Giáo án Hóa học 9 tiết 55 bài 45: Axit axetic

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Axit axetic chất lỏng không màu, có vị chua.

- Tan vô hạn trong nước.

Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử (5’)

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

- Công thức cấu tạo

 hay CH3COOH

- Đặc điểm: Trong phân tử axit axetic có nhóm –COOH. Chính nhóm này làm cho phân tử có tính axit .

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 55 bài 45: Axit axetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 29 Ngày soạn:	 12/03/2015
BÀI 45: AXIT AXETIC
Công thức phân tử : C2H4O2 - Phân tử khối: 60
Tiết : 55 Ngày dạy :	 16/03/2015	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic.
- Tính chất vật lí : Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic tạo thành este.
- Ứng dụng : làm nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn.
- Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etylic.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit axetic
- Phân biệt axit axetic với ancol etylic và chất lỏng khác.
- Tính nồng độ axit hoặc khối lượng dung dịch axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học. 
4. Trọng tâm: 
- Công thức cấu tạo của axit axetic và đặc điểm cấu tạo
- Hóa tính và cách điều chế axit axetic từ ancol etylic.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực thực hành.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh 
a. Giáo viên: Mô hình phân tử axitaxetic dạng rỗng.
b. Học sinh: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – trực quan – đàm thoại. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS1: Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của rượu etylic? Viết PTHH minh họa. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng giấm ăn để chế biến món ăn. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 – 5%. Vậy axit axetic là gì?Có công thức cấu tạo như thế nào? Tính chất và ứng dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b.Các hoạt động chính: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tính chất vật lí (5’)
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng dung dịch CH3COOH .
- GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của axit axetic ? 
- GV: Làm thí nghiệm: Cho vài giọt CH3COOH vào cốc nước. Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng và kết luận?
- HS: Quan sát lọ đựng axit axetic.
- HS: Axit axetic chất lỏng không màu, có vị chua. 
-HS: Hỗn hợp đồng nhất, dung dịch axit axetic tan vô hạn trong nước.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Axit axetic chất lỏng không màu, có vị chua.
- Tan vô hạn trong nước.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử (5’) 
- GV: Cho các nhóm lắp ráp mô hình phân tử axit axetic dạng rỗng. 
- GV: Yêu cầu HS viết công thức cấu tạo của axit axetic.
- GV: Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo của axit axetic ?
- GV: Giới thiệu chính nhóm -COOH này đã làm cho axit axetic có tính chất axit.
- HS: Thực hiện lắp ráp mô hình.
- HS: Viết CT cấu tạo 
- HS: Trong phân tử axit axetic có nhóm –COOH.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
- Công thức cấu tạo 
 hay CH3COOH
- Đặc điểm: Trong phân tử axit axetic có nhóm –COOH. Chính nhóm này làm cho phân tử có tính axit .
Hoạt động 3: Tính chất hoá học của axit axetic (10’)
- GV: Gọi HS nhắc lại tính chất chung của axit?
- GV đặt vấn đề: Vậy axit axetic có tính chất của axit không?
- GV: Hướng dẫn và cho các nhóm làm thí nghiệm để chứng minh tính axit của axit axetic.
- GV: Gọi HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
 (Phụ đạo HS yếu kém)
-GV: Gọi HS nhận xét về tính axit của axit axetic .
- GV : Làm thí nghiệm CH3COOH tác dụng với C2H5OH
- GV: Hướng dẫn và gọi HS viết phương trình phản ứng xảy ra.
(Phụ đạo HS yếu kém)
- GV thông báo: Phản ứng giữa axit axetic và rượu etylic là phản ứng este hoá và etyl axetat là một este.
- HS: Nhắc lại.
- HS: Suy luận và dự đoán TCHH của axit axetic.
- HS: Các nhóm làm các thí nghiệm theo hướng dẫn.
- HS: Đại diện các nhóm trả lời và viết PTHH.
- HS: Axit axetic là 1 axit hữu cơ có tính chất của axit yếu.
- HS: Quan sát thí nghiệm.
- HS: Viết PTHH theo hướng dẫn.
- HS: Lắng nghe.
III . TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
1. Làm đổi màu giấy quỳ tím
Axit axetic làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
2. Tác dụng với Na2CO3
a. Thí nghiệm 
b. Phương trình phản ứng
2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2 + H2O 
3. Tác dụng với NaOH
a. Thí nghiệm 
b. Phương trình phản ứng
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
4. Tác dụng với kim loại: 
a. Thí nghiệm:
b. Phương trình hóa học:
2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2
Kết luận: CH3COOH có tính axit, là một axit yếu. 
4. Tác dụng với C2H5OH
a. Thí nghiệm 
b. Phương trình phản ứng
CH3COOH + C2H5OH 
CH3COOC2H5 + H2O
( etylaxetat)
-Phản ứng giữa axit axetic và rượu etylic là phản ứng este hoá và etyl axetat là este.
Hoạt động 4: Ứng dụng (5’)
-GV: Treo sơ đồ các ứng dụng của axit axetic. Sau đó gọi HS nêu ứng dụng.
- HS: Quan sát sơ đồ và trả lời.
IV . ỨNG DỤNG (SGK)
Hoạt động 4: Điều chế (7’)
- GV: Thuyết trình cách điều chế axit axetic trong công nghiệp từ butan 
- GV: Em hãy cho biết cách sản xuất giấm ăn trong thực tế và viết PTHH
- HS: Nghe giảng 
- HS: Trả lời và viết PTHH:
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
V. ĐIỀU CHẾ 
1. Từ butan 
2C4H10 + 5O2 
4CH3COOH + 2H2O
2. Từ rượu etilic
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
4. Củng cố (5’): 
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của CH3COOH và viết PTHH minh họa.
- Hướng dẫn HS làm BT 7/SGK 143. 
5. Nhận xét - Dặn dò về nhà (2’):
- Nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Dặn các em làm bài tập về nhà:1,2,3,4, 5,6,7,8/ 143 
- Chuẩn bị trước bài “ Mối liên hệ giữa etilen, rượu etilic, axit axetic” .
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doctiet_55_hoa_9_20150726_102509.doc
Giáo án liên quan