Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 63: Động vật ăn gì để sống? (Phương pháp Bàn tay nặn bột)

*HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Giờ trước các em đã được học bài : Động vật cần gì để sống. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ trả lời câu hỏi cho cô: Để tồn tại và phát triển bình thường được thì động vật cần những gì?

- Nhận xét, đánh giá cho điểm.

*Giới thiệu bài: Như chúng ta đã thấy động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mớí tồn tại và phát triển bình thường được. Vậy động vật thường ăn những gì để sống? Cô và cả lớp sẽ biết được điều đó thông qua bài: Bài 63 "Động vật ăn gì để sống?

- GV ghi đầu bài lên bảng

*HĐ2: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng (22 phút)

*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

- Kể tên những loài động vật mà em biết?

- GV nói: Vừa rồi các em đã kể được rất nhiều loại động vật.

? Những loại động vật đó thường ăn gì để sống?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 63: Động vật ăn gì để sống? (Phương pháp Bàn tay nặn bột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 63: Động vật ăn gì để sống? (PPBTNB)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
	- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
2. Kĩ năng:
 - Nêu được nhiều con vật và thức ăn của chúng
3. Thái độ: Chăm sóc và bảo vệ động vật có lợi, cần tiêu diệt những động vật có hại.
B. Đồ dùng dạy học: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - HS : SGK, vở thí nghiệm, màu vẽ
 - GV: Sưu tầm tranh, ảnh 1 số con vật, giấy A3 cho các nhóm, bút dạ,
2. Phương pháp dạy học: Bàn tay nặn bột, đàm thoại, thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi.
C. Các hoạt động dạy học.
*HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Giờ trước các em đã được học bài : Động vật cần gì để sống. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ trả lời câu hỏi cho cô: Để tồn tại và phát triển bình thường được thì động vật cần những gì?
- 1HS nêu miệng
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá cho điểm.
*Giới thiệu bài: Như chúng ta đã thấy động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mớí tồn tại và phát triển bình thường được. Vậy động vật thường ăn những gì để sống? Cô và cả lớp sẽ biết được điều đó thông qua bài: Bài 63 "Động vật ăn gì để sống?
- GV ghi đầu bài lên bảng
*HĐ2: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng (22 phút)
- Lớp chú ý lắng nghe
- Lớp viết đầu bài vào vở
*Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Kể tên những loài động vật mà em biết?
- GV nói: Vừa rồi các em đã kể được rất nhiều loại động vật. 
? Những loại động vật đó thường ăn gì để sống?
- 3- 4HS kể: 
VD: Trâu, bò, lợn, gà, hươu, nai, gấu, sư tử, hổ, chim, cá, rắn, ếch,...
* Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- Bằng vốn hiểu biết của mình, các em hãy mô tả lại bằng lời hoặc vẽ vào vở thí nghiệm.
- Lớp làm việc cá nhân vào vở thí nghiệm (2')
- Sau khi HS hoàn thành trên vở TN, giáo viên phát cho 4 nhóm mỗi nhóm tờ giấy A3, yêu cầu các nhóm thế hiện lên phiếu.
- GV quan sát HS các nhóm làm bài
- Sau khi các nhóm hoàn thành, mời lên dán kết quả.
- Các nhóm viết bằng lời hoặc vẽ lên phiếu (5')
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả (Không trình bày kết quả)
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và giải pháp tìm tòi
* Cho HS nhìn vào hình vẽ nêu nhận xét: 
+ Chỉ ra sự giống nhau về thức ăn của các loài động vật ở các nhóm?
? Qua phần nhận xét của bạn, em có băn khoăn gì không?
? Từ nhận xét, băn khoăn của các bạn thì em nào đề xuất câu hỏi chung?
- GV nói: Cỏ, cây, hoa lá.. người ta gọi chung là thực vật.
? Vậy bạn nào có thể nêu lại câu hỏi?
- GV nhận xét, ghi câu hỏi 1 lên bảng
- 1HS nêu: VD có con bò, con trâu, con dê, con sóc.... ăn cỏ, ăn lá cây, ăn hạt.
- Vài HS nêu:
VD: Em đang băn khoăn, có phải con dê ăn cỏ không?
Liệu con vịt có ăn thóc không?
- 1HS nêu: Những loài động vật nào ăn cỏ, lá cây, hạt..?
- 1HS nêu: Những loài động vật nào ăn thực vật?
- Lớp ghi vào vở thí nghiệm câu hỏi 1.
* Quay trở lại với các biểu tượng ban đầu, các em hay chỉ ra sự giống nhau về thức ăn của chúng?
? Khi bạn nêu nhận xét, em có thắc mắc gì không?
- 1HS nêu: VD em thấy con hổ, con sư tử, con gà, con chó, con mèo,.. ăn thịt.
- Vài HS nêu: 
VD: Em đang thắc mắc, có phải con sói ăn thịt không?
Ngoài con hổ, sư tử, sói ăn thịt thì có còn con nào ăn thịt nữa không?
? Từ nhận xét với ý kiến thắc mắc của các bạn thì bạn nào đề xuất câu hỏi chung?
- 1HS nêu:
 - 1HS nêu: Những loài động động vật nào ăn thịt?
- GV nhận xét, ghi bảng câu hỏi 2.
* Nhìn lại các biểu tượng ban đầu, em có nhận xét gì không?
- Quan phần bạn nhận xét, em có suy nghĩ gì không?
- Từ những lời nhận xét và suy nghĩ của các bạn, em nào đề xuất câu hỏi chung?
- GV nhận xét, ghi bảng câu hỏi 3
*Các em hãy nhìn lại 1 lần nữa phần biểu tượng ban đầu của các nhóm, còn bạn nào có ý kiến gì không?
- Cả lớp ghi câu hỏi 2 vào vở TN
- 1HS nêu: Em thấy con chim, con gà , con ếch ăn sâu, con rắn ăn con cóc, con giun...
- Vài HS nêu: Em đang suy nghĩ. liệu con ếch có ăn con giun không?
Có phải con chim ăn sâu không?...
- 1HS nêu: Những loài động vật nào ăn sâu bọ, ăn côn trùng?
- Lớp ghi vào vở TN câu hỏi 3
- 1HS nêu: Em thấy con gà, con lợn, con vịt ăn rất nhiều thứ. Vậy ngoài con gà, con lợn, con vịt ra , có còn con vật nào ăn nhiều thứ như thế không?
- Em nào nêu câu hỏi đề xuất chung?
- GV nói: Những loài động vật ăn nhiều thứ (ăn cả động vật và thực vật) thì người ta gọi chung là ăn tạp.
- Cho HS nêu lại câu hỏi
- Nhận xét, ghi bảng câu hỏi 4
* Để trả lời được 4 câu hỏi vừa đề xuất thì chúng ta phải làm gì?
- GV nói: Để trả lời được 4 câu hỏi đó thì phương án phù hợp nhất cho tiết học này là quan sát tranh
-1HS nêu: Những loài động vật nào ăn nhiều thứ?
- 1HS nêu: Những loài vật nào ăn tạp?
- Lớp ghi vào vở
- HS nêu các phương án đề xuất: Quan sát, đọc tài liệu, xem mạng- ti vi, nghe đài...
*Bước 4: Tiến hành thực hiện phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV phát tranh cho các nhóm về các con vật đã chuẩn bị sẵn 
- GV quan sát các nhóm làm bài
- Sau khi các nhóm hoàn thành, mời đại diện các nhóm lên dán kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức
- GV nói: Các nhóm đã kể được rất nhiều con vật và thức ăn của chúng. Em có nhận xét gì về nhu cầu thức ăn của chúng?
- HS các nhóm nhận tranh, quan sát tranh rồi trả lời 4 câu hỏi vào phiếu
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả.
- 1 nhóm trình bày kết quả (Nhóm 2) . Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung
VD: Nhóm 1 bổ cho nhóm 2. Nhóm em bổ sung Động vật ăn thực vật là có thêm con dê, con hươu...
- 1HS nêu 
- GV nhận xét, kết luận - ghi bảng: Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau.
? Động vật thường ăn những loại thức ăn nào?
- Nhận xét, kết luận - ghi bảng: Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, côn trùng, có loài ăn tạp.
- Mời HS đọc lại kết luận
*Cho HS so sánh biểu tượng ban đầu với phần kết luận của cô trên bảng, nhóm nào bổ sung gì thêm không?
*HĐ3: Trò chơi "Đố bạn con gì? (8 phút)
- GV nêu cách chơi và luật chơi: Cô sẽ nêu 1 câu đố về con vật, 1 bạn đứng lên trả lời đúng tên con vật đó thì bạn sẽ có quyền đố bạn khác, nếu bạn trả lời sai thì sẽ mất quyền đố. Lưu ý: Nếu bạn trả lời đúng thì lớp nghe và thưởng cho bạn ấy bằng 1 tràng pháo tay. Nếu bạn trả lời sai thì lớp sẽ không vỗ tay.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn
- GV nêu câu đố: Đôi mắt long lanh, Màu xanh trong vắt, chân có nanh vốt, bắt chuột rất giỏi, là con gì?
- Kết thúc trò chơi, nhận xét - tuyên dương.
*Củng cố-Dặn dò (5 phút)
- HS kết hợp ghi vào vở TN
- HS nêu.
- Lớp ghi vào vở
- 1- 2HS đọc
- VD: Nhóm 1, em thấy nhóm em đã đúng với kết luận. Còn nhóm 3 chẳng hạn, nhóm em bổ sung động vật ăn tạp...
- Lớp lắng nghe
- 1HS nêu; Con chuột
- HS tiếp tục thực hiện trò chơi: VD Tớ đố bạn Minh: Con gì ăn cỏ, đầu có hai sừng, lỗ mũi buộc thừng, kéo cày rất giỏi....
- Kể tên những con động vật kiếm ăn vào ban ngày? 
- Những động vật kiếm ăn vào ban đêm?
Những động vật nào vừa kiếm ăn vào ban ngày lại vừa kiếm ăn vào ban đêm?
- Nhận xét, kết luận: Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trong SGK
- Liên hệ: Hiện nay trên đất nước ta có rất nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ đang dần dần bị tuyệt chủng. Vậy để bảo vệ các loài động vật đó chúng ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Trao đổi chất ở động vật.
- HS nêu: Bò, trâu, chó, gà, lợn, dê, ngựa, chim,...
+ Mèo, rắn, dơi, ...
+ Thạch thùng, chuột, ...
- 2HS đọc trong SGK trang 127.
- HS nêu: Tăng cường chăn nuôi, chăm sóc cẩn thận, không được săn, bắt bừa bãi..

File đính kèm:

  • docBai_61_Trao_doi_chat_o_thuc_vat.doc