Giáo án học kì II Hóa 9

Tuần 23:

Tiết 43: Chương 4: HIDROCACBON-NHIÊN LIỆU

Bài 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ Ngày soạn: 30/01/2015

Ngày dạy: 04/02/2015

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ .

- Phân loại hợp chất hữu cơ.

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT

- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.

- Tính phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.

3. Thái độ:

 - Tích cực học tập bộ môn.

4. Trọng tâm:

 - Khái niệm hợp chất hữu cơ.

 - Phân loại hợp chất hữu cơ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án học kì II Hóa 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................................................................................................................ 
Tuần 22: 
Tiết 41:
 Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM– SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 
Ngày soạn: 20/01/2015
Ngày dạy: 28/01/2015 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
 - Ôn tập các kiến thức: Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat . 
 - Ôn tập cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
 - Lập sơ đồ và viết phương trình hoá học cụ thể .
 - Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
3. Thái độ : 
 - Tinh thần học tập nghiêm túc.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; 
- Năng lực tính toán. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ.
b. Học sinh: Ôn tập lại hệ thống kiến thức.
2. Phương pháp:
 Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Vào bài mới: 
* Giới thiệu bài:(1') Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất của phi kim nói chung và một số phi kim nói riêng. Vậy, giữa các phi kim có mối liên hệ với nhau không? Các phi kim có tính chất ra sao?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (10’) 
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Treo bảng phụ có sơ đồ câm 1: 
- GV: Yêu cầu HS điền các loại chất thích hợp vào ô trống
- GV: Nhận xét và hoàn thành sơ đồ:
- GV: Treo sơ đồ câm 2
Yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ và viết phương trình phản ứng
- GV: Nhận xét
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ 3 và viết phương trình phản ứng 
- GV: Nhận xét
- GV: Yêu cầu HS trình bày cấu tạo, sự biến đổi tính chất, ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- HS: Quan sát và hoàn thành sơ đồ
- HS: Lên bảng hoàn thành sơ đồ
 + hiddro + oxi
Hợp chất khí PHI KIM oxit axit
 + Kim loai
 Muối
 Nước Clo
 (4) + Nước
 + hiddro + dd NaOH
 Hiđro clorua (1) CLO (3) Nước Gia-ven
 (2) + Kim loai
 Muối clorua
- HS: Thảo luận và hoàn thành sơ đồ 3 và viết phương trình phản ứng:
 + O2 (5)
C (2) CO2 + CaO CaCO3 t0
(1) + CO2 (7) CO2
Na2CO3
NaHCO333
 (3) + CuO (6) + NaOH (8)
CO (4) + C + HCl 
HS: Trả lời 
Hoạt động 2. Bài tập (30’) 
 Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 /103
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập1, 2/103 sgk 
- GV: Nhận xét
- GV: YC HS làm bài tập 5/103
GV: Yêu cầu Hs làm bài tập3 vào vở:
- GV: Phát phiếu học tập 
Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí không màu bị mất nhãn đựng trong các bình riêng biệt : CO, CO2, H2
- GV: Nhận xét:
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4/103 
- HS: Làm bài tập 1:
 (1) S + H2 H2S
 (2) 2S + 2Al Al2S3 
 (3) S + O2 SO2
- HS: Làm bài tập 2:
 (1) H2 + Cl2 2HCl
 (2) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
 (3) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
- HS: Làm bài tập3:
(1) C + CO2 2CO 
(2) C + O2 CO2 
(3) CO + CuO Cu + CO2
(4) CO2 + C 2CO 
(5) CO2 + CaO CaCO3
(6) CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 CO2 + NaOH NaHCO3
(7) CaCO3 CaO + CO2
(8) Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
- HS: Sữa bài vào vở 
- HS trình bày và ghi vào vở.
+ Lần lượt dẫn các khí vào dung dịch nước vôi trong dư. Nếu thấy dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục là khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 Nếu dung dịch nước vôi trong không bị vẫn đục là CO và H2
+ Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư
Nếu thấy nước vôi trong bị vẫn đục thì khí đem đốt là CO. còn lại là khi H2
2CO + O2 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2
- HS: Làm vào bài tập 4/103 vào vở bài tập 
 a. Cấu tạo nguyên tử của A:
 Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết : Natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11, ở chu kỳ 3 nhóm I
b. Tính chất hoá học đặc trưng của natra: 
 Nguyên tố natri ở đầu chu kỳ là kim loại mạnh, trong phản ứng hóa học Natrt là chất khử mạnh.
 + Tác dụng với phi kim:
 4Na + O2 2Na2O
 2Na + Cl2 2NaCl
 + Tác dụng với dung dịch axit:
 2Na + 2HCl 2NaCl + H2 
 + Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 + Tác dụng với dung dịch muối: Na + ddCuSO4 
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4
 c. So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận: Na có tính chất hóa học mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li ( nguyên tố trên Na), nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na)
- HS: Làm bài 5/103
a. Fe2O3 + yCO yCO2 + xFe
trong 32g FexOy có : 32 - 22,4 = 9,6 
Ta có tỉ số : 
Công thức của oxit sắt là: Fe2O3
b. Phương trình hoá học 
Fe2O3 + 3CO 3CO2 + 2Fe
1mol 3 mol 3 mol 
Số mol Fe2O3 =
Suy ra số mol CO2 là 0,6 mol 
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
0,6mol 0,6 mol 
Khối lượng CaCO3 = 0,6 x 100 = 60 (g)
4. Dặn dò(2’): - Làm bài tập về nhà: 6 SGK/103.
 - Chuẩn bị phần còn lại:
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....
Tuần 22: 
Tiết 42:
Bài 33. THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Ngày soạn: 26/01/2015
Ngày dạy: 31/01/2015 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
 - Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
 - Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
 - Nhiệt phân muối NaHCO3.
 - Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.
2. Kĩ năng:
 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
 - Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
 Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm. 
4. Trọng tâm:
 - Phản ứng khử CuO bởi C.
 - Phản ứng phân hủy muối cacbonat bởi nhiệt.
 - Nhận biết muối cacbonat và muối clorua 
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Hoá chất: C, CuO, NaHCO3, dd Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, H2O, dd HCl
 - Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút, quẹt diêm, đũa thuỷ tinh.
b. Học sinh: Mẫu bài thu hoạch
 BÀI THU HOẠCH SỐ:.........................................................................
 TÊN BÀI:...........................................................................................................
 TÊN HS(NHÓM):..............................................................................................
 LỚP:...................................................................................................................
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
2. Phương pháp:
 Trực quan, làm việc nhóm, thí nghiệm của học sinh, hỏi đáp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ(5’): GV kiểm tra chuẩn bị bài học của HS.
3. Vào bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1') Các em sẽ thực hiện một số phản ứng hoá học của nhôm và sắt với các 
chất khác nhau. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất của nhôm và sắt.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(5’).
-GV: Ổn định tổ chức lớp, nêu quy định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo yêu cầu. 
-GV: Kiểm tra các kiến thức có liên quan đến nội dung bài thực hành.
-HS: Ổn định lớp và đưa mẫu bài thu hoạch lên cho GV kiểm tra.
- HS: Liên hệ kiến thức đã học và trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành(10’).
-GV: Giới thiệu các thí nghiệm có trong bài thực hành và các dụng cụ, hoá chất cần thiết trong bài thực hành.
-GV: Hướng dẫn lần lượt từng thí nghiệm thông qua các thao tác mẫu.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình làm thực hành để đạt kết quả chính xác và an toàn hơn.
-HS: Theo dõi và lắng nghe.
-HS: Theo dõi các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác thí nghiệm chuẩn bị cho việc thực hành của mình.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ, tránh gây tai nạn trong quá trình làm thí nghiệm.
Hoạt động 3. Thực hành của HS(15’).
-GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành.
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành từng thí nghiệm trước khi tiến hành.
-GV: Theo dõi các nhóm HS thục hành, yêu cầu HS phải theo dõi và ghi lại các hiện tượng sảy ra trong quá trình thực hành, viết PTHH sảy ra.
-HS: Thực hiện việc chia nhóm theo yêu cầu của GV. 
 Bầu nhóm trưởng, thư kí.
 Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
-HS: Nêu cách tiến hành các thí nghiệm trước khi thực hành.
-HS: Tiến hành thực hành, ghi hiện tượng, giải thích, viết PTHH sảy ra cho từng thí nghiệm.
Hoạt động 4. Công việc cuối buổi(5’).
-GV: Yêu cầu HS dọn dẹp dụng cụ, hoá chất dư sau khi tiến hành thí nghiệm và vệ sinh khu vực làm việc của nhóm mình sạch sẽ.
-GV: Yêu cầu các nhóm HS nêu kết quả các thí nghiệm mà nhóm mình thu được.
-GV: Chốt kiến thức của bài thực hành và lưu ý HS một số kĩ năng cần nắm.
- HS: Dọn dẹp, vệ sinh nơi làm việc của nhóm mình.
-HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
 Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.
-HS: Lắng nghe và tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch của nhóm mình.
4. Củng cố, dặn dò(3’):
 - GV nhận xét về buổi thực hành, tuyên dương các nhóm thực hành tốt trong buổi thực hành, rút kinh nghiệm cho cả lớp.
 - Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài thu hoạch.
 - Chuẩn bị bài 34: “Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tuần 23: 
Tiết 43:
Chương 4: HIDROCACBON-NHIÊN LIỆU
Bài 34: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
Ngày soạn: 30/01/2015
Ngày dạy: 04/02/2015 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ .
- Phân loại hợp chất hữu cơ. 
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT
- Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận.
- Tính phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.
- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.
3. Thái độ: 
 - Tích cực học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
 - Khái niệm hợp chất hữu cơ.
 - Phân loại hợp chất hữu cơ.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: 
 Bông(tóc), ống nghiệm, quẹt diêm, nước vôi trong.
 Một số mẫu hợp chất hữu cơ thường gặp.
b. Học sinh: 
 Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
 - Trực quan, hỏi đáp, thí nghiệm nghiên cứu, làm việc nhóm.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ:
3 Vào bài mới: 
* Giới thiệu bài mới(1’): Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng và chế biến các hợp chất hữu cơ có trong thiên hhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Hoá học hữu cơ là gì? Cách phân loại ra sao?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ ( 15’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV giới thiệu: Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta, trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm(gạo, thịt, cá, rau , quả) trong các loại đồ dùng (quần áo, giấy) và có ngay trong cơ thể của chúng ta
- GV: Giới thiệu qua tranh ảnh và mẫu vật 
- GV làm thí nghiệm: đốt cháy bông trên ngọn lửa đèn cồn.
- GV: Tại sao nước vôi trong bị vẩn đục ?
- GV: Vậy em có nhận xét gì về hợp chất hữu cơ?
- GV: Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như CO, CO2, các muối cacbonat của kim loại
- HS: Nghe giảng
- HS: Quan sát.
- HS: Quan sát thí nghiệm 
- HS: Vì bông cháy có sinh ra khí CO2. 
- HS: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon
- HS: Nghe giảng
I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ:
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? 
- Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh chúng ta, trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm (gạo, thịt, cá, rau, quả...), trong các loại đồ dùng (quần áo, giấy) và có ngay trong cơ thể của chúng ta
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
a. Thí nghiệm (SGK)
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon
- Đa số các hợp chất của cacbon đều là hợp chất hữu cơ. Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như CO, CO2, các muối cacbonat của kim loại
Hoạt động 2: Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? (10’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV thuyết trình: Dựa vào thành phần phân tử các hợp chất hữu cơ được phân làm 2 loại chính là: Hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết đặc điểm của từng loại? Cho VD với mỗi loại?
-HS: Nghe giảng
- HS: Đọc SGK
+ Hidrocacbon: phân tử chỉ có 2 nguyên tố là H2 và O2
VD: CH4, C2H4, C3H7
+ Dẫn xuất của hidrocacbon: ngoài cacbon và hidro ra còn có các nguyên tố khác như oxi, clo, nitơ
VD: C2H6O, CH3Cl
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Hidrocacbon: phân tử chỉ có 2 nguyên tố là H2 và O2
VD: CH4, C2H4, C3H7
- Dẫn xuất của hidrocacbon: ngoài cacbon và hidro ra còn có các nguyên tố khác như oxi, clo, nitơ
VD: C2H6O, CH3Cl
Hoạt động 3: Khái niệm về hoá học hữu cơ (8’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Cho HS đọc SGK
- GV: Hoá học hữu cơ là gì?
- GV: Hoá học hữu cơ có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống, xã hội?
- HS: Đọc SGK
- HS: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng
- HS: Trả lời. 
II. KHÁI NIỆM VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ: 
- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng
- Ngành hoá học hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội
4. Củng cố: (9’): Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
GV cho HS thảo luận nhóm làm BT. 
Bài tập: Cho các hợp chất sau : NaHCO3, C2H2, C6H12O6, C6H6, C3H7Cl, MgCO3, C2H4O2, CO
Trong các chất trên hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ? Phân loại các hợp chất đó?
5. Nhận xét và dặn dò: (1’)
 a. Nhận xét:
 - Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
 - Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh.
 b. Dặn dò:
 Dặn các em làm bài tập về nhà:1,2,3,4,5/ 108 
 Chuẩn bị bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23: 
Tiết 44:
 Bài 35. CẤU TẠO PHÂN TỬ 
HỢP CHẤT HỮU CƠ
Ngày soạn: 30/02/2015
Ngày dạy: 07/02/2015 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: 
 - Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
 - Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở , mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
3. Thái độ: 
 - Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
4. Trọng tâm:
 - Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ.
 - Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập.
b. Học sinh: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp: 
 Hỏi đáp, trực quan, làm việc nhóm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là hợp chất hữu cơ ? Có mấy loại hợp chất hữu cơ? Cho ví dụ minh hoạ. 
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của phân tử HCHC(20’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Nhắc lại C, O, H có hoá trị mấy? 
- GV: Hướng dẫn cách viết công thức phân tử CH4. 
- GV: Biểu diễn liên kết của CH3Cl, CH3OH.
- GV: Từ những VD trên rút ra nhận xét.
- GV: Biểu diễn liên kết của C2H6.
- GV: Từ những VD trên chobiết các nguyên tử C có liên kết trực tiếp với nhau được không?
- GV: Cho HS viết C3H8.
- GV: Thông báo có 3 loại mạch cacbon. 
- GV: YC 2 HS lên biểu diễn CTPT của C2H6O. 
- GV: Tại sao cùng CTPT nhưng rượu etylic lại có CTCT khác đimetyl ete?
- GV: Từ VD trên rút ra NX. 
- HS: Nhắc lại. 
- HS: Lắng nghe.
- HS: Làm BT
- HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe.
- HS: Trả lời.
- HS: Biểu diễn liên kết.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Làm BT
-HS: Vì có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- HS: Rút ra nhận xét. 
I .ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HCHC:
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử. 
- Trong các HCHC, C(IV), H(I), O(II). 
 Hiđro: H- Oxi: - O -
 CH4 : CH3Cl: CH3OH
2. Mạch cacbon : 
Có 3 loại mạch cacbon: 
+ Mạch nhánh: 
+ Mạch vòng:
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử 
 Rượu etylic 
Đimetyl ete 
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức cấu tạo (10’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Hãy viết CTCT của C2H6 và C2H6O.
- GV: Từ CTCT trên cho ta biết gì?
- GV: Chốt lại ý chính
- GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ. 
- HS: Viết CTCT
- HS: Trả lời 
- HS: Lắng nghe.
- HS: Đọc SGK
II. Công thức cấu tạo : Cho biết thành phần và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 
Etan: 
Rượu etylic: Viết gọn: CH3 – CH3
Viết gọn: CH3 – CH2 - OH
4. Củng cố:(8’): Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Hãy viết CTCT của các chất có CTPT sau: CH3Br, CH4O, CH4, C2H6, 
5. Nhận xét và dặn dò: (1’)
 a. Nhận xét: - Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
 - Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh.
 b. Dặn dò: Nhận xét thái độ học tập của HS.
 Dặn các em làm BT 1,2,3,4,5 / SGK, chuần bị bài Metan . 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....
Tuần 24
Tiết 45
Bài 36. METAN
Công thức phân tử : CH4 Phân tử khối: 16
Ngày soạn: 02/02/2015
Ngày dạy: 10/02/2015 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
 - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của me tan.
 - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
 - Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy). 
 - Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN HKII-HÓA 9.doc