Giáo án Khoa học Lớp 5

*Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ , ý kiến

-Cho thảo luận nhóm

+Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm

*Tình huống 1 : Lớp em có một bạn vừa chuyển đến .Bạn rất xinh xắn nên lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn. Khi biết bạn bị nhiễm HIV mọi người đều thay đổi thái độ vì sợ lây. Em sẽ làm gì khi đó ?

*Tình huống 2 : Em cùng các bạn đang chơi trò chơi “Bịt mắy bắt dê “ thì Nam đến xin được chơi cùng . Nam đã bị nhiễm HIV từ mẹ . Em sẽ làm gì khi đó ?

*Tình huống 3 : Em cùng các bạn đang chơi thì thấy cô Lan đi chợ về. Cô cho mỗi đứa một quả ổi nhưng ai cũng rụt rè không dám nhận vì cô bị nhiễm HIV. Khi đó em sẽ làm gì ?

*Tình huống 4 : Nam kể với em và các bạn rằng mẹ bạn ấy từ ngày biết mình nhiễm HIV rất buồn chán , không làm việc cũng chẳng thiết gì đến ăn uống . Khi đó em sẽ làm gì ?

 

doc85 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cố : Đưa ra tình huống : Chiều em đi đón cu Tí ở trường về. Trời mùa hè rất nắng. Về đến nhà, cu Tí đòi ăn ngay hoa quả mẹ vừa mua . Em sẽ nói gì với cu Tí ? 
-Gọi phát biểu theo ý hiểu của mình . 
-Nhận xét. 
4/Dặn dò :Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , ghi lại vào vở, sưu tầm tranh ảnh các thông tin về bệnh AIDS .
-Hoạt động theo nhóm 
-HS nêu bệnh viêm gan A : 
+Rất nguy hiểm 
+Lây qua đường tiêu hóa 
+Người bị viêm gan A có các dấu hiệu : gầy, yếu, sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi… 
-Lắng nghe .
-Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai, tập diễn 
-2 đến 3 nhóm lên diễn kịch 
Ví dụ về kịch bản diễn : 
+HS 1 : (Dìu 1 HS nằm xuống ghế ) 
+HS 3 : Cháu bị làm sao vậy chị ? 
+HS 1 : Mấy tuần nay cháu hơi sốt, kêu đau ở vùng bụng bên phải, gần gan, cháu chán ăn, cơ thể mệt mỏi .
+HS 3 : Chị cần cho cháu đi xét nghiệm máu .
+HS 2 : Thưa bác sĩ bệnh viêm gan A có lây không ạ ? 
+HS 3 : Bệnh này lây qua đường tiêu hóa …
-HS nối tiếp nhau trả lời :Bệnh viêm gan A do loại vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh 
+Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hóa . Vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh …
-Lắng nghe, ghi nhớ .
+Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị .
+Bệnh viêm gan A làm cho cơ thể mệt mỏi , chán ăn, gầy yếu . 
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận, trình bày với nhau . 
-4 HS nối tiếp nhau trình bày 
+Hình 1 : Bạn nhỏ đang uống nước đã đun sôi …
+Hình 2 : Bạn nhỏ ăn thức ăn đã được nấu chín … 
+Hình 3 : Bạn nhỏ rửa tay trước khi nấu cơm …
+Hình 4 : Bạn nhỏ rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện . 
-Cần nghỉ ngơi , ăn thức ăn lỏng , chứa nhiều chất đạm, vitamin , không ăn mỡ, không uống rượu .
-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng . 
-Lắng nghe ghi nhớ . 
Tiết :16 	MÔN : KHOA HỌC
	BÀI : PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS 
I.MỤC TIÊU : 
Giải thích được một cách đơn giản các khái niệm HIV là gì . AIDS là gì .
Hiểu được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS 
Nêu được các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh nhiễm HIV .
Luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 34 SGK phóng to
 Hình minh họa trang 35 SGK
HS sưu tầm thông tin , tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 
-Tác nhân gây ra bệnh viêm gan là gỉ?
-Bệnh viêm gan A lây truyền như thế nào ? 
- Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A ? 
 Bệnh nhân mắc viêm gan A cần lưu ý điều gì ? 
2/Bài mới :
 a)Giới thiệu bài : GV đưa tranh giới thiệu bài
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về căn bệnh này và cách phòng tránh nó . 
*Hoạt động 1 : Chia sẻ kiến thức .
-Các em đã biết gì về căn bệnh nguy hiểm này ? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn .
-Nhận xét 
-GV nêu thêm một số hiểu biết về HIV/AIDS
*Hoạt động 2 : HIV/AIDS là gì ? Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS .
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng “ 
+Chia mỗi nhóm 4 HS , yêu cầu HS thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. 
-Tổ chức cho HS thực hiện trao đổi kết quả 
1. HIV/AIDS là gì ? 
2.Vì sao người ta thường gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ ? 
3.Những ai có thể bị nhiễm HIV/AIDS ? 
4.HIV có thể lây truyền qua các con đường nào ? 
5.Hãy lấy ví dụ về cách lây truyền qua đường máu của HIV ?
6.Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV/AIDS ?
7.Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không ? 
8.Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây nhiễm HIV không ?
9.Ở lứa tuổi chúng mình phải làm gì để khỏi lây nhiễm ? 
-Nhận xét 
-Kết luận 
*Hoạt động 3 : Cách phòng tránh HIV/AIDS 
-Cho quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin .
-Em biết những biện pháp nào để tránh HIV/AIDS ? 
-Nhận xét 
-GV nêu . 
*Hoạt động : thi làm tuyên truyền viên HIV/AIDS
-Chia nhóm 3 nhĩm 
-Tổ chức cho HS thi tuyên truyền .
-Tổng kết cuộc thi .
 3/Củng cố : Trị chơi leo núi ( rung bĩng )
GV hướng dẫn cách chơi .
HIV cĩ thể lây qua những con đường nào?
Để phát hiệm mộ người cĩ nhiễm HIV hay khơng người ta thường làm gì ?
Để phịng tránh HIV/AIDS cần lảm gì?
Nhận xét tiết học khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài . 
4/Dặn dò :Về nhà học và chuẩn bị bài Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS 
-2- 3 HS trả lời câu hỏi .
HS chọn ý đúng ghi bảng con
a.. cần nghỉ ngơi.
b. Ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min
c. Khơng ăn mỡ, khơng uống rượu .
d. Thực hiện tất cả các việc trên.
-5-7 HS trình bày những điều mình biết
*Bệnh AIDS là do một loại vi rút có tên là vi rút HIV gây nên. HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu … 
-Trao đổi, thảo luận, làm bài vào phiếu bài tập
-Lời giải đúng 
 1.c 3.d 5.a 
 2.b 4.e 
-HS cả lớp nghe và thảo luận để trả lời các câu hỏi bạn đưa ra .
1. HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút HIV gây nên .
2.Vì nó rất nguy hiểm khả năng lây lan nhanh …
3.Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV/AIDS 
4.Đường máu, đường tình dục,từ mẹ sang con 
5.Tiêm chính ma túy , dùng chung bơm kim tiêm , truyền máu …
6.Thì phải đưa người đó đi xét nghiệm máu 
7.Không 
8.rất có thể bị lây nhiễm 
9.Cách bảo vệ tốt nhất là sống lành mạnh , không tham gia các tệ nạn xã hội …
-4 HS tiếp nối nhau đọc thông tin 
-Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến 
+Thực hiện nếp sống lành mạnh 
+Không nghiện hút, tiêm chích ma túy 
+Dùng bơm kim tiêm triệt trùng , dùng 1 lần rồi bỏ đi .
+Khi phải truyền máu cần xét nghiệm máu trước khi truyền .
+Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS không nên sinh con . 
-Hoạt động trong nhóm (viết lời tuyên truyền , tranh, diễn kịch ) để tuyên truyền , vận động phòng tránh HIV/AIDS
-Các nhóm lên tham gia thi . 
- Tổ chức cho hS chơi theo đội
Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết :17 	MÔN : KHOA HỌC
	BÀI : THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I.MỤC TIÊU : 
Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV .
Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ .
Luôn vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử vối những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Hình ảnh minh họa trang 36, 37 SGK . 	-Một số tình huống ghi sẵn vào phiếu . 
Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tranh HIV/AIDS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ :
HS 1 : HIV/AIDS là gì ? 
HS 2 : HIV có thể lây truyền qua các đường nào ?
HS 3 : Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS ? 
2/Bài mới : a)Giới thiệu bài :Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS để những năm tháng cuối đời đối với họ vẫn còn ý nghĩa .Các em cùng học bài 
*Hoạt động 1 : HIV/AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường .
-Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS ?
-Ghi nhanh lên bảng .
-Kết luận 
-Cho chơi trò chơi “ HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường “ như sau : 
-Chia mỗi nhóm 4 HS 
+Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 và phân vai diễn lại tình huống “ Nam, Thắng, Hùng đang chơi bi thì bé Sơn đến xin chơi cùng .Bé Sơn bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang nên Hùng không muốn cho bé chơi . Theo em, lúc đó Nam và Thắng phải làm gì ? 
-GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
-Gọi nhóm lên diễn kịch .
-Nhận xét .
*Hoạt động 2 : Không nên xa lánh phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ .
-Cho hoạt động theo cặp .
+Yêu cầu quan sát hình 2, 3 trang 36, 37 SGK , đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời . 
 -Gọi HS trình bày .
-Nhận xét 
+Qua ý kiến của các bạn em rút ra điều gì? 
-Chuyển hoạt động .
*Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ , ý kiến 
-Cho thảo luận nhóm 
+Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm 
*Tình huống 1 : Lớp em có một bạn vừa chuyển đến .Bạn rất xinh xắn nên lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn. Khi biết bạn bị nhiễm HIV mọi người đều thay đổi thái độ vì sợ lây. Em sẽ làm gì khi đó ?
*Tình huống 2 : Em cùng các bạn đang chơi trò chơi “Bịt mắy bắt dê “ thì Nam đến xin được chơi cùng . Nam đã bị nhiễm HIV từ mẹ . Em sẽ làm gì khi đó ? 
*Tình huống 3 : Em cùng các bạn đang chơi thì thấy cô Lan đi chợ về. Cô cho mỗi đứa một quả ổi nhưng ai cũng rụt rè không dám nhận vì cô bị nhiễm HIV. Khi đó em sẽ làm gì ? 
*Tình huống 4 : Nam kể với em và các bạn rằng mẹ bạn ấy từ ngày biết mình nhiễm HIV rất buồn chán , không làm việc cũng chẳng thiết gì đến ăn uống . Khi đó em sẽ làm gì ?
 3/Củng cố : Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình ho?ï 
+Làm như vậy có tác dụng gì ? 	-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết –Chuẩn bị bài Phòng tránh bị xâm hại . 
3 HS trả lời
-Trao đổi theo cặp tiếp nối nhau phát biểu 
+Bơi ở bể bơi công cộng . +Ôâm, hôn má .
+Bắt tay . +Bị muỗi đốt 
+Ngồi học cùng bàn . +Khoác vai 
+Dùng chung khăn tắm . +Nói chuyện .
+Uống chung li nước . +Nằm ngủ bên cạnh . +Aên cơm cùng mâm 
 +Dùng chung nhà vệ sinh 
-Hoạt động nhóm đóng vai 
Ví dụ về kịch bản diễn : 
+Sơn : Các anh chơi bi à, cho em chơi với 
+Hùng : Em ấy là con cô Ly. Cô Ly ấy bị nhiễm HIV đấy .
+Nam : Thế thì em ấy cũng bị nhiễm HIV từ mẹ .
+Hùng : Thôi tớ sợ lắm …
+Thắng : Chơi thế này không lây HIV được 
+Nam : Cậu không nhớ HIV lây qua những đường nào à ?...
+Hùng : Ừ nhỉ ….
+Nam : Vào đây chơi cùng bọ anh .
+Sơn : (Chạy vào ) Vâng ạ ! 
-2 HS ngồi cùng trao đổi thảo luận 
-3 à 5 HS trình bày 
+Trẻ em dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em .Họ rất cần được sống trong tình yêu thương, sữ san sẻ của mọi người .
-Lắng nghe 
-Hoạt động theo nhóm 
-Nhận phiếu và thảo luận 
-Đại diện trình bày 
*Em sẽ động viên bạn đừng buồn rồi mọi người sẽ hiểu …
*Em sẽ nói với các bạn HIV không lây nhiễm qua cách tiếp xúc này …
*Em sẽ ra nhận quà và cảm ơn cô Lan. Khi cô đi qua, em sẽ nói với các bạn: …
*Em sẽ động viên Nam : Cậu cố gắng học thật giỏi , chăm ngoan để mẹ vui …
Tiết :18 	MÔN : KHOA HỌC
	BÀI : PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI 
I.MỤC TIÊU : 
Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại .
Biết được một số cách để ứng phó với nguy cơ xâm hại và khi bị xâm hại .
Biết được những ai là người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại 
-Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh minh họa trong SGK trang 38, 39 . 	-Phiếu ghi sẵn một số tình huống . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời, nhận xét cho điểm . 
HS 1 : Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/AIDS ? 
HS 2 : Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ ? Theo em, tại sao phải làm như vậy ? 
2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em có kĩ năng ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại . 
*Hoạt động 1 : Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại ? 
-Yêu cầu đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh họa 1, 2, 3 trang 38/SGK 
+Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì ? 
+Ngoài các tình huống đó em hãy kể thêm những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ xâm hại mà em biết ? 
-GV nêu 
-Ghi nhanh lên bảng 
-Nhận xét kết luận .
-GV nêu 
-Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 4 HS 
-GV nêu .
*Hoạt động 2 : Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại 
-Chia HS từng nhóm theo tổ, sắm vai 
-Đưa tình huống hoặc kịch bản cho các nhóm và yêu cầu HS xây dựng lời thoại để có một kịch bản hay, nêu được cách ứng phó nguy cơ bị xâm hại. Sau đó diễn lại tình huống theo kịch bản đó .
-GV hướng dẫn giúp đỡ từng nhóm 
*Tình huống 1 : Nam đến nhà Bắc chơi . Gần 9 giờ tối, Nam đứng dậy định về thì Bắc cử rủ ở lại xem phim hoạt hình cậu mới được bố mua . Nếu là Nam em sẽ làm gì khi đó ? 
*Tình huống 2 : Thỉnh thỏang Nga lên mạng internet và chát với một bạn trai . Bạn ấy giới thiệu là học trường Giảng Võ . Sau vài tuần bạn rủ Nga đi chơi . Nếu là Nga khi đó em sẽ làm gì ? 
*Tình huống 3 : Trời mùa hè nắng chang chang . Hôm nay mẹ đi công tác nên Hà phải đi bộ về nhà . Đang đi trên đường thì một chú đi xe gọi cho Hà đi nhờ . Theo em Hà cần làm gì khi đó ? 
*Tình huống 4 : Minh đang học bài thì nghe có tiếng gọi ngoài cổng . Minh hé cửa nhìn ra thì thấy một người rất lạ nói là bạn của bố muốn vào nhà đợi bố Minh . Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó ? 
-Gọi các nhóm lên đóng kịch .
-Nhận xét chốt ý 
*Hoạt động 3 : Những việc cần làm khi bị xâm hại .
-Yêu cầu thảo luận cặp đôi 
+Khi có nguy cơ bị xâm hại , chúng ta cần phải làm gì ?
-Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng .
-Kết luận 
+Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì ?
+Theo em, chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại ?
-Kết luận . 
3/Củng cố : Để phòng tránh bị xâm hại , chúng ta phải làm gì ? Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết . Chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn…
-3 HS tiếp nối nhau và nêu ý kiến .
Tranh 1 : Nếu đi đường vắng hai bạn có thể gặp kẻ xấu ….
Tranh 2 : Đi một mình vào buổi tối đêm, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại …
Tranh 3 : Bạn gái có thể bị bắt cóc …
-Tiếp nối nhau phát biểu .
+Đi một mình nơi vắng vẻ , vào ban đêm 
+Ở trong phòng một mình với người lạ 
+Đi nhờ xe người lạ +Đi chơi xa cùng bạn mới quen . Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ của người lạ . +Để cho người lạ ôm mình 
+Nghe lời rủ rê của bạn đi chơi +Đi chơi với người lạ +Ờ nhà một mình mà lại mở cửa cho người lạ vào … 
Lắng nghe 
-Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm .Ghi lại những việc nên làm để phòng tránh bị xâm hại như các tình huống nào kể thêm ở trên . 
-Hoạt động trong tổ 
-HS nhận phiếu 
*Nam : Thôi , muộn rồi , tớ đi về đây 
Bắc : (nhìn đồng hồ ) Còn sớm mà …
Nam : Mẹ tớ dặn phải về sớm …
Bắc : Cậu là con trai thì sợ gì chứ ? 
Nam : Con trai hay con gái thì cũng không nên đi về quá muộn …
Bắc : Thế cậu về đi nhé …
*Nga : Chào bạn !Lâu lắm mới gặp 
Bạn : Chào ! Cậu thế nào ? 
Nga : Tớ vẫn bình thường 
Bạn : À, chúng mình đi chơi 
Nga : Xin lỗi, tớ không đi được mà .
*Hà : (Đang đi trên đường , lấy tay quệt mồ hôi trên trán ) 
Lái xe : Cháu ơi ! Cháu về đâu ? Để chú chở đi một đoạn .
Hà : Cháu cảm ơn , cháu về gần thôi ạ .
*A: Có ai ở nhà không ? 
Minh : Cháu chào chú !Chú hỏi ai ? 
A:Chú là bạn bố cháu >Chú vào nhà đợi bố cháu nhé (Mắt nhìn ngang ) 
Minh : Bố cháu đi làm , chiều tối mới về cơ ạ .
A:Lát bố cháu về , cứ để chú vào nhà .
Minh : Xin lỗi chú . Cháu đang học bài. Tối bố cháu mới về chú hãy đến nhé . 
-2 HS cùng bàn thảo luận về cách ứng xử khi bị xâm hại 
-HS tiếp nối nhau phát biểu 
+Đứng ngay dậy . +Bỏ đi ngay ra chỗ khác 
+Nhìn thẳng vào mặt người đó .
+Lùi ra xa để người đó không chạm được vào người mình . +Hét to lên để mọi người giúp đỡ . +Chạy thật nhanh đến chỗ có người . +Có thái độ kiên quyết khi thấy mình nguy cơ bị xâm hại …
+Khi bị xâm hại chúng ta phải nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết , ứng phó .
+Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo, chị tổng phụ trách , cô, chú, bác …
-Lắng nghe . 
Rút kinh nghiệm :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết :19 	MÔN : KHOA HỌC
	BÀI : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I.MỤC TIÊU : 
Nêu được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ .
Hiểu được những hậu quả nặng nề nếu vi phạm luật giao thông đường bộ .
Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, cẩn thận khi tham gia giao thông và tuyên truyền , vận động, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
HS và GV sưu tầm tranh ảnh , thông tin về các vụ tai nạn giao thông 
Hình minh họa trang 40, 41 SGK . 	-Giấy khổ to, bút dạ . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ :
HS 1 : Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bị xâm hại ?
HS 2 : Khi có nguy cơ bị xâm hại em phải làm gì ?
HS 3 : Tại sao khi bị xâm hại chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự ? 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giúp các em hiểu được hậu quả 
của vi phạm luật giao thông và những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông . 
*Hoạt động 1 : Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông 
-Kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh , thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS 
-GV ghi nhanh 
+Phóng nhanh, vượt ẩu 
+Lái xe khi say rượu 
+Bán hàng không đúng nơi quy định 
+Không quan sát đường 
+Đường có nhiều khúc quẹo 
+Trời mưa, đường trơn 
+Xe máy không có đèn báo hiệu . 
Hỏi : Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể còn những nguyên nhân nào nữa ? 
-Kết luận . 
*Hoạt động 2 : Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó 
-Cho HS hoạt động trong nhóm 
-Cho quan sát hình minh họa trang 40 SGK , trao đổi và thảo luận để : 
*Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông .
*Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó ? 
*Hậu quả của vi phạm đó là gì ? 
-Gọi HS trình bày 
Hình 1 : Các bạn nhỏ đá bóng dưới lòng đường , chơi cầu lông dưới lòng đường …..
Hình 2 : Bạn nhỏ đi xe đạp vượt đèn đỏ ….
Hình 3 : Các bạn nữ đi xe đạp hàng ba … Hình 4 : Người đi xe máy chở hàng cồng kềnh ….
+Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì ? 
-Kết luận .
*Hoạt động 3 : Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông .
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm như sau : 
+Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm 
-Cho quan sát tranh minh họa trang 41 SGK nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình , hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông .
+Gọi nhóm làm xong lên bảng đọc phiếu . 
-Nhận xét
3/Củng cố : Nhận xét tiết học 
4/Dặn dò :Luôn ch

File đính kèm:

  • docKHOA HOÂC.doc