Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.

- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống

- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao

2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.

3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng thảo luận “ hội vui học tập”

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.

- Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.

 - Động não

- Trò chơi giáo dục

- Bài tập tình huống

- Biểu đạt sáng tạo

IV. Tài liệu và phương tiện:

- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng

- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông

V. Tiến hành hoạt động:

1. Khám phá:

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hành:
Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống
- Đó là những tình huống nảy sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ:
+ Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sao?
+ Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không?
Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVPT phát biểu ý kiến. GVPT có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể
- HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo
- Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS
- Người điều khiển tổng hợp kết quả các hoạt động và mời GV gợi ý các hoạt động tiếp theo
Giao việc tuần sau:
 Tìm hiểu về chủ đề thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Linh Chi
Bản chương trình
2
Thư ký
Trà My
Giấy bút
3
Trang trí
Tổ 1
Cây hoa
4
Văn nghệ
Ánh
Bài hát
VI. Tư Liệu
 Câu hỏi và câu đố mà HS đã chuẩn bị sẵn.
Nội dung 2:	 “THANH NIÊN PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức:.
- Giáo dục học sinh truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Tự hào, xác định rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. 
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng thảo luận ” Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.”
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia thảo luận.
Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Kĩ năng thể hiện suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
	 Thảo luận; động não, nhóm, kể chuyện biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động.
- Câu chuyện tấm gương, tài liệu về : Truyền thống cách mạng kiên cường của dân tộc để dành độc lập tự do. Tinh thần tiến công cách mạng, ý chí vươn lên không ngừng
- Các gương chiến đấu tiêu biểu, 
- Bài hát ca ngợi con người, quê hương đất nước. 
- Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng.
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9.
-Hoa, tặng phẩm.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
- Hát tập thể bài hát về Nguyễn Bá Ngọc 
- Chơi trò chơi
2. . Kết nối: .
HĐ1 : Người điều khiển Tuyên bố lý do, ý nghĩa mục đích hoạt động. 
HĐ2:Giới thiệu truyền thống cách mạng của Quê hương (Địa phương).
HĐ3: Khách mời nói chuyện .
HĐ4: Đại diện tổ giới thiệu kết quả sưu tầm.
+ Lớp góp ý bổ sung.
HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: Ngưởi điều khiển chương trình tóm tắt sưu tầm của cả lớp.
HĐ7: Thảo luận: 
+ Người điều khiển chương trình nêu các câu hỏi để lớp thảo luận.
+ Cá nhân phát biểu.
+ Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận. 
3. Thực hành: 
HS viết bản thu hoạch cá nhân về việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn các anh hùng, sự phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. 
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học. 
 b. Giao việc: Chủ điểm tháng 1: Mừng Đảng mừng xuân.
 Hoạt động sau: “Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước”
Phân công tổ 1 trang trí và chuẩn bị nội dung.
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Phan Huyền – Linh Chi 
Bản chương trình
2
Thư ký
 Trà My 
Giấy bút
3
Trang trí
Tổ 1
Phấn màu
4
Văn nghệ
Bình
Bài hát
- 1 cây non	- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng - Que rào.
- Bàn bạc cùng cán bộ lớp về việc chọn cây gì để trồng và vị trí trồng cây thích hợp
-----------------------------------˜ ™-----------------------------------
 Ngày soạn: 27/12/2018.
Tiết 7, 8: 
Chủ điểm tháng 1 
TRUYỀN THỐNG HS – SV VIỆT NAM
Nội dung 1: Tìm hiểu về lịch sử truyền thống ngày HS – SV Việt Nam
I. Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức:.
- Giáo dục học sinh truyền thống về ngày HSSV Việt Nam .
- Tự hào, xác định rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. 
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập.Tích cực hưởng ứng thảo luận:“ Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.”
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia thảo luận.
Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Kĩ năng thể hiện suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
Thảo luận; nhóm, kể chuyện biểu đạt sáng tạo hỏi và trả lời; trình bày một nội dung .
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động.
- Câu chuyện tấm gương, tài liệu về : Truyền thống về ngày HSSV Việt Nam 
- Sưu tấm gương sáng lứa tuổi HS , SV qua các thời kỳ trên cả nước và ở địa phương .
- Nhiệm vụ của học sinh lớp 9.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá.
- Ngày HSSV có ý nghĩa gì ? Bản thân em có những kỷ niệm gì về ngày HSSV .
 2. Kết nối: 
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “ Nối vòng tay lớn ”
- HĐ 1:Nêu ý nghĩa của ngày HSSV 
- DCT: Kể một câu chuyện về anh Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên.
- HS thảo luận ý nghĩa của việc làm của người thanh niên Trần Văn Ơn .
- HS trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể.
- HĐ 2: Sưu tấm gương sáng lứa tuổi HS , SV qua các thời kỳ trên cả nước và ở địa phương .
DCT: Kể một số tấm gương sáng lứa tuổi HS , SV qua các thời kỳ trên cả nước và ở địa phương .
HS chia làm 2 đội kể tên tấm gương sáng lứa tuổi HS , SV qua các thời kỳ trên cả nước và ở địa phương . Đội nào kể được nhiều tấm gương sáng lứa tuổi HS , SV qua các thời kỳ trên cả nước và ở địa phương thì đội đó sẽ chiến thắng .
- HS các nhóm kể tên .
3. Thực hành
- Đội kể tên tấm gương sáng lứa tuổi HS , SV qua các thời kỳ trên cả nước và ở địa phương .
4. Vận dụng .
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh. 
- Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Tư liệu về ngày truyền thống HSSV 9/1/1950
Sau Ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ  tịch Hồ Chí Minh, các tầng lớp nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền Cộng hòa non trẻ.
  Trong những năm  1949-1950, phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên các  đô thị diễn ra liên tục, rầm rộ và rộng khắp, nhất là ở Sài Gòn - Gia Định. Ngày 9-1-1950, Đoàn thanh niên Cứu Quốc và Đoàn học sinh, sinh viên Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn đã tổ chức vận động trên 10.000 nhân dân,  trong đó đông đảo nhất là học sinh sinh viên, xuống đường.
  Học  Sinh Trần Văn Ơn (14 tháng 4 năm 1931 - 9 tháng 1 năm 1950) là một học  sinh trường Pétrus Ký (nay là THPT chuyên Lê Hồng Phong) đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong  phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái  chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong  trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Và ngày 9 tháng 1 đã được  chọn là ngày học sinh - sinh viên toàn quốc.
 Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành,  tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng  gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, khu Hòa  Hưng - Sài Gòn. mẹ anh tên là Huỳnh Thị Tữu, Cha anh là ông Trần Văn  Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Anh  đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công  an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã  bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề  của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trước mắt.
  Tháng 8  năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến  năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được  đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay)  của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học  sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập  còn ham hoạt động xã hội.
  Từ năm 1947 anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam -  Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường  tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp.  Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.
  Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình  lớn của Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn HS Sài Gòn - Chợ Lớn  và hơn  6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những  học sinh, sinh viên bị bắt, biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho HS-SV học  tập, trả tự do cho những HS bị bắt và mở cửa lại trường học. 13 giờ ngày  hôm đó, bọn cầm quyền Dinh Thủ Hiến Trần Văn Hữu tráo trở lật lọng lời  hứa sẽ giải quyết các yêu cầu nguyện vọng của HS-SV, chúng đã huy động  một lực lượng lớn cảnh sát hùng hậu, kết hợp với công an, lính lê dương  dùng dùi cui, súng máy, súng ngắn... đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình  trước sự phẫn nộ của đồng bào.
  Nhiều em học sinh ngã gục trước những  làn đạn khủng bố. Trần Văn Ơn và nhiều HS lớn tuổi phải hứng chịu các  loạt ném đá và dùi cui để che chở cho các HS nhỏ tuổi hơn có mặt trong  cuộc biểu tình và Anh đã bị trúng đạn trong lúc đang cùng một người bạn  khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị bọn cảnh sát ngụy đánh  ngất. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9-1-1950. Xác Trần  Văn Ơn được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y  bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh bảo vệ xác của Anh không  cho bọn địch phi tang. Khi đó, Anh chưa đầy 19 tuổi.
  Tin Trần Văn Ơn mất  ngay lập tức đã gây náo động trong giới học sinh-sinh viên Sài Gòn, trở  thành tâm điểm và đồng loạt các tờ báo lớn của Sài Gòn đã đưa tin.
  Và giờ đây, sau 68 năm lịch sử, biết bao thế hệ đàn anh đàn chị đã hy sinh xương máu dựng xây đất nước, để đàn em được sống trong hòa bình và thịnh vượng nối tiếp truyền thống yêu nước thiêng liêng. Tinh thần đó vẫn mãi còn đây, rừng rực cháy trong trái tim tuổi trẻ, mãi dựng xây và sẽ mãi nhớ phút giây này.
Tiết 9 , 10: Ngày soạn : 01/ 02/2018.
Chủ điểm tháng 2:
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
1-Nội dung:
- Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương, đất nước.
2- Hình thức hoạt động:
- Trình diễn văn nghệ.
- Trò chơi văn nghệ.	
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1-Phương tiện hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...
- Một số nhạc cụ (nếu có)
2-Về tổ chức:
- Phân công người điều khiển chương trình.
- Mọi HS đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia.	
- Cá nhân, tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như: hát nối, hát có từ, kể tên bài hát...
IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung
Cả tập thể
Người điều khiển
Lớp trưởng
Người điều khiển
Người điều khiển
Các tổ
Khán giả
Học sinh
Cả tập thể
Người điều khiển
Hoạt động 1
Mở đầu
- Hát một bài hát tập thể.
- Tuyên bố lí do:
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động 2
Biểu diễn văn nghệ
- Lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí.
- Các tiết mục văn nghệ biểu diễn
- Cổ vũ và tặng hoa
Hoạt động 3
Trò chơi văn nghệ
- Hát các bài hát có từ: Đảng, mùa xuân.
- Hát các bài hát chủ đề về Đảng
Ai hát nhiều hơn chiến thắng, có phần thưởng.
Hoạt động 4
Kết thúc
- Hát bài "Nồi vòng tay lớn"
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
Giao việc cho hoạt động sau: Tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 8 – 3.
 Phân công chuẩn bị và trang trí cho hoạt động 
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Huyền 
Bản chương trình
2
Thư kí 
 Trà My
Bút , giấy
3
Văn nghệ 
Bình
Bài hát, câu chuyện
4
Trang trí
Tổ trực
Phấn màu
5
Tặng quà
HS
Hoa
 Tư Liệu : - Lựa chọn các bài thơ, bài hát  liên quan đến chủ đề.	
- Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm tự biên tự diễn.	
------------------------------------------------
 Ngày soạn: 2/03/2018
Tiết: 11, 12:
Chủ điểm tháng 3
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Nội dung 1: Hoa điểm mười tặng cô và mẹ .Giao ước thi đua học tập giữa tổ, cá nhân 
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa của ngày QTPN 8 – 3 .
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Nội dung: ý nghĩa của ngày 8 – 3 Chúc mừng và tặng hoa các cô giáo, các bạn nữ trong lớp Văn nghệ chào mừng ngày 8 – 3
 2. Hình thức : 
- Chúc mừng, tặng hoa, tâm sự, ca hát kể chuyện, giao lưu vui vẻ thân mật giữa các bạn nam và nữ trong lớp. 
Biểu diễn vănnghệ 
III: CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 
1: Phương tiện hoạt động : 
- Bản tóm tắt ý nghĩa của ngày 8 – 3.
- Hoa tặng các cô giáo và các bạn nữ Tặng phẩm cho các bạn nữ 
- Các tiết mục văn nghệ đã được lựa chọn và chuẩn bị. 
2: Tổ chức hoạt động : 
- Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung và kế hoạch hoạt động 
- Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và đăng kí với cán sự văn nghệ của lớp. - - Chuẩn bị chương trình hoạt động và lời tuyên bố lí do
- Cử học sinh nam chuẩn bị hoa và tặng phẩm cho các bạn nữ. 
- Học sinh nam điều khiển chương trình Phân công trang trí 
- Chuẩn bị văn nghệ 
IV: TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung
Cả tập thể
Người điều khiển
Lớp trưởng
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh nam
Học sinh nữ
Người điều khiển
Cả tập thể
Hoạt động 1
Mở đầu
- Hát một bài hát tập thể.
- Tuyên bố lí do:
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động 2
- Một đại diện học sinh nữ
 - Nói lời chúc mừng cô giáo, các đại biểu nữ và các bạn học sinh nam lên tặng hoa cô giáo và các bạn nữ. 
- Phát biểu ý kiến 
- Tiếp tục nói lời chúc mừng các bạn nữ và mời một số bạn học sinh nam lên trao quà cho các bạn đó
 - Phát biểu ý kiến cảm ơn các bạn nam trong lớp.
Hoạt động 3
- Giao lưu và liên hoan văn nghệ mừng mẹ, mừng cô 
- Tập thể học sinh Tiết mục tập thể 
- Ai hát nhiều hơn chiến thắng, có phần thưởng.
Hoạt động 4
Kết thúc
- Hát bài "Nồi vòng tay lớn"
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến 
- Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động, cảm ơn, chúc sức khoẻ và chúc mừng các cô giáo trong ngày 8 – 3 
Nội dung 2: Thi tìm hiểu về truyền thống của người phụ nữ Việt Nam , tìm hiểu về ngày QTPN 8/3 .
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:
- Giúp học sinh:- Nhận thức được nét đẹp, nét đáng mến của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống.- Có thái độ lịch thiệp, trân trọng và giữ gìn và phát huy những nét tính cách đáng quý,vẻ đẹp trong sáng của nữ giới trong các mối quan hệ.
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
- Có thái độ tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia vào các phong trào hoạt động trong tập thể
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung: 
- Ca ngợi vẻ đẹp trong sáng của người phụ nữ Việt Nam.
-Thảo luận trong lớp với các nội dung về nữ giới và những nét đẹp của nữ giới trong cuộc sống và trong gia đình.
2. Hình thức : 
- Ca hát kể chuyện, giao lưu vui vẻ thân mật giữa các bạn nam và nữ trong lớp. Biểu diễn vănnghệ 
III: CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 
1. Giáo viên:
- Hướng dẫn cho học sinh các bước chuẩn bị cho buổi thi văn nghệ.
- Cho các thành viên trong tập thể lớp tự bàn bạc và thống nhất nội dung, cách tổ chức...
- Gợi ý các chủ đề, thể loại, cách trang trí, trang phục, hình thức thể hiện..., cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh.
- Chia các thành viên của lớp thành 4 tổ, mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng để thống nhất ý kiến chung của cả tổ.
- Giao chỉ tiêu cho mỗi tổ sưu tầm, sáng tác 3 tiết mục gồm các thể loại: hát đơn ca, tốp ca, múa, ngâm thơ, diễn kịch giải quyết tình huống...
- Xây dựng thể lệ thi, cách thức tham gia, cách chấm điểm với các tiêu chí : 
+ Các đội ra mắt thành công, gây được ấn tượng, sự cuốn hút: 10 điểm.
+ Chất lượng tiết mục (hay, rõ, đều...): 30 điểm
.+ Số lượng người tham gia (ít, nhiều): 10 điểm.
+ Thể loại đa dạng: 10 điểm.
+ Hình thức thể hiện (phù hợp, sinh động, sáng tạo...): 20 điểm
.+ Trang phục (phù hợp, công phu, đẹp...): 10 điểm.
+ Điểm cộng cho các sáng tác, các tiết mục tự biên: 10 điểm.
Tổng cộng là 100 điểm.
- Gợi ý các bài hát có nội dung về phụ nữ :
+ Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Phan Huỳnh Điểu)
+Bông hồng cài áo (Phạm Thế Mỹ)+Lời ru trên nương (Trần Hoàn)
+Qua sông (Phạm Minh Tuấn)
- Tổ chức luyện tập, chạy thể và duyệt chương trình...
2. Học sinh:
- Họp cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, BCH chi đoàn... để thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động (nội dung, chủ đề, thể loại, tiến độ thực hiện, thời gian, địa điểm tập luyện và phân công trách nhiệm cho từng tổ).
- Đăng ký các tiết mục cụ thể của từng tổ và tiến hành tập luyện.
- Viết thơ mời các đại biểu, thầy cô giáo, PHHS, lớp trưởng, lớp phó học tập, BCH của các chi đoàn bạn.
- Chuẩn bị âm thanh, trang phục, trang điểm... dưới sự cố vấn, giúp đỡ của GVCN và BCH Đoàn trường...
- Cử người dẫn chương trình.
IV: TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Người thực hiện
Nội dung
1. Tuyên bố lý do: 
- Người dẫn chương trình: Phan Huyền 
2. Giới thiệu đại biểu:
3. Giới thiệu ban giám khảo, công bố thể lệ cuộc thi.
4. Các tổ dự thi tự giới thiệu về tổ mình:
5 . Kết thúc
- "Tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng. Tuổi học trò sống động khó quên", tuổi học trò thật đẹp, thật hồn nhiên trong sáng phải không các bạn? và để ca ngợi vẻ đẹp thần tiên đó, hôm nay, tại phòng lớp 9A thân thương của chúng em sẽ diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ hát
.- Đến tham dự buổi Hội thi văn nghệ hôm nay em xin trân trọng giới thiệu thành phần quý đại biểu gồm: giáo viên chủ nhiệm Và một thành phần rất quan trọng của buổi diễn văn nghệ hôm nay là Ban giám khảo, em xin trân trọng giới thiệu Cô Liên GVCN và 2 bạn Linh Chi , Bình .
- Sau đây em xin trân trọng kính mời cô GVCN đại diện cho Ban giám khảo lên công bố thể lệ cuộc thi và có đôi lời phát biểu với chúng ta xin trân trọng kính mời cô.
- Các đội ra mắt thành công là gây được ấn tượng, sự cuốn hút đối với Ban giám khảo.
- Lần lượt giới thiệu các tiết mục biểu diễn.
+ "Biết ơn chị Võ Thị Sáu" của nhạc sĩ Phan huỳnh Điểu
+ Hát múa minh hoạ bài " Bông hồng cài áo " sáng tác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ 
+ Song ca bài " Lời ru trên nương ” của nhạc sĩ Trần Hoàn-
- Hát bài "Nồi vòng tay lớn"
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến 
- Người dẫn chương trình nhận xét và thông báo kết quả hoạt động của các tổ .
 Ngày soạn: 5/03/2018
Tiết: 13, 14:
Chủ điểm tháng 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Nội dung 1 : Tọa đàm về vai trò của Đảng và lý tưởng của thanh niên

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12712348.doc
Giáo án liên quan