = a x 1 = a
.Phép nhân có thừa số bằng 0: 
 0 x a = a x 0 = 0
- HS đọc.
- HS làm bảng con.
- KQ: 
a) 1 555 848 ; 1 254 600
b) ; 
c) 240,72 ; 44,608
- HS đọc.
- Chuyển dấu phẩy sang phải 1,2,3,chữ số.
- Chuyển dấu phẩy sang trái 1,2,3,.chữ số.
- HS nêu miệng kết quả.
a) 32,5 ; 0,325
b) 41756 ; 4,1756
c) 2850 ; 0,285
- HS làm bài. 
- HS làm bảng phụ lần lượt trình bày.
a) 2,5 x 7,8 x 4 = 7,8 x ( 2,5 x 4)
 = 7,8 x 10
 = 78
b) 0,5 x9,6 x2 = (0,5 x 2 ) x 9,6
 = 10 x 9,6
 = 96
c) 8,36 x5 x2 = 8,36 x 10
 = 83,6
d) 8,3 x 7,9 x 7,9 x 1,7 = (8,3 + 1,7) x 7,9
 = 10 x 7,9
 = 79
- HS đọc.
- 48,5 + 33,5
- 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
- 82 x 1,5
 Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong một giờ là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là
1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
Quãng đường AB dài là:
82 x 1,5 = 123 (km)
Đáp số : 123 km
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập.
****************************
Tiết 62: Tập đọc
BẦM ƠI !
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ VN. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
 - Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn? 
 - Nhận xét.
- Rải truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận.Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ.
 B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bài “Bầm ơi!” của nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nói về tình cảm yêu thương sâu nặng giữa hai mẹ con người chiến sĩ Vệ quốc quân. 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- YCHS đọc.
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài. 
.L1: Luyện phát âm: giặc, tiền tuyến, nỗi. 
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài. 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu: Giọng trầm lắng, thiết tha. Hai dòng đầu giọng nhẹ nhàng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ tới hình ảnh nào của mẹ? (CHT)
- GV: Mùa đông mưa phùn gió bấc-thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa 
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng? 
- GV: Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ. 
* Rút từ: nỗi tái tê, yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ? 
- GV: Cách nói ấy có tác dụng yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà. 
+ Qua lời tâm tình của chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh? 
+ Nêu nội dung của bài? 
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài.
- GV đọc mẫu đoạn “Ai.bấy nhiêu”
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- YCHS thi đọc trước lớp. 
- YCHS HTL từng đoạn, cả bài.
- Nhận xét.
 - Nghe.
- HS đọc.
- 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài .
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 2. 
+ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non. 
+ Tình cảm của mẹ với con: Mạ non .. mấy lần.
+ Tình cảm của con với mẹ: Mưa phùn..bấy nhiêu ! 
+ Con đi .. sáu mươi. 
+ Người mẹ của anh là một phụ nữ VN điển hình: chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương con. 
+ Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ VN.
- 4HS nối tiếp nhau đọc. 
- HS đọc nhóm 2.
- 2-3HS thi. 
- HS HTL, thi HTL 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Út Vịnh.
****************************
Tiết 31: Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
 Đề bài: Kể về một việc làm tốt của bạn em. 
I.MỤC TIÊU: 
- Tìm và kể được 1 câu chuyện 1 cách rõ ràng về 1 việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
II.CHUẨN BỊ: Câu chuyện về việc làm tốt của bạn em. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS kể chuyện về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài .
- Nhận xét.
- HS kể.
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài : Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể và được nghe nhiều bạn kể về việc làm tốt của những người bạn xung quanh các em. 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- GV nhắc lại YC: Câu chuyện em kể là em phải tận mắt chứng kiến.
- YC HS đọc lần lượt gợi ý1 và gợi ý2, 
Hoạt động 2: Gợi ý kể chuyện
- YCHS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK/92 
- GV lưu ý HS:
+ Kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Khi kể các em phải xưng hô như thế nào? 
+ Các em nhớ kể chuyện em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy.
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện.
- YCHS ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. 
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- YCHS chất vấn nhau về câu chuyện của bạn 
- YCHS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
- Nghe. 
- HS lần lượt đọc đề bài.
- Gạch dưới những từ quan trọng:việc làm tốt của bạn em. 
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình định kể .
VD: 
.Người bạn tôi muốn kể là con gái bác hàng xóm bên cạnh nhà tôi. Bà của bạn ấy bị liệt suốt một năm nay. Bạn ấy rất tận tình và dịu dàng và tận tình cùng cha mẹ chăm sóc bà khiến tôi rất cảm phục.
.Tôi muốn kể câu chuyện về hành động cao thượng, bênh vực em nhỏ của một bạn trai, tôi đã gặp trên đường đi học về  
- HS lập nhanh dàn ý cho bài kể.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc-Em thấy sự việc diễn ra như thế nào? Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ-Việc làm của em và mọi người xung quanh-Kết thúc câu chuyện.
3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
- Kể chuyện trong nhóm đôi. Đại diện nhóm tham gia thi kể.
- 2-3HS thi kể.
.Nội dung kể có phù hợp với đề bài?
.Cách kể có mạch lạc, rõ ràng không?
.Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Bài sau : “Nhà vô địch” 
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm, ngày 16 tháng 04 năm 2015
Tiết 154: Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán (Bài 1,2,3).
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS tính: a) 35,48 x 4,5 = 
 b) 0,25 x 5,87 x 40 = 
- Nhận xét.
a) 35,48 x 4,5 = 146,92
b) 0,25 x 5,87 x 40 
= 0,25 x 40 x 5,87
= 10 x 5,87 = 58,7
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết toán hôm nay chúng ta cùng tiếp tục các bài toán ôn tập về phép nhân.
2.Thực hành:
Bài 1: 
- YCHS làm bảng con.
Bài 2: 
- YCHS làm cá nhân.
Bài 3: 
- YCHS làm bài .
Bài 4: 
+ Hướng dẫn:
- VT của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng VT nào?
- Thuyền đi xuôi dòng từ A đến B với VT bao nhiêu?
- Sau mấy giờ, thuyền máy đến B?
- Tìm độ dài quãng đường AB?
- Nghe.
- HS làm bảng con.
- KQ: a) 6,75 kg x 3 = 20,25 kg 
 b) 7,14 m2 x (1 + 1 + 3) = 37 m2
 c) 9,26 dm3 x (9 + 1) = 92,6 dm3
- HS làm cá nhân.
- HS làm bảng phụ lần lượt trình bày. 
a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15
 = 7,275
b) (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2
 = 10,4
- HS làm bài. 
 Bài giải
Dân số nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77 515 000 x 1,3 : 100 = 1 007 695 (người)
Dân số nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515 000 + 1 007 695 = 78 522 695 (người)
Đáp số : 78 522 695 người
- HS làm bài.
- Tổng VT của thuyền máy khi nước lặng và VT của dòng nước.
- 22,6 + 2,2
- 1,25 giờ đến B
- VT xuôi dòng x TG đi từ A đến B
 Bài giải
Vận tốc của thuyền máy khi đi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết: 
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
Đáp số : 31 km
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về phép chia.
***************************
Tiết 62: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sữa những dấu phẩy dùng sai 
( BT 2,3).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS điền dấu phẩy vào chỗ còn thiếu trong các câu sau:
a) Mai ơi tớ về nhé!
b) Vì bận tôi không thể đến thăm bạn ấy.
c) Ngày mai tất cả sẽ tập trung ở cổng trường.
d) Trong sự yên lặng của dòng sông em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre.
- Nhận xét.
a) Mai ơi, tớ về nhé!
b) Vì bận, tôi không thể đến thăm bạn ấy.
c) Ngày mai, tất cả sẽ tập trung ở cổng trường.
d) Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre. 
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện về dấu phẩy,nắm vững các tác dụng của dấu phẩy, biết thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- YCHS thảo luận nhóm 4, xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy.
- Gợi ý: Đọc kĩ từng câu văn, xác định vị trí dấu phẩy,nêu tác dụng của từng dấu phẩy. 
Bài 2: 
- YCHS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cán bộ xã phê vào đơn của anh hàng thịt như thế nào? 
+ Anh hàng thịt đã thêm dấu gì vào chỗ nào để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò? 
+ Lời phê trong đơn cần viết như thế nào đề anh hàng thịt không chữa một cách dễ dàng 
+ Dùng sai dấu phẩy có tác hại gì? 
* Kết luận: Dùng dấu phẩy sai khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại. 
Bài 3: 
- YCHS thảo luận nhóm 4, đặt lại dấu cho đúng vị trí.
- Gợi ý: Đọc kĩ đoạn văn, tìm 3 dấu phẩy đặt sai vị trí và sửa lại cho đúng.
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 4, nối tiếp nhau sửa bài. 
- Đại diện nhóm trình bày.
a)
+ Từ những năm 30 ... tân thời: Ngăn cách TN với CN và VN.
+ Chiếc áo tân thời ... trẻ trung: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (định ngữ của từ phong cách ) 
+ Trong tà áo dài ... mềm mại và thanh thoát hơn: Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN: ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu . 
b)
+ Những đợt ... vòi rồng: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 
+ Con tàu chìm dần, nước ngập bao lơn :Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 
- HS thảo luận nhóm 2. 
- “Bò cày không được thịt.” 
- Dấu phẩy: “Bò cày không được, thịt.”
- Lời phê: “Bò cày, không được thịt.”
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày.
+ Sách Ghi-nét ...hành tinh (bỏ dấu phẩy)
+ Cuối mùa hè năm 1994, ... nước Mĩ. 
+ Để có thể đưa chị đến bệnh viện, ...cứu hỏa. 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về dấu câu.
*******************************
Tiết 61: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU: 
- Liệt kê được 1 số bài văn tả cảnh đã học trong HKI; lập dàn ý cho các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được 1 số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nhắc lại dàn bài chung văn tả cảnh.
- Nhận xét.
- 2HS nêu. 
 B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh : về cấu tạo của một bài văn, cách quan sát, chọn lọc chi tiết, sự thể hiện tình cảm, thái độ của người miêu tà đối với cảnh được tả . 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- YCHS thảo luận nhóm 2, liệt kê những bài văm tả cảnh mà em đã được học trong HKI Sau đó trình bày dàn ý một trong các bài văn đó.
- Kết luận lời giải đúng. 
*VD dàn ý: 
 Bài: Hoàng hôn trên sông Hương. 
1.Mở bàì: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
2.Thân bài: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn. 
Thân bài có hai đoạn : 
.Đ1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn . 
.Đ2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. 
3.Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn 
Bài 2:
- YCHS TL nhóm 4 suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn miêu tả theo trình tự nào? 
b) Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế? 
c) Vì sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế? 
d) Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thuộc loại câu gì? (CHT)
e) Hai câu văn đó thể hiện tình cảm gì của tác giả đốvới cảnh vật được miêu tả? 
- Nghe.
- Thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày. 
- KQ:
- Thảo luận nhóm 4 .Đại diện nhóm trình bày. 
a) Theo trình tự thời gian. 
b) Những chi tiết quan sát rất tinh tế là: Mặt trời . nguy nga, đậm nét/ Màn đêmchìm vào đất. Thành phố nhưhơi sương/Mặt ..mềm mại.
c) Vì tác giả quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan, chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất.
d) Câu cảm .
e) Thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của TP. 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Ôn tập tả cảnh”.
*KQ bài 1:
 Tuần
 Các bài văn tả cảnh
 Trang
1
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Hoàng hôn trên sông Hương.
- Nắng trưa.
- Buổi sớm trên cánh đồng.
10
11
12
14
2
- Rừng trưa.
- Chiều tối
21
22
3
- Mưa rào.
31
6
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam.
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi.
62
62
7
- Vịnh Hạ Long.
70
8
- Kì diệu rừng xanh.
75
9
- Bầu trời mùa thu.
- Đất Cà Mau.
87
89
***************************
Tiết 61: Khoa học
 ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 
I.MỤC TIÊU: Ôn tập về: 
- Một số lồi hoa thụ phấn nhờ gió, 1 số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, 1 số loài động vật đẻ con .
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua 1 số đại diện.
* GDBĐKH: Thực vật (cây xanh) có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người. Trong quá trinhfquang hợp cây xanh hấp thụ khí cac-bo-nic (khí nhà kính) và nhả khí Oxy. Trong quá trình này làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, hạn sự nóng lên của trái đất.
- Biến đổi khí hậu làm biến đổi môi trường tự nhiên làm cho:
+ Nhiều loài vật sẽ di cư sang các vùng sinh sống khác.
+ Các loài sinh vật thay đổi cách thức sinh tồn của mình.
+ Nhiều loài thực vật hoa nở sớm hơn.
+ Nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn.
+ Nhiều động vật bắt đầu mùa sinh sản sớm hơn.
- Nhiều loài côn trùng đã xuất hiện ở khu vực khí hậu lạnh..
+ Sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng. 
II.CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK/124,125.
- Bảng phụ để các nhóm thảo luân.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con?
º 1 con
º Từ 2 đến 4 con
º Nhiều hơn 4 con
- Hổ là loài thú ăn gì?
º Ăn tạp
º Ăn thịt
º Ăn cỏ
- YCHS nhận xét.
- Hươu có tập tính sống như thế nào?
º Theo bay đàn
º Từng đôi
º Đơn độc
- Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy khi nào?
º Khi hươu con mới được sinh ra.
º Khi hươu con được khoảng 10 ngày tuổi.
º Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi
º Khi hươu con được 1 tháng tuổi.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Thực vật và động vật đều có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống, tạo nên sự cân bằng 

File đính kèm:

  • docGA_LOP_5_TUAN_31_NH_1415.doc