Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 31

-GV giảng: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 -GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
 2/.Đảo và quần đảo :
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 +Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
 +Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
 +Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
 -GV nhận xét phần trả lời của HS.
 * Hoạt động nhóm: 
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau:
 -Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ.
 -Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào?
 -Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
 GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
4.Củng cố : 
 -Cho HS đọc bài học trong SGK.
 -Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
 -Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta.
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
-HS hát .
-HS trả lời .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát và trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
-HS trình bày.
-HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm.
-HS trình bày.
-HS đọc.
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4b, 4c
Lịch Sử 4
Bài: 27 Nhà Nguyễn thành lập 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ,kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn .
 -Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình .
II.Chuẩn bị :
 Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn) .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế,văn hóa ,GD của vua Quang Trung ?
 -Vì sao vua Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa ?
 GV nhận xét ,ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp:
 GV phát PHT cho HS và cho HS thảo luận theo câu hỏi có ghi trong PHT :
 -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 Sau khi HS thảo luận và trả lời câu hỏi ; GV đi đến kết luận : Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Aùnh đã đem quân tấn công ,lật đổ nhà Tây Sơn 
 - GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Aùnh đối với những ngưòi tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
 - GV hỏi: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Aùnh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ?Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào ?
 *Hoạt động nhóm:
 -GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua ?
 - GV cho các nhóm cử người báo cáo kết quả trước lớp .
 -GV hướng dẫn HS đi đến kết luận :Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình .Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
4.Củng cố :
 GV cho HS đọc phần bài học .
 -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 -Để thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình, nhà Nguyễn đã có những chính sách gì?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và xem trước bài : “Kinh thành Huế”.
 -Nhận xét tiết học.
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét. 
-HS lặp lại tựa bài.
-HS thảo luận và trả lời .
-HS khác nhận xét .
- Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô .Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức .
-HS đọc SGK và thảo luận.
-HS cử người báo cáo kết quả .
-Cả lớp theo dõi và bổ sung.
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Nêu được trong quá trình sống thực vật thường xuyên lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
 -Vẽ và trình bày được sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh hoạ trang 122 SGK.
 -Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.
 -Giấy A 3.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.KTBC
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
 +Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
 +Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật ?
 +Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới
+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người?
 +Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật hay thực vật có thể sống được hay không ?
 a.Giới thiệu bài:
Thực vật không có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng như người và động vật nhưng chúng sống được là nhờ quá trình trao đổi chất với môi trường. Quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 ØHoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.
-GV gợi ý : Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh và những yếu tố nào mà cần phải bổ sung thêm để cho cây xanh phát triển tốt.
-Gọi HS trình bày.
+Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?
+Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?
 +Quá trình trên được gọi là gì ?
 +Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ?
-GV giảng: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.
 ØHoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường
-Hỏi:
 +Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào ?
+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào ?
-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.
 +Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.
 +Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ: nước, chất khoáng, khí các-bô-níc để nuôi cây.
 ØHoạt động 3: Thực hành : vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4.
-Phát giấy cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.
GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
-Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.
4.Củng cố
+Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
5.Dặn dò
-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.	
Hs hát
-HS lên trả lời câu hỏi.
-HS trả lời:
 +Là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
 +Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì cả con người, động vật, thực vật đều không thể sống được.
-Lắng nghe.
-HS quan sát, trao đổi nhóm đôi.
-Lắng nghe.
-HS trình bày, bổ sung.
+Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường : các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.
 +Trong quá trình hô hấp, cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.
 +Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất của thực vật.
 +Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
-Lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
 +Quá trình trao đổi chất trong hô hấp ở thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
 +Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau : dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.
-Quan sát, lắng nghe.
-HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-HS trả lời.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I.Mục tiêu 
 Giúp HS :
 -Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
 -Hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường. 
 -Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK.
 -Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định 
2.KTBC
-GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS.
3.Bài mới
+Thực vật cần gì để sống ?
 +Chúng ta đã làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh được thực vật cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng để sống và phát triển bình thường ?
Trong thí nghiệm mà các em vừa nêu, các cây chia làm 2 nhóm:
 +4 cây được dùng để làm thực nghiệm, mỗi cây ta cho thiếu từng yếu tố.
 +1 cây để làm đối chứng, đảm bảo được cung cấp tất cả các yếu tố cần cho cây sống. 
 a.Giới thiệu bài:
 Ở bài Động vật cần gì để sống ? Chúng ta cũng tiến hành theo cách đó để tự nghiên cứu, tìm ra những điều kiên cần cho sự sống của động vật.
 ØHoạt động 1: Mô tả thí nghiệm
-Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4.
-Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
 +Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ?
 +Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ?
 GV đi giúp đỡ từng nhóm.
-Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm: . . . . . . . . . . . .
Bài: Động vật cần gì để sống ?
Chuột sống ở hộp số
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện còn thiếu
1
Ánh sáng, nước, không khí
Thức ăn
2
Ánh sáng, không khí, thức ăn
Nước
3
Ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
Ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
Ánh sáng
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.
+Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?
 +Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?
 +Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ?
 +Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ?
 +Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ?
-GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết.
 ØHoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ?
GV đi giúp đỡ các nhóm.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.
 +Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ?
-GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
4.Củng cố
-Hỏi: Động vật cần gì để sống ?
5.Dặn dò
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.
-Nhận xét tiết học.
-Hs hát
-HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.
-HS trả lời:
 +Thực vật cần nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng để sống.
 +Chúng ta đã tiến hành làm thí nghiệm trên 5 cây đậu; 1 cây được trồng và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần: nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng thấy cây sống và phát triển bình thường; 4 cây còn lại, mỗi cây cung cấp thiếu 1 điều kiện nên chỉ trong một thời gian cây đã chết hoặc phát triển không bình thường.
-Lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.
-HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.
-Lắng nghe.
+Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau.
+Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.
+Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn.
+Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.
+Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
+Biết xem động vật cần gì để sống.
+Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.
+Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.
-Lắng nghe.
- Hs Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.
+Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
+Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
-Hs lắng nghe 
-Hs trả lời 
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 5a, 5b, 5c
Khoa Học 5
ƠN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Ơn tập về:
- Một số hoa thụ phấn nhờ giĩ, một số hoa thụ phấn nhờ cơn trùng
- Một số lồi động vật đẻ trứng, một số lồi động vật đẻ con
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thơng qua một số đại diện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi, khi nào hổ con sống độc lập?
+ Hươu thường đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh đã biết làm gì?
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
v	Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
GV yêu cầu từng HS làm bài thực hành trang 124, 125, 126/ SGK vào phiếu học tập.
- GV chốt lại các đáp án 
Bài tập 1) Hoa là cơ quan sinh sản của những lồi thực vật cĩ hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy
Bài tập 2) Chú thích (1) - nhụy, (2) - nhị
Bài tập 3) Hoa hồng, hoa hướng dương thụ phấn nhờ cơn trùng, cây ngơ thụ phấn nhờ giĩ
Bài tập 4) 1-e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c
Bài tập 5) Động vật đẻ trứng là: chim cánh cụt, cá vàng, động vật đẻ con là sư tử, hươu cao cổ
- GV kết luận: Thực vật và động vật cĩ những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2: Thảo luận.
GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+ Nhờ đâu mà động vật và thực vật bảo tồn được giống nịi?
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
- GV kết luận: Nhờ cĩ sự sinh sản mà thực vật, động vật mới bảo tồn được nịi giống của mình.
4. Củng cố- dặn dị:
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị: “Mơi trường”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- HS làm bài trong 10 phút
HS trình bày bài làm.
Lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và trả lời câu hỏi.
HS trình bày 
Lớp nhận xét, bổ sung
- HS thi đua kể tên các con vật đẻ trứng, đẻ con.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 5a, 5b, 5c
Khoa Học 5
MƠI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Khái niệm về mơi trường
- Nêu được một số thành phần của mơi trường địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình vẽ trong SGK trang 128, 129.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
2. Vào bài:
 v Hoạt động 1: Tìm hiểu về mơi trường
- GV nêu câu hỏi: “Mơi trường là gì?”
- GV cho HS xem các hình ảnh về mơi trường
- GV chốt lại: Như vậy mơi trường bao gồm những thành phần tự nhi

File đính kèm:

  • docTUAN 31.doc
Giáo án liên quan