Giáo án Hóa học 9 tuần 33, 34

Bài 53: PROTEIN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS :

- Nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.

- Nắm được protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên. Nắm được 2 tính chất quan trọng của protein đó là p.ư thủy phân và sự đông tụ.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học về protein để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ:

- Ham thích học tập, nghiên cứu môn hoá.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Chuẩn bị: Lòng trắng trứng, cồn 960, nước, tóc, cốc, ống nghiệm.

 - HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tuần 33, 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 33 Ngày soạn: 08/4/2014
 Tiết 65 	
Bài 50+ 51: GLUCOZƠ VÀ SACCAROZƠ (tt)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh biết
	- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc,mùi vị, tính tan)
	- Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim.
	- Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan tọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật,..rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ
	- Viết được PTHH dạng CTPT của phản ứng thủy phân saccarozơ
	- Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơà glucozơàrượu etylicà axit axetic
	- Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và rượu etylic
	- Tính phần trăm khối lượng saccarozơ trong nước mía.
	3. Thái độ: Giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Hình ảnh, bảng phụ
	- Học sinh: Soạn trước bài: saccarozơ cho biết trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng của nó.
III. TIẾN TRÌNH:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 - Giới thiệu CTPT yêu cầu tính PTK của saccarozơ
- Y/c HS đọc thơng tin SGK, cho biết saccarozơ có ở đâu? 
- Lưu bảng
- Chuyển ý
- Cho HS quan sát mẫu saccarozơ, quan sát trạng thái, màu sắc. Yêu cầu HS tiến hành hòa tan, nhận xét về tính tan của saccarozơ. Rút ra tính chất vật lí
- Hoàn chỉnh
- Tính PTK
- Đọc thơng tin SGK nêu được: Có trong nhiều loài thực vật như: Mía, củ cải đường, thốt nốt,..
- Quan sát ống nghiệm : Là chất kết tinh không màu
- Tiến hành hóa tan, rút ra được: dễ tan trong nước.
B. SACCAROZƠ
- CTPT: C12H22O11
 - Phân tử khối: 342
I. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN:
Có trong nhiều loài thực vật như: Mía, củ cải đường, thốt nốt,..
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước nóng
- Yêu cầu HS đọc thơng tin SGK.
- Tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng ống nghiệm1 và 2 so sánh giải thích
- Nhấn mạnh hóa chất khác nhau giữa 2 ống nghiệm là axit.
- Yêu cầu HS viết PTHH
- Yêu cầu HS viết lại PTHH phản ứng thủy phân chất béo, cho HS phân biệt
- Hoàn chỉnh kiến thức
- Đọc thơng tin cách tiến hành thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm: nhận biết được: trong môi trường axit saccaro zơ bị thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ
- Chú ý nghe
- Viết PTHH:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
- Viết lại PTHH thủy phân chất béo
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: Phản ứng thủy phân saccarozơ tạo ra glucozơ và fructozơ
PTHH:
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Glucozơ fructozơ
Frutozơ có cấu tạo khác glucozơ nên ngọt hơn
- Yêu cầu HS quan sát tranh nêu ứng dụng của saccarozơ?
- Hoàn chỉnh
- Quan sát tranh nêu được: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật , còn dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, pha chế thuốc,..
IV. ỨNG DỤNG:
Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật , còn dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, pha chế thuốc,..
 4. Củng cố:
 - Nhắc nội dung chính của bài.
	 - Làm bài tập 2, 4, 6 tr 155
	 5. Dặn dị:
 - Học bài, làm bài tập 6 tr155
	 - Soạn trước bài: tinh bột và xenlulozơ
 IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
Tuần 33 Ngày soạn: 09/ 04 /2014
 Tiết 66 	Ngày dạy: 16/ 04/2014
Bài 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
- Nắm được tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của tinh bột, xenlulozơ.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, rút ra nhận xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ
- Viết được ptpư thủy phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
- Phân biệt tinh bột và xenlulozơ.
- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ.
3. Thái độ:
- Ham thích học tập, nghiên cứu môn hoá.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Chuẩn bị: Tinh bột, dd iot, ống nghiệm, ống nhỏ giọt. 
 - HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của saccarozơ? Viết pthh minh họa?
- Làm bài tập 4 trang 155 SGK.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS quan sát 
hình trang 156 SGK.
- Hỏi: Tinh bột và xenlulozơ có ở đâu?
- Đọc thông tin.
- Quan sát hình.
- Trả lời:Tinh bột: có trong nhiều loại hạt như: lúa, ngô, sắn,
 Xenlulozơ: là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa, 
- Nhận xét, bổ sung.
I. Trạng thái tự nhiên:
 - Tinh bột: có trong nhiều loại hạt như: lúa, ngô, sắn,
- Xenlulozơ: là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa, 
- Gọi HS đọc TN.
- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Hỏi: Nêu tính chất 
vật lý của tinh bột và xenlulozơ?
- Đọc TN.
- Các nhóm làm TN.
- Đại nhóm trình bày.
- Nêu tính chất vật lý:
Tinh bột: là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở t0 thường nhưng tan được trong nước nóng tạo thành dd keo gọi là hồ tinh bột.
Xenlulozơ: là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Tính chất vật lý:
- Tinh bột: là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở t0 thường nhưng tan được trong nước nóng tạo thành dd keo gọi là hồ tinh bột.
- Xenlulozơ: là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Hướng HS viết CTPT của tinh bột và xenlulozơ.
- Đọc thông tin.
- Viết CTPT của tinh bột và xenlulozơ.
- Nhận xét, bổ sung.
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử:
- Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối rất lớn.
- Được tạo thành do nhiều nhóm –C6H10 O5- liên kết với nhau
+ CTPT tinh bột: 
 (-C6H10 O5-)n
 n =1.200-6.000
+ CTPT xenlulozơ:
 (-C6H10 O5-)n 
 n = 10.000-14.000
- Đọc thông tin SGK.
- Hướng dẫn HS viết ptpư.
- Giải thích: Ở nhiệt độ thường, TB và xenlu-
-lozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ xúc tác của enzim thích hợp
- Cho HS làm TN: Nhỏ vài giọt dd iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột. 
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng.
- Hỏi: Dựa vào hiện tượng này, iot dùng để làm gì?
- Đọc thông tin.
- Viết ptpư:
 axit,t0
(-C6H10O5-)n+nH2O g
 nC6H12O6 
- Chú ýnghe.
- Tiến hành làm TN.
- Nêu hiện tượng: Xuất hiện màu xanh.
- Trả lời: Iot dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.
III.Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thuỷ phân:
 axit,t0
(-C6H10O5-)n+nH2O
 nC6H12O6 
 2. Tác dụng của tinh bột với iot: 
Iot dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 157 SGK.
- Hỏi: Tinh bột và xenlulozơ có những ứng dụng gì?
- Quan sát.
- Trả lời: Làm thức ăn cho người. Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. Nguyên liệu pha chế thuốc.
- Nhận xét, bổ sung.
IV. Tinh bột và xenlulozơ có ứng dụng gì? 
- Tinh bột là lương thực quan trọng của con người, còn là nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ và rượu etylic.
- Xenlulozơ ứng dụng để sản xuất: giấy, vải sợi, đồ gỗ, vật liệu xây dựng.
4. Củng cố:
Nhắc lại các kiến thức chính của bài về: Trạng thái tự nhiên; tính chất vật lý; tính chất hóa học; đặc điểm cấu tạo phân tử và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
5. Dặn dò: 
- Học bài.
- Làm bài tập 2, 3, 4, trang 158 SGK.
- Xem trước bài: Protein.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
	DUYỆT CỦA TCM
Tuần 34 Ngày soạn: 10/ 04 /2014
 Tiết 67	Ngày dạy: 17/ 04/2014
Bài 53: PROTEIN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
- Nắm được protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên. Nắm được 2 tính chất quan trọng của protein đó là p.ư thủy phân và sự đông tụ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học về protein để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.
3. Thái độ:
- Ham thích học tập, nghiên cứu môn hoá.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Chuẩn bị: Lòng trắng trứng, cồn 960, nước, tóc, cốc, ống nghiệm. 
 - HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra:
- Nêu tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ?
- Viết pthh thủy phân?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Yêu cầu HS quan sát 
hình trang 159 SGK.
- Hỏi: Protein có ở đâu?
- Đọc thông tin.
- Quan sát hình.
- Trả lời: Có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: trứng, thịt, sữa, máu, tóc, sừng, móng, thân, rễ, lá, quả, hạt. 
- Nhận xét, bổ sung.
I. Trạng thái tự nhiên:
 - Có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: trứng, thịt, sữa, máu, tóc, sừng, móng, thân, rễ, lá, quả, hạt.
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Hỏi: Thành phần chủ yếu của protein gồm những ng.tố nào?
- Cho HS đọc thông tin.
- Hỏi: Cấu tạo phân tử protein như thế nào?
- Đọc thông tin
- Trả lời: Gồm: C, H, O, N và 1 lượng nhỏ S, P, kim loại.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc thông tin.
- Trả lời: Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành 1 “mắc xích” trong phân tử protein.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Thành phần và cấu tạo phân tử:
1. Thành phần ng.tố:
Gồm: C, H, O, N và 1 lượng nhỏ S, P, kim loại.
2. Cấu tạo phân tử:
- Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành 1 “mắc xích” trong phân tử protein.
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Hướng HS viết sơ đồ p.ư thủy phân của protein.
- Giảng: Sự thủy phân protein cũng xảy ra nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường.
- Cho HS làm TN: Đốt 1 ít tóc.
- Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng.
- Cho HS làm TN: Cho 1 ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm. Oáng 1: thêm 1 ít nước, lắc nhẹ rồi đun nóng. Oáng 2: thêm 1 ít rượu và lắc đều.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng
- Đọc thông tin.
- Viết sơ đồ p.ư thủy phân của protein.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nghe.
- Tiến hành làm TN.
- Nhận xét hiện tượng:
Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét. 
- Tiến hành làm TN.
- Nêu hiện tượng: Có sự đông tụ ở 2 ống nghiệm.
III. Tính chất của protein:
1. Phản ứng thủy phân:
 axit hoặc bazơ,t0
Protein + Nước
 Hỗn hợp amino axit
2. Sự phân hủy bởi nhiệt:
Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét. 
3. Sự đông tụ:
Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa, hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Hỏi: Protein có những ứng dụng gì?
- Đọc thông tin.
- Trả lời: Làm thức ăn.
Trong công nghiệp dệt (len, tằm), da, miõ nghệ (sừng, ngà) 
- Nhận xét, bổ sung.
IV. Ứng dụng: 
- Làm thức ăn.
- Trong công nghiệp dệt (len, tằm), da, miõ nghệ (sừng, ngà) 
4. Củng cố:
+ Củng cố: Nhắc lại các kiến thức chính của bài về: Trạng thái tự nhiên; thành phần cấu tạo phân tử; tính chất và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
 + Kiểm tra đánh giá:
 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào các dấu chấm sau:
 a. Các protein đều chứa các nguyên tố.. 
 b. Protein có ở  của người, động vật, thực vật như 
 c. Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, protein .tạo ra các amino axit.
 d. Một số protein bị .. khi đun nóng hoặc cho thêm 1 số hóa chất.
5. Dặn dò: 
- Học bài.
- Làm bài tập 2, 3, 4, trang 160 SGK.
- Xem trước bài: Polime.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
Tuần 34 Ngày soạn: 11/ 04 /2014
 Tiết 68	Ngày dạy: 28/ 04/2014
Bài 54: POLIME
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime. 
2. Kỹ năng:
- Từ CTCT của 1 số polime viết được công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome và ngược lại. 
3. Thái độ:
- Ham thích học tập, nghiên cứu môn hoá.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Chuẩn bị: bảng phụ. 
 HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra:
- Trình bày tính chất của protein?
- Làm bài tập số 4 trang 160. 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Hỏi: Polime là gì?
- Hỏi tiếp: Polime được chia làm mấy loại? Kể tên, cho ví dụ?
- Đọc thông tin.
- Trả lời: Là những 
chất có phân tử khối 
rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời: Chia làm 2 loại: 
Polime thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ,
 Polime tổng hợp: do con người tổng hợp từ các chất đơn giản. Ví dụ: polietylen, poli(vinyl clorua),
- Nhận xét, bổ sung.
I. Khái niệm về polime: 
1. Polime là gì?
- Là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
- Polime được chia làm 2 loại:
+ Polime thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ,
+ Polime tổng hợp: do con người tổng hợp từ các chất đơn giản. Ví dụ: polietylen, poli(vinyl clorua),
- Cho HS đọc thông tin SGK.
- Hướng dẫn học sinh viết công thức chung và mắc xích của: polietilen, tinh bột, xenlulozơ, poli(vinyl clorua).
- Giới thiệu 1 số mạch mắc xích của polime.
- Cho HS đọc thông tin.
- Hỏi: Nêu tính chất của polime?
- Đọc thông tin
- Viết CT chung và mắc xích của: polietilen, tinh bột, xenlulozơ, poli(vinyl clorua).
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý nge.
- Đọc thông tin.
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
2. Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?
a. Cấu tạo:
Một số mắt xích của polime: (nội dung bảng phía dưới)
b. Tính chất:
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi; hầu hết không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường, 1 số tan được trong axeton (xenluloit-nhựa bóng bàn), xăng (cau su thô) .
II. Ứng dụng:
Đọc thêm
Một số mắc xích của polime
Polime
Công thức chung
Mắt xích
Polietilen
(-CH2-CH2-)n
-CH2-CH2-
Tinh bột, xenlulozơ
(-C6H10O5-)n
-C6H10O5-
 Poli(vinyl clorua)
-CH2-CH-
 |
 Cl n
-CH2-CH-
 |
 Cl
4. Củng cố:
+ Củng cố: Nhắc lại các kiến thức chính của bài về: Khái niệm polime; cấu tạo và tính chất của polime. 
+ Kiểm tra đánh giá:
 Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Polime là những chất có phân tử khối lớn.
b. Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.
c. Polime là những chất có phân tử khối lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.
d. Polime là những chất có phân tử khối lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên. 
5. Dặn dò: 
- Học bài.
- Làm bài tập 1, 3 trang 165 SGK.
- Chuẩn bị trước bài tường trình cho bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	
DUYỆT CỦA BGH 	DUYỆT CỦA TCM

File đính kèm:

  • dochHOA1 9.doc
Giáo án liên quan