Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 10

-Nhóm 1:Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?

-Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?

-Nhóm 2 :Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?

-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?

-Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?

-Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?

-Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?

-Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?

-Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.

-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.

 

doc20 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chữ & lược đồ trong SGK để thảo luận
Đại diện nhóm lên bảng thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân trên bản đồ.
Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào và niềm tin sâu sắc ở sức mạnh & tiền đồ của dân tộc.
Lớp: 4a, 4c
Khoa Học 4
BÀI 19 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe.
 -Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước.
 -Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
 -Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 -Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
 -Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
 -Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.
 -Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn đã có những bữa ăn cân đối chưa ? đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa ?
 -Thu phiếu và nhận xét chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.
 * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe.
 Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 -Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 -Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 -Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 Cách tiến hành:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
 -4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:
 +Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất của con người.
 +Nhóm 2:Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
 +Nhóm 3: Các bệnh thông thường.
 +Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.
 -Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
 -Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.
 -GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu. 
 Mục tiêu: HS có khả năng: Aùp dung những kiến thức đã học và việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
 Cách tiến hành:
 -GV phổ biến luật chơi:
 -GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý.
 +Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời.
 +Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm.
 +Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
 +Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều chữ nhất.
 +Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm.
 +Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra.
 -GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
 -GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.
 -GV nhận xét.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý ?” 
 Mục tiêu:Áp dụng kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hợp lý.
 Cách tiến hành:
 -GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy.
 -Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
 -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.
 -Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng.
 -Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
-Để phiếu lên bàn. Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn.
-1 HS nhắc lại: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối.
-Dựa vào kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá về chế độ ăn uống của bạn.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
-Nhóm 1:Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
-Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
-Nhóm 2 :Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
-Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
-Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
-Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?
-Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?
-Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-Tiến hành hoạt động nhóm, thảo luận.
-Trình bày và nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS cả lớp.
Lớp: 4a, 4c
Khoa Học 4
20 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước.
 -Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
 -Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43.
 -HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
 +2 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 +Nước lọc. Sữa.
 +Chai, cố, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau.
 +Một tấm kính, khay đựng nước.
 +Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển, … ).
 +Một ít đường, muối, cát.
 +Thìa 3 cái.
 -Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về bài kiểm tra.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì ?
 -GV giới thiệu: Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu xem nước có tính chất gì ?
 * Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước.
 -GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi :
 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó ?
 3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?
 -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh lên bảng những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa.
 -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
 * Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. 
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước.
 -Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
 -Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi.
 1) Nước có hình gì ?
 2) Nước chảy như thế nào ?
 -GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
 -Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ?
 -GV chuyển việc: Các em đã biết một số tính chất của nước: Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phía. Vậy nước còn có tính chất nào nữa ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết.
 * Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:
 1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ?
 2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ?
 3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ?
 -GV tổ chức chpo HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.
 -Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp.
 +Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?
 +Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước.
 +Hỏi: 
 1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?
 2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp.
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu các dạng của nước.
-HS lắng nghe.
-Vật chất và năng lượng.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động nhóm.
-Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp.
1) Chỉ trực tiếp.
2) Vì: Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc.
Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa.
3) Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS làm thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận.
-Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng.
1) Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước.
2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Trả lời.
1) Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước.
2) Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.
3) Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.
-HS thí nghiệm.
-1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước.
+Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước.
+3 HS lên bảng làm thí nghiệm.
1) Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước.
2) Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
-HS cả lớp.
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
	NÔNG NGHIỆP 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Biết nhành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.
Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
Tranh ảnh về các vùng trồng luá, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài :
2-Nội dung :
1*Ngành trồng trọt 
*Hoạt động 1 : (làm việc cả lớp)
- Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
Giáo viên tóm tắt : 
+Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
+Ở nước ta trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
-Dựa vào kênh chữ của mục 1 SGK .
*Hoạt động 2 (làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ)
Bước 1 :
Bước 2 :
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
Kết luận : 
Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
-Vì sao cây trồng ở nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ?
-Nước ta đã đạt những thành tựu gì trong việt trồng lúa gạo ?
Tóm tắt : Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan)
-Quan sát hình 1 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
-Trình bày kết quả.
-Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới .
-Đủ ăn , dư gạo sản xuất .
*Hoạt động 3 (làm việc cá nhân)
Bước 1 : 
Bước 2 :
Kết luận : 
+Cây lúa gạo được trồng nhiều nhất ở các đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
+Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu . . . 
+Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc bộ và miền núi phía Bắc.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xem tranh về một số vùng trồng luá, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta và xác định trên bản đồ vị trí tương đối của các bức tranh ảnh đang thể hiện.
Nếu có điều kiện, Giáo viên cho học sinh chơi trò tiếp sức, điền tên các cây trồng vào bản đồ trống hoạc gắn các bức tranh về các cây trồng vào bản đồ Việt Nam .
-Quan sát hình 1 kết hợp vốn hiểu biết, chuẩn bị trả lời câu hỏi cuối mục 1 ở SGK.
-Trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu của nước ta.
-Thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình .
2*Ngành chăn nuôi 
*Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ?
-Câu hỏi mục 2 SGK .
3-Củng cố 
4-Nhận xét – Dặn dò :
-Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo : ngô, khoai sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa... của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đầy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
+Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi.
+Lợn và gia cầm đươc nuôi nhiều ở đồng bằng.
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK.
-Chuẩn bị bài sau .
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
	BÀI : BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU : 
Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình ( Hà Nội ) , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập .
Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sunh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . 
Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc ta . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Các hình ảnh minh họa trong SGK .	-Phiếu học tập của HS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 
HS 1 : Em hãy tường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 .
HS 2 : Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta .
-Cho HS quan sát hình minh họa về ngày 2-9-1945. HS nêu : Đó là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập , khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Trong giờ học chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc ta qua bài Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập . 
*Hoạt động 1 : Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945 .
-Yêu cầu đọc SGK, dùng tranh ảnh minh họa của SGK để miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945 
-Cho HS thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945
-Cho bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất .
-Tuyên dương 
-GV kết luận .
*Hoạt động 2 : Diễn biến buổi lễ tuyên bố Độc lập .
-Yêu cầu làm việc theo nhóm .
+Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta diễn ra như thế nào ?
+Buổi lễ bắt đầu khi nào ?
+Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào ? 
+Buổi lễ kết thúc ra sao ?
-Cho trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập .
+Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ kính yêu dừng lại để làm gì ? 
+Theo em việc Bác dừng lại hỏi “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không “ cho thấy tình cảm của người đối với nhân dân như thế nào ? 
-GV kết luận . 
*Hoạt động 3 :Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập .
-Gọi đọc 2 đoạn trích của bản Tuyên ngôn Độc lập .
-Hãy trao đổi với bạn và cho biết nội dung chính của 2 đoạn trích trên .
-Cho phát biểu ý kiến trước lớp .
-GV kết luận . 
*Hoạt động 4 : Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945 .
-Hướng dẫn thảo luận .
+Sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền Độc lập của dân tộc ta , chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt nam ? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào ? Những việc đó có tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt nam ? 
-Cho trình bày kết quả .
-GV nhận xét và kết luận
 3/Củng cố : Ngày 2-9 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta ? 
4/Dặn dò : Về học thuộc bài làm bài tập tự đánh giá kết quả và chuẩn bị bào ôn tập , hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử từ 1858 đến 1945 .
 3 HS lên bảng trả lời .
-HS làm việc theo cặp 
-3 HS lên bảng thi tả tranh ảnh minh họa , dùng lời của mình đọc các bài thi có tả quang cảnh ngày 2-9 . Lớp bình chọn 
-Theo nhóm 4 HS cùng đọc SGK và thảo luận . 
+Buổi lễ bắt đầu đúng 14 giờ 
+Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời lên lễ đài chào nhân dân. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Các thành viên chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ .
+Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ …còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam .
-3 nhóm đại diện trình bày , lớp nhận xét bổ sung .
+Bác dừng lại để hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không “
+Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân … 
-2 HS lần lượt đọc trước lớp 
-HS trao đổi để tìm hiểu nội dung 
-Vài HS nêu ý kiến trước lớp , cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
-HS thảo luận để trả lời các câu hỏi .
+Khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta trên toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ thực dân phong kiến đánh dấu kỉ nguyên độc lập của dân tộc ta và cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam .
-2 HS đại diện trình bày , lớp nhận xét , bổ sung 
lớp: 5a, 5b, 5c
Khoa Học 5
MÔN : KHOA HỌC
	BÀI : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ .
Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ .
Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyề

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc