Giáo án Hóa học 9 tuần 6, 7

Bài 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS biết được dd Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan, dẫn ra được các TN để chứng minh. Viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất. Biết được ứng dụng của Ca(OH)2 và ý nghĩa của thang pH.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTHH, giải các bài tập định lượng

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi viết PTHH, giải các bài tập định lượng

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo Viên:

 + Dụng cụ: Cốc thủy tinh , đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá ống nghiệm, giá ống nghiệm(mỗi thứ 4 cái), ống nghiệm 8 cái. kẹp gỗ

 + Hóa chất: dd H2SO4, CaO, quì tím, dd phenolphtalein.

 - Học Sinh: Nắm vững cách pha chế và tính chất hóa học của Ca(OH)2

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tuần 6, 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 6	Ngày soạn: 16/9/2014
Tiết 11	 
Bài 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Học Sinh biết được những tính chất hoá học của bazơ và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất. 
Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, sản xuất biết vận dụng những tính chất của bazơ để giải một số bài tập về điều chế, nhận biết, tính theo PTHH. 
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi giải bài tập, trình bài khoa học
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo Viên: 
+ Dụng cụ: 5: ống nghiệm, ống hút, đèn cồn.
+ Hoá chất: các dd Ca(OH)2, NaOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, CuSO4, quỳ tím, dd Phenolphtalain. 
 - Học Sinh: Xem trước nội dung các thí nghiệm
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
GV hướng dẫn các nhóm làm TN1 
- Giới thiệu dụng cụ và hoá chất.,Các thao tác cơ bản tiến hành thí nghiệm
- Nhận xét màu sắc của chất chỉ thị màu trước và sau khi nhỏ phenolphtalein vào dd bazơ và nhỏ bazơ vào giấy quỳ
- Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
- Nghe GV hướng dẫn
- Tiến hành TN
- Đại diện nhóm nêu hiện tượng xảy ra.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét : bazơ làm
- Quỳ tím ® Xanh
- Phenolphtalain ® Đỏ
1. Tác dụng của dd bazơ với chất chỉ thị màu:
- Quỳ tím ® Xanh
- Dd phenolphtalain không màu chuyển sang đỏ.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóa học cùa oxit axit? Viết PTHH từ đó rút ra tính chất hóa học của ba zơ
- Nhắc lại tính chất: tác dụng với oxit ba zơ, ba zơ, nước
- Viết PTHH:
3Ca(OH)2+ P2O5 ®Ca3(PO4)2 + H2O 
H2O + P2O5 ® H3PO4
Na2O + SO2 ® Na2SO3
2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit 
3Ca(OH)2+ P2O5 ®
Ca3(PO4)2 + 3H2O
 2NaOH + SO2®
 Na2SO3 + H2O
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước.
- Yêu cầu học sinh viết PTHH của axit với ba zơ
- Tiến hành thí nghiệm biểu diễn phản ứng tạo thành đồng (II) hiđroxit, hòa tan đồng (II) hiđrôxit bằng axit clohiđric
- Từng giai đoạn yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng từ đó rút ra kết luận, viết PTHH
- Giáo viên lưu ý học sinh tính chất 1,2, là tính chất của dung dịch bazơ, tính chất 3 là chung cho bazơ tan và không tan.
- Viết được PTHH
KOH + HCl ®
 KCl + H2O
- Quan sát thí nghiệm nêu được: Cu(OH)2 có màu xanh lơ
- Từ màu xanh lơ tan dần thành màu xanh ngọc
- PTHH:
Cu(OH)2 + HCl ® CuCl2+ H2O
3. Bazơ tác dụng với axit: (phản ứng trung hòa) tạo ra muối và nước
 KOH + HCl ®
 KCl+ H2O 
Cu(OH)2 + HCl ® CuCl2 + H2O
Bazơ tác dụng với axit tạo ra muối và nước
- Cho HS quan sát hình 1.16 nhận xét màu sắc của dd Cu(OH)2 trước khi đun và sau khi đun
- Nhấn mạnh màu đen chính là bột đồng oxit trong phản ứng có nước tạo thành yêu cầu học sinh viết PTHH
- Quan sát hình nêu được: có màu xanh lơ sau đó là màu đen
- Chú ý lắng nghe
- Viết PTHH
 to
Cu(OH)2 ® CuO + H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
PTHH: to
Cu(OH)2 ® CuO + H2O
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit tương ứng và nước.
3. Củng cố - Luyện tập:
- Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 2
Cu(OH)2 + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O 
 Ba(OH)2 + 2HCl ® BaCl2 + 2H2O
 NaOH + HCl ® NaCl + H2O
Ba(OH)2 + CO2 ® BaCO3 + H2O 
 2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
 c) to
 Cu(OH)2® CuO + H2O
 d) Ba(OH)2và NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
4. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 3, 4,5
	- Soạn trước bài : Một số bazơ quan trọng nêu được những tính chất hóa học của natrihiroxit
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 6	Ngày soạn: 18/9/2014
Tiết 12	
Bài 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được tính chất hoá học của NaOH , tính chất hoá học của một bazơ tan. Biết dẫn ra thí nghiệm để chứng minh. Biết viết các PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất. Biết được ứng dụng quan trọng của bazơ này tong đời sống, sản xuất, phương pháp điện phân NaCl trong công nghiệp để điều chế natri hiđroxit. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng Viết PTHH. Biết vận dụng kiến thức về NaOH và tính toán để giải BT
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi giải bài tập
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: NaOH khan, quỳ tím, dd NaOH, dd phenolphtalein. 
 - Học Sinh: Ôn lại tính chất của bazơ 
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của bazơ? Viết PTHH minh họa.
2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Yêu cầu hs đọc thông tin SGK cho biết NaOH có những tính chất vật lí nào?
- Lưu ý dạng tồn tại của NaOH ở một số loại xà phòng rẻ tiền làm hại da tay.
- Đọc TT SGK. Nêu được
Là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều tronh nước và tỏa nhiều nhiệt. Ở dạng dung dịch làm mục vải, giấy ăn mòn da.
- Chú ý lắng nghe
I. Tính chất vật lý:
Là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều tronh nước và tỏa nhiều nhiệt. Ở dạng dung dịch làm mục vải, giấy ăn mòn da.
- Yêu cầu hs nhắc lại tính chất hóa học của 
bazơ từng tính chất minh họa bằng phản ứng với NaOH
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 3 
- Nhắc lại tính chất hóa học của ba zo. Viết PTHH minh họa
NaOH + HCl ®
 NaCl + H2O 
2NaOH + CO2® 
 Na2CO3 + H2O 
II. Tính chất hóa học
NaOH có những tính chất hóa học của ba zơ tan
1. DD NaOH làm đổi màu chất chỉ thị:
 Quỳ tím ® xanh
 Phenolphtalain ® đỏ
2. NaOH tác dụng với axit:
PTHH :
NaOH + HCl ®NaCl + H2O
3. Tác dụng với oxit axit:
PTHH :
2NaOH + CO2 ®Na2CO3+H2O
- Yêu cầu hs đọc thông tin SGK cho biết NaOH có những ứng dụng quan trọng nào?
- Đọc thông tin SGK nêu được:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy, bột giặt.	
- Sản xuất tơ nhân tạo, giấy, nhôm
- Chế biến dầu mỏ
III. Ứng dụng:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy, bột giặt.	
- Sản xuất tơ nhân tạo, giấy, nhôm
- Chế biến dầu mỏ
- GV giới thiệu phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp và bình điện phân
- Tiến hành pha chế dung dịch NaCl bão hòa và biểu diễn thí nghiệm điện phân dung dịch NaCl bão hòa để thu dung dịch NaOH (sử dụng quỳ tím, dung dịch phenol phtalein để HS dễ quan sát thấy khí clo sinh ra và NaOH được tạo thành.
- HS: quan sát, nhận xét các hiện tượng xảy ra, nêu dự đoán các sản phẩm tạo thành, viết phương trình phảm ứng.
IV. Sản xuất NaOH
Trong công nghiệp natri hiđroxit được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn.
3. Củng cố - Luyện tập:
- Nhắc lại tính chất hóa học của dd NaOH.
- Làm bài tập 2, 3 SGK.
4. Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập SGK.
- Xem trước Ca(OH)2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 7	Ngày soạn: 23/9/2014
Tiết 13	 
Bài 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết được dd Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan, dẫn ra được các TN để chứng minh. Viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất. Biết được ứng dụng của Ca(OH)2 và ý nghĩa của thang pH.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTHH, giải các bài tập định lượng
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi viết PTHH, giải các bài tập định lượng
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo Viên:
	+ Dụng cụ: Cốc thủy tinh , đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc, giá ống nghiệm, giá ống nghiệm(mỗi thứ 4 cái), ống nghiệm 8 cái. kẹp gỗ
	+ Hóa chất: dd H2SO4, CaO, quì tím, dd phenolphtalein.
 - Học Sinh: Nắm vững cách pha chế và tính chất hóa học của Ca(OH)2
III. TIẾN TRÌNH
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của dd NaOH? Viết PTHH minh họa.
2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Yêu cầu học sinh nêu cách pha chế dung dịch Ca(OH)2
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm tiến hành pha chế trong 3 phút
- Quan sát các nhóm pha chế, uống nắn kĩ năng.
- Lưu bảng
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóa học của natri hiđroxit
- Nêu cách pha chế dung dịch Ca(OH)2
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm tiến hành pha chế trong 3 phút
- Sử dụng dd cho các thí nghiệm sau
- Nhắc lại tính chất hóa học của natri hiđroxit
a) Làm đổi màu chất chỉ thị;
 Quỳ tím ® xanh
 Phenolphtalain ® đỏ
b) Tác dụng với axit
c) Tác dụng với oxit axit:
I. Tính chất:
 1. Pha chế dung dịch canxi hiđroxit:
- Vôi tôi + nước ® Vôi sữa.
- Lọc vôi sữa ® dd Ca(OH)2 bão hoà.
 Ca(OH)2 ít tan trong nước.
GV: Hướng dẫn các nhóm làm TN chứng minh Ca(OH)2 mang tính chất hoá học của bazơ tan:
Giới thiệu các TN:
- TN1: Ca(OH)2 với chất chỉ thị màu
- TN2: Ca(OH)2 tác dụng với dd H2SO4
- TN3: Ca(OH)2 tác dụng với CO2.
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết PTHH
HS hoạt động theo nhóm:
- Nghe hướng dẫn của GV.
- Nhắc lại các thao tác cơ bản của mỗi TN.
- Tiến hành thí nghiệm 
- Mỗi nhóm trình bày kết quả một TN.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và nêu kết luận về tính chất hoá học của Ca(OH)2
- Viết PTHH
Ca(OH)2+ H2SO4® 
 CaSO4 + 2H2O 
Ca(OH)2+ CO2® 
 CaCO3+ H2O 
2. Tính chất hóa học :
a) Làm đổi màu chất chỉ thị;
 Quỳ tím ® xanh
 Phenolphtalain ® đỏ
b) Tác dụng với axit ® muối và nước
Ca(OH)2 +H2SO4® CaSO4 + 2H2O 
c) Tác dụng với oxit axit® muối và nước
Ca(OH)2 + CO2 ® 
 CaCO3 + H2O
- Đặt vấn đề:Ca(OH)2 có những ứng dụng gì? những ứng dụng đó dựa vào những tính chất nào?
- Hoàn chỉnh kiến thức
- Dựa vào thông tin SGK trả lời được:
- Làm vật liệu xây dựng nhờ phản ứng với CO2 trong không khí
- Khử chua đất trồng trọt nhờ phản ứng hóa học với axit
- Khử độc, khử trùng nhờ phản ứng với một số oxit axit
3. Ứng dụng:
- Làm vật liệu xây dựng
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc, khử trùng...
- GV giới thiệu cách xác định độ mạnh, yếu của axit bazơ dựa vào thang pH
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin “em có biết”
- Nêu độ pH chuẩn để xác định pH
Đọc thông tin SGK chú ý lắng nghe
 Đọc thông tin em có biết
 Độ pH chuẩn là 7
II. Thang pH
pH = 7: Trung tính
pH < 7: Tính axit
pH > 7: Tính bazơ
3. Củng cố - Luyện tập:
- Nhắc lại tính chất hóa học của dd Ca(OH)2
- Làm bài tập 3 SGK.
4. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 1,4
- Soạn trước bài: tính chất hóa học của muối 
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 7	Ngày soạn: 26/9/2014
Tiết 14	 
Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được những tính chất hoá học của muối, viết đúng PTHH cho mỗi tính chất. HS biết được thế nào là phản ứng trao đổi và điều kiện của phản ứng trao đổi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng, quan sát thí nghiệm, biết vận dụng những kiến thức để giải thích một số hiện tượng thường gặp và giải một số bài tập liên quan đến tính chất hoá học của muối.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo Viên:
 + Dụng cụ: ống hút, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm
 + Hóa chất: Cu miếng, BaCl2, H2SO4, CuSO4, NaOH, NaCl
 - Học Sinh: Soạn trước tính chất hóa học của muối
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của dd Ca(OH)2? Viết PTHH minh họa.
2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Yêu cầu hs quan sát cách tiến hành từng thí nghiệm. 
- Quan sát, hướng dẫn, uốn nắn từng thao tác.
- Gọi HS nhận xét hiện tượng
- Viết PTHH
- Yêu cầu học sinh nêu được sản phẩm tạo thành của từng phản ứng.
- Yêu cầu hs nhắc lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
- Đọc tt , cử đại diện tiến hành thí nghiệm
- Nhận xét hiện tượng
1. Có lớp màu trắng xám bám ngoài dây đồng
2. Xuất hiện kết tủa trắng
3. Xuất hiện kết tủa trắng
4. xuất hiện kết tủa xanh
- PTHH:
Cu + 2AgNO3® Cu(NO3)2 + 2Ag
BaCl2+H2SO4 ® BaSO4↓+ 2HCl
AgNO3 + NaCl® AgCl+ NaNO3
CuSO4+2NaOH®Cu(OH)2+Na2SO4 
- Nhắc lại cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
I. Tính chất hóa học của muối:
 1. Muối tác dụng với kim loại: Tạo thành muối mới và kim loại mới
PTHH:
Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2+ 2Ag
2. Muối tác dụng với axit: Tạo thành muối mới và axit mới
PTHH:
BaCl2 + H2SO4 ® 
 BaSO4 ↓+ 2HCl
 Kết tủa trắng
3. Muối tác dụng với muối: Tạo thành 2 muối mới
PTHH:
AgNO3 + NaCl ® AgCl + NaNO3
Kết tủa trắng
4. Muối tác dụng với bazơ: Tạo thành muối mới và bazơ mới.
PTHH: 
CuSO4 + 2NaOH® 
 Cu(OH)2 + Na2SO4 
Kết tủa xanh lơ
to
5. Phản ứng phân hủy muối:
to
2KClO3® 2KCl +3O2↑
CaCO3® CaO+CO2↑
- Yêu cầu học sinh quan sát lại các PTHH thảo luận nhóm 2 phút nêu nhận xét về thành phần các chất trước và sau phản ứng?
- Đặt vấn đề
- Phản ứng trao đổi là gì?
- Tìm ra các đặc điểm chung về sản phẩm của các PTHH trên?
- Đưa thêm PTHH:
CaCO3+ 2HCl ® CaCl2+ H2O+ CO2
- Lưu ý học sinh sản phẩm tạo thành.
- Quan sát lại các PTHH, thảo luận nhóm trả lời được: Đầu chất này gắn với đuôi của chất kia, có sự trao đổi các thành phần cho nhau
- Đưa ra được khái niệm:
Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng đê tạo ra những hợp chất mới
- Nêu được điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
 1. Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối: Các chất tham gia phản ứng trao đổi thành phần cho nhau.
 2. Phản ứng trao đổi: Là phản ứng hóa học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng đê tạo ra những hợp chất mới
 3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch: Sản phẩm có chất không tan hoặc chất khí.
* Lưu ý: Phản ứng trung hòa là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
3. Củng cố - Luyện tập:
- Nhắc lại tính chất hóa học của dd muối.
- Làm bài tập 5 SGK.
4. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3.
	- Soạn trước bài: 10 cho biết natri clorua có những ứng dụng nào trong sản xuất?
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
Tiên Hải, ngày.. tháng năm .
DUYỆT CỦA BGH 	 DUYỆT CỦA TCM
	HIỆU TRƯỞNG 	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docHÓA 9.doc