Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 9

*Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2 ?

*Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt ?

*Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, vùng ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư các vùng này ?

*Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế của vùng này ?

*Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng. Nhà nước ta đã làm gì ?

 

doc21 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khoa học - Lịch sử - Địa lí Lớp 4, Lớp 5 - Tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1)
- Ngô Quyền
- HS hoạt động theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- HS dựa vào SGK để trả lời
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm
- HS thi đua kể chuyện
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4c
Khoa Học 4
BÀI 17: PHÒNG TRÁNH TẠI NẠN ĐUỐI NƯỚC.
Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hay đi bơi
Kể một số việc nên hay không nên làm để phòng tránh tại nạn đuối nước
Có ý thức và vận động mọi người cùng phòng tránh tại nạn.
Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong SGK
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
-Nêu chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy. 
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết
C/ Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
*Mục tiêu:
Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: Nên và không nên làm gì dể phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận:
-Không chơi đùa ở gần hồ, ao, sông, suối.Giếng nước, chum, vại phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.
Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
*Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
*Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV giảng thêm: Không bơi khi ra mồ hôi, vận động và tuân theo các qui tắc khi xuống hồ, …
- GV kết luận: Như mục ‘Em có biết’.
Hoạt động 2: Thảo luận 
*Mục tiêu: Có ý thức và vận động mọi người cùng phòng tránh tại nạn đuối nước
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 3 – 4 nhóm. Giao mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận:
+Tình huống 1: Bạn Hùng đang chơi đá bóng về, Nam liền rủ Hùng xuống ao gần nhà tắm.
+Tình huống 2:Lan nhìn thấy một em nhỏ bị đánh rơi đồ chơi xuống hồ nước và đang cố cúi xuống lấy.
+Tình huống 3: Tuấn đang trên đường đi học về thì trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết. Tuấn cố đi qua.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
D/ Củng cố và dặn dò:
-Kể một số việc nên hay không nên làm để phòng tránh tại nạn sông nước
- Chuẩn bị bài 18.
2,3 HS trả lời
- HS làm việc theo nhóm.
 - Đại diện nhóm lên trả lời.
- HS làm việc theo nhóm.
 - Đại diện nhóm lên trả lời.
- HS trả lời theo nhóm.
Nêu lên cái lợi và cái hại của các tình huống trên.
-Có nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào tình huống do nhóm bạn đưa ra và thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng
Rút kinh nghiệm : 
Lớp: 4a, 4c
Khoa Học 4
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Mục đích yêu cầu:
Sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò.
Phòng tránh các bệnh do ăn thiếu, nhiều chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Đồ dùng dạy học:
Các phiếu câu hỏi
Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
Các tranh ảnh, mô hình hay vật thật về các loại thức ăn
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Khởi động:
B/ Bài cũ:
-Kể một số việc nên hay không nên làm để phòng tránh tại nạn sông nước?
-Có ý thức và vận động mọi người cùng phòng tránh tại nạn.
C/ Bài mới:
Hoạt động 1:
‘Ai nhanh, ai đúng’ 
Mục tiêu:
 -Sự trao đổi chất của cơ thể con người với môi trường
-Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò.
-Phòng tránh các bệnh do ăn thiếu, nhiều chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, trang bị 4 cái chuông, yêu cầu lớp trưởng làm giám khảo.
- GV đặt câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước sẽ được trả lời( Nếu đúng cộng điểm)
- GV nhận xét.
Hoạt động 2:
‘ Tự đánh giá’
Mục tiêu:
- HS có khả năng: Aùp dụng những kiến thức đã học để kiểm tra chế ăn uống của bản thân.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học để tự đánh giá, như:
Đã ăn phới hợp và thường xuyên đổi món thức ăn chưa?
Đã ăn phối hợp chất đạm, béo động thực vật chưa?
Đã ăn các loại thức ăn chưá Vi-ta-min và chất khoáng chưa?
- GV yêu cầu HS phát biểu kết quả của mình.
- GV chốt ý.
D/ Dặn dò:
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo
 - HS lắùc chuông giành quyền trả lời.( Tất cả các bạn đều phải tham gia)
 - HS tự đánh giá và trao đổi với bạn bên cạnh.
 - HS phát biểu kết quả tự đánh giá của mình.
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Địa Lí 5
	 BÀI : CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 
I.MỤC TIÊU : 
Kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta .
Phân tích bảng số liệu, lược đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta . 
Nêu được một số đặc điểm về dân tộc . 
Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng số liệu về mật độ dân tộc của một số nước Châu Á (phóng to ) 
Lược độ mật dộ dân số Việt Nam ( phóng to ) . 	
Các hình minh họa trong SGK 	-Phiếu học tập của HS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời, nhận xét cho điểm 
Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ? 
Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân ? Tìm một ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em . 
	2/Bài mới : a)Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư của nước ta . 
*Hoạt động 1 : 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
-Yêu cầu đọc SGK và trả lời .
+Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? 
+Dân tộc nào có đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu ? 
+Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ ? (GV gợi HS nhớ lại kiến thức lớp 4 bài Một số dân tộc ở Hòang Liên Sơn , Một số dân tộc ở Tây Nguyên …) 
+Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân thể hiện điều gì ? 
-GV nhận xét, bổ sung . 
-GV chốt ý 
*Hoạt động 2 : Mật độ dân số Việt Nam .
GV hỏi : Em hiểu thế nào là mật độ dân số ? 
GV nêu : Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên .
-GV giảng .
-GV treo bảng thống kê mật độ dân số của một nước Châu Á .
+So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước Châu Á .
+Kết quả so sánh chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam .
-GV kết luận .
*Hoạt động 3 : Sự phân bố dân cư ở Việt Nam 
-GV treo lược đồ và hỏi : Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì ? 
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ .
+Chỉ trên lược đồ và nêu : 
*Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2 ? 
*Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2 ? 
*Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2 ?
*Vùng có mật độ dân số dưới 100 người/km2 ? 
*Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt ?
*Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, vùng ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư các vùng này ?
*Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế của vùng này ?
*Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng. Nhà nước ta đã làm gì ? 
-Yêu cầu phát biểu .
-GV nhận xét chỉnh sửa 
3/Củng cố : Giáo viên tổng kết tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nông nghiệp .
-HS suy nghĩ trả lời , HS khác nhận xét bổ sung .
+Nước ta có 54 dân tộc 
+Dân tộc kinh ( Việt) đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển .Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên .
+Ở vùng núi phía Bắc là : Dao, Mông , Thái , Mường, tày … 
+Ở vùng Tây Nguyên là : Gia –rai, Ê-đê , Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi … 
+Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà
-Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình 
-HS nghe giảng 
Mật độ dân số huyện A là : 
 52000 : 250 = 208 (người/km2) 
-1 HS nêu kết quả trước lớp ,lớp nhận xét 
-Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một nước châu Á .
+Mật độ dân số nước ta lớn hơn gấp 6 lần mật độ dân số thế giới , lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Cam-pu-chia , lớn hơn 10 lần mật độ dân số của Lào , lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc .
+Mật độ dân số Việt Nam rất cao .
-HS đọc tên : Lược đồ mật độ dân số Việt Nam . Lược đồ cho ta thấy sự phân bố dân cư ở nước ta .
+Nơi có mật độ dân số lớn hơn 1000 người/km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM và một số thành phố khác ven biển . 
+Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ , đồng bằng ven biển miền Trung .
+Vùng trung du Bắc Bộ , đồng bằng Nam Bộ , đồng bằng ven biển miền Trung , cao nguyên Đắl Lắk , một số nơi ở miền Trung 
+Vùng núi 
+Đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn .
+Làm cho vùng này thiếu việc làm .
+Thiếu lao động cho sản xuất. 
+Tạo việc làm tại chỗ .Thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới .
-1 HS lên bảng chỉ các vùng dân cư theo mật độ . 
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Lịch sử 5
	BÀI : CÁCH MẠNG MÙA THU 
I.MỤC TIÊU : 
Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám . 
Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám . 
Ý nghĩa lịch sữ của Cách mạng tháng Tám . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bản đồ hành chính Việt Nam . 	-Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi : 
HS 1 : Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9-1930 ở Nghệ An .
HS 2 : Trong những năm 1930-1931 , ở nhiều vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh diễn ra điều gì mới ? 
	2/Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : Em biết gì về ngày 19-8 ? -Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám . Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
*Hoạt động 1 :Thời cơ cách mạng .
-GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu . 
-GV nêu vấn đề . 
+Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào ? 
-GV giảng . 
*Hoạt động 2 : Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 
-Yêu cầu các nhóm cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 .
-Yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp .
*Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 .
*Hoạt động 3 : Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương . 
-Nhắc lại kết quả cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội .
+Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nộikhông toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao ? 
-Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước ? 
-GV tóm tắt ý kiến của HS .
+Tiếp sau Hà Nội , những nơi nào đã giành được chính quyền ? 
+Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945 ? 
-GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương . (nếu cĩ)
*Hoạt động 4 : Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám . 
-Yêu cầu làm việc theo cặp để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Cách mạng tháng Tám .
+Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám ? ( Gợi ý : Nhân dân ta có truyền thống gì ? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng thắng lợi ) 
+Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào ?
-GV kết luận . 
3/Củng cố : Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu cách mạng ?
-Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ? 
-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà học thuộc bài và tìm hiểu 
về Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập . 
2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi : 
-1 HS đọc thành tiếng phần “ Cuối năm 1940……nhất là ở Hà Nội . 
-HS thảo luận để tìm câu trả lời .
-HS dựa vào gợi ý của GV để giải thích .
*Đảng ta đã xác định đây là thời cơ cách mạng ngàn năm có một vì : Từ năm 1940 , Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta … 
-Theo nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm. 
-Cả lớp theo dõi bổ sung , thống nhất .
-Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng .
+Hà Nội là nơi có cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn .
-Đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền . 
-HS lắng nghe 
-HS đọc SGK và nêu : Tiếp sau Hà Nội đến lượt Huế (23-8) , rồi Sài Gòn (25-8) và đến 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước .
-Một số HS nêu trước lớp .
-Thảo luận theo cặp , trả lời các câu hỏi 
-Vì nhân dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo , Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp được thời cơ ngàn năm có một .
+Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta . Chúng ta đã giành được độc lập , dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ , ách thống trị của thực dân , phong kiến . 
Rút kinh nghiệm : 
lớp: 5a, 5b, 5c
Khoa Học 5
BÀI : THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I.MỤC TIÊU : 
Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV .
Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ .
Luôn vận động, tuyên truyền mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử vối những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Hình ảnh minh họa trang 36, 37 SGK . 	-Một số tình huống ghi sẵn vào phiếu . 
Tranh ảnh, tin bài về các hoạt động phòng tranh HIV/AIDS . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Kiểm tra bài cũ :
HS 1 : HIV/AIDS là gì ? 
HS 2 : HIV có thể lây truyền qua các đường nào ?
HS 3 : Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS ? 
2/Bài mới : a)Giới thiệu bài :Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS để những năm tháng cuối đời đối với họ vẫn còn ý nghĩa .Các em cùng học bài 
*Hoạt động 1 : HIV/AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường .
-Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS ?
-Ghi nhanh lên bảng .
-Kết luận 
-Cho chơi trò chơi “ HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường “ như sau : 
-Chia mỗi nhóm 4 HS 
+Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 và phân vai diễn lại tình huống “ Nam, Thắng, Hùng đang chơi bi thì bé Sơn đến xin chơi cùng .Bé Sơn bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang nên Hùng không muốn cho bé chơi . Theo em, lúc đó Nam và Thắng phải làm gì ? 
-GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
-Gọi nhóm lên diễn kịch .
-Nhận xét .
*Hoạt động 2 : Không nên xa lánh phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ .
-Cho hoạt động theo cặp .
+Yêu cầu quan sát hình 2, 3 trang 36, 37 SGK , đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời . 
 -Gọi HS trình bày .
-Nhận xét 
+Qua ý kiến của các bạn em rút ra điều gì? 
-Chuyển hoạt động .
*Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ , ý kiến 
-Cho thảo luận nhóm 
+Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm 
*Tình huống 1 : Lớp em có một bạn vừa chuyển đến .Bạn rất xinh xắn nên lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn. Khi biết bạn bị nhiễm HIV mọi người đều thay đổi thái độ vì sợ lây. Em sẽ làm gì khi đó ?
*Tình huống 2 : Em cùng các bạn đang chơi trò chơi “Bịt mắy bắt dê “ thì Nam đến xin được chơi cùng . Nam đã bị nhiễm HIV từ mẹ . Em sẽ làm gì khi đó ? 
*Tình huống 3 : Em cùng các bạn đang chơi thì thấy cô Lan đi chợ về. Cô cho mỗi đứa một quả ổi nhưng ai cũng rụt rè không dám nhận vì cô bị nhiễm HIV. Khi đó em sẽ làm gì ? 
*Tình huống 4 : Nam kể với em và các bạn rằng mẹ bạn ấy từ ngày biết mình nhiễm HIV rất buồn chán , không làm việc cũng chẳng thiết gì đến ăn uống . Khi đó em sẽ làm gì ?
 3/Củng cố : Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình ho?ï 
+Làm như vậy có tác dụng gì ? 	-Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò :Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết –Chuẩn bị bài Phòng tránh bị xâm hại . 
3 HS trả lời
-Trao đổi theo cặp tiếp nối nhau phát biểu 
+Bơi ở bể bơi công cộng . +Ôâm, hôn má .
+Bắt tay . +Bị muỗi đốt 
+Ngồi học cùng bàn . +Khoác vai 
+Dùng chung khăn tắm . +Nói chuyện .
+Uống chung li nước . +Nằm ngủ bên cạnh . +Aên cơm cùng mâm 
 +Dùng chung nhà vệ sinh 
-Hoạt động nhóm đóng vai 
Ví dụ về kịch bản diễn : 
+Sơn : Các anh chơi bi à, cho em chơi với 
+Hùng : Em ấy là con cô Ly. Cô Ly ấy bị nhiễm HIV đấy .
+Nam : Thế thì em ấy cũng bị nhiễm HIV từ mẹ .
+Hùng : Thôi tớ sợ lắm …
+Thắng : Chơi thế này không lây HIV được 
+Nam : Cậu không nhớ HIV lây qua những đường nào à ?...
+Hùng : Ừ nhỉ ….
+Nam : Vào đây chơi cùng bọ anh .
+Sơn : (Chạy vào ) Vâng ạ ! 
-2 HS ngồi cùng trao đổi thảo luận 
-3 à 5 HS trình bày 
+Trẻ em dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em .Họ rất cần được sống trong tình yêu thương, sữ san sẻ của mọi người .

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc