Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 27

 +Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không ?

-Kết luận: Các nguồn nhiệt là:

 +Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga, giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.

 +Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó.

 +Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.

 

doc19 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa Lớp 4 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 - Về học bài và chuẩn bị trước bài : “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”.
 -Nhận xét tiết` học .
-HS trả lời .
-HS cả lớp bổ sung .
-HS phát biểu ý kiến.
-2 HS lên xác định .
-HS nhận xét .
-HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống ke âđể hoàn thành PHT.
-Vài HS mô tả.
-HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.
-HS cả lớp thảo luận và trả lời.
-2 HS đọc bài .
-HS nêu. 
-HS cả lớp .
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
CÁC NGUỒN NHIỆT
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Kể được các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sốn và nêu được vai trò của chúng.
 -Biết thực hiện những nguyên tắc đơn giản để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi sử dụng các nguồn nhiệt.
 -Có ý thức sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng).
 -Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột như sau:
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1.Ổn định
 2.KTBC
-Gọi 3 HS lên bảng.
 +Cho ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
 +Hãy mô tả nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt.
-Nhận xét câu trả lời cùa HS và cho điểm.
3.Bài mới
+ Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật nào ?
 a.Giới thiệu bài:
 Một số vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về các nguồn nhiệt, vai trò của chúng đối với con người và những việc làm phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
 Ø Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau:
 +Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ?
 +Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy ?
-Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. 
 +Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì ?
 +Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không ?
-Kết luận: Các nguồn nhiệt là:
 +Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga, … giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.
 +Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó.
 +Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.
 Ø Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt
+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ?
 +Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác ?
- Cho HS hoạt động nhóm 4 HS.
-Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện.
-GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS nào cũng hoạt động.
-Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh.
-Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
-Bị cảm nắng.
-Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn là, bếp than, bếp củi, …
-Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
-Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi.
-Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to.
+Tại sao lại phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt ?
 +Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác ?
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, nhớ các kiến thức đã học để giải thích một cách khoa học. Chặt chẽ và lôgíc
 Ø Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt
-GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt
4.Củng cố
+Nguồn nhiệt là gì ?
 +Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt ?
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
+Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt.
-Lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối nhau trình bày.
+Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô tóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh để tạo thành muối, …
+Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước, …
+Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm, …
+Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo, …
+Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông, …
+Các nguồn nhiệt dùng vào việc: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, …
+Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa.
-Lắng nghe.
+Khí Biôga (khí sinh học) là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân, … được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí Biôga là nguồn năng lượng mới, hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
-Trả lời:
+Ánh sáng Mặt Trời, bàn là điện, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy sấy tóc, lò sưởi điện ... 
+Lò nung gạch, lò nung đồ gốm …
-4 HS một nhóm, trao đổi, thảo luận, và ghi câu trả lời vào phiếu.
-Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
-2 HS đọc lại phiếu.
Cách phòng tránh
-Đội mũ, đeo kính khi ra đường. Không nên chơi ở chỗ quá nắng vào buổi trưa.
-Không nên chơi đùa gần: bàn là, bếp than, bếp điện đang sử dụng.
-Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt.
-Không để các vật dễ cháy gần bếp than, bếp củi.
-Để lửa vừa phải.
+Đang hoạt động, nguồn nhiệt tỏa ra xung quanh một nhiệt lượng lớn. Nhiệt đó truyền vào xoong, nồi. Xoong, nồi làm bằng kim loại, dẫn nhiệt rất tốt. Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay, tránh làm đổ nồi, xoong bị bỏng, hỏng đồ dùng.
+Vì bàn là điện đang hoạt động, tuy không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy những đồ vật xung quanh nơi là.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Tiếp nối nhau phát biểu.
* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:
+Tắt bếp điện khi không dùng.
+Không để lửa quá to khi đun bếp.
+Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.
+Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.
+Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi.
+Không đun thức ăn quá lâu.
+Không bật lò sưởi khi không cần thiết.
Rút kinh nghiệm : 
 Lớp: 4a, 4c
Khoa học 4
NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
 -Nêu được ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
 -Nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
 -Biết một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK 
 -Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.
 -4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định
 2.KTBC
-Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi.
 +Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.
 +Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ ?
 +Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ? 
+Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt ?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người và Mặt Trời là nguồn năng lượng vô tận của tạo hoá, là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của mọi sinh vật trên Trái Đất. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 Ø Hoạt động 1: Trò chơi: Cuộc thi “Hành trình văn hoá”
 Cách tiến hành:
-GV kê bàn sao cho cả 4 nhóm đều hướng về phía bảng.
-Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.
-Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.
-1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D.
-Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy.
-Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
 Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.
-Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo.
-Tổng kết trò chơi
 Câu hỏi và đáp án:
1. 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh:
a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy-líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu.
b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc.
c. Hoa tuy-líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.
2. 3loài cây, con vật sống được ở xứ nóng:
a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi.
b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà.
c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà.
3. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn đới
 b. Nhiệt đới d. Hàn đới
4. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn đới
 b. Nhiệt đới d. Hàn đới
5. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc c. Ôn đới
 b. Nhiệt đới d. Hàn đới
6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:
 a. Sa mạc và ôn đới 
 b. Sa mạc và nhiệt đới 
 c. Hàn đới và ôn đới 
 d. Sa mạc và hàn đới
Ø Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
 +Điều kiện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
-GV đi gợi ý, hướng dẫn HS.
-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một vai trò của Mặt Trời đối với sự sống.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
*Kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
 Ø Hoạt động 3: Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
-Chia lớp thành 6 nhóm. Cứ 2 nhóm thực hiện 1 nội dung: nêu cách chống nóng, chống rét cho:
 +Người.
 +Động vật.
 +Thực vật.
-GV giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
-Gọi HS trình bày. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung.
+Biện pháp chống nóng cho cây: tưới nước vào buổi sáng sớm, chiều tối, che giàn (không tưới nước khi trời đang nắng gắt).
+Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió.
+Biện pháp chống nóng cho vật nuôi: cho vật nuối uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-GD HS luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp.
4.Củng cố
5.Dặn dò
-GV tổng kết giờ học tuyên dương các cá nhân, nhóm HS tích cực hoạt động hiểu và thuộc bài ngay tại lớp. Nhắc nhở các HS chưa chú ý hoạt động trong giờ học.
-Dặn HS về nhà học bài và xem lại các bài từ 20 đến 54.
Hát 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
7. Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ:
 a. 00C c. Dưới 00C
 b. Trên 00C d. Dưới 100C
8. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ:
 a. Âm 100C 
 b. Âm 200C 
 c. Âm 300C 
 d. Âm 400C 
9. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật:
 a. Sự lớn lên. 
 b. Sự sinh sản. 
 c. Sự phân bố.
 d. Tất cả các hoạt động trên.
10. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:
 a. Giống nhau.
 b. Khác nhau.
11. Sống trong điều kiện không thích hợp con người, động vật, thực vật phải:
 a. Tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
 b. Có những biện pháp nhân tạo để khắc phục.
 c. Cả hai biện pháp trên.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, ghi các ý kiến đã thống nhất vào giấy.
-Tiếp nối nhau trình bày.
Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:
+Gió sẽ ngừng thổi.
+Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá.
+Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy mà sẽ đóng băng.
+Không có mưa.
+Không có sự sống trên Trái Đất.
+Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.
+Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên …
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Tiếp nối nhau trình bày. Kết quả thảo luận tốt là:
+Biện pháp chống rét cho vật nuôi: cho vật nuôi ăn nhiều bột đường, chuồng trại kín gió, dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi, không thả rông vật nuôi ra đường.
+Biện pháp chống nóng cho người: bật quạt điện, ở nơi thoáng mát, tắm rửa sạch sẽ, ăn những loại thức ăn mát, bổ, uống nhiều nước hoa quả, mặc quần áo mỏng, …
+Biện pháp chống rét cho người: sưởi ấm, nơi ở kín gió, ăn nhiều chất bột đường, mặc quần áo ấm, luôn đi giày, tất, găng tay, đội mũ len, …
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
CHÂU MĨ. 
I. Mục tiêu: 
	- Có một số biểu tượng về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
- Nắm một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của châu Mĩ.
	- Xác định trên quả địa cầu hoăc trên bản đồø thế giới vị trí, giới hạn của châu Mĩ. 
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đố (lược đồ).
- Yêu thích học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Các hình của bài trong SGK. Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. Tranh ảnh hoặc bài viết về rừng A-ma-dôn.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Phi” (tt).
Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: 
 “Châu Mĩ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Châu Mĩ nằm ở đâu?
Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
Giáo viên giới thiệu trên quả địa cầu về sự phân chia hai bán cầu Đông, Tây.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Châu Mĩ gồm các phần đất: Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Trung Mĩ, là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất.
v	Hoạt động 2: Châu Mĩ lớn như thế nào?
Phương pháp: Nghiên cứu bản đố, số liệu, trực quan.
Giáo viên sửa chữa và giúp các em hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Cả về diện tích và dân số, châu Mĩ đứng thứ hai trong các châu lục, đứng sau châu Á. Về diên tích châu Mĩ có diện tích gần bằng châu Á, về số dân thì ít hơn nhiều.
v	Hoạt động 3: Thiên nhiên châu Mĩ có gì đặc biệt?
Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn.
* Kết luận: Địa hình châu Mĩ gồm có 3 bộ phận: Dọc bờ biển phía tây là 2 hệ thống núi cao và đồ sộ Cooc-di-e và An-đet, phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lat và Bra-xin, ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn. Đồng bằng A-ma-dôn là đồng bằng lớn nhất thế giới.
v	Hoạt động 4: Ai Cập.
Phương pháp: Hỏi đáp.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Châu Mĩ (tt)”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh quan sát quả địa cầu và trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh khác bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh dựa vào bảng số liệu về diện tích và dân số các châu ở bài 17, trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
1 số học sinh lên trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh trong nhóm quan sát hình 1, hình 2, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e, và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
Nêu tên và chỉ trên lược đồ hình 1 vị trí:
+ Hai hệ thống núi ở phía Tây châu Mĩ.
+ Hai dãy núi thấp ở phía Đông châu Mĩ.
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.
+ Hai con sông lớn ở châu Mĩ.
Nêu tác dụng của rừng rậm ở A-ma-dôn.
Đại diện các nhóm học sinh trả lời câu hỏi trước lớp.
Học sinh khác bổ sung.
Học sinh chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mĩ.
Hoạt động lớp.
+ Đọc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
 LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.MỤC TIÊU : 
 Sau bài học HS nêu được :
Biết ngày 27-11-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm 

File đính kèm:

  • docTUAN 27.doc