Giáo án Hóa học 9 tiết 42: Thực hành tính chất hoá học của phi kim & hợp chất của chúng

HOẠT ĐỘNG 1: Tiến hành thí nghiệm (Thời gian: 30)

(1) Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.

+ Nhiệt phân muối NaHCO3.

 + Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

+ Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết các PTHH.

+ Viết tường trình thí nghiệm.

 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Thực hnh

- Phương tiện:

+ Hoá chất: dd HCl, NaHCO3, Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, nước cất.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, đèn cồn, ống nhỏ giọt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 42: Thực hành tính chất hoá học của phi kim & hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 – Tiết 42 
Tuần 22 THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA
 PHI KIM & HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: 
Mục đích các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm.
- Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
 * HS hiểu: 
 - Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.
1.2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết các PTHH. 
- Viết tường trình thí nghiệm. 
1.3. Thái độ:
- GD HS tính nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, trong thực hành thí nghiệm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Phản ứng của CuO và C.
- Phản ứng phân hủy muối cacbonat bởi nhiệt.
- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Hoá chất: dd HCl, NaHCO3, Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, nước cất.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, đèn cồn, ống nhỏ giọt.
3.2. Học sinh: Kiến thức
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: Không
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tiến hành thí nghiệm (Thời gian: 30’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.
+ Nhiệt phân muối NaHCO3.
 + Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
+ Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết các PTHH. 
+ Viết tường trình thí nghiệm. 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Thực hành
- Phương tiện: 
+ Hoá chất: dd HCl, NaHCO3, Ca(OH)2, NaCl, Na2CO3, CaCO3, nước cất.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, đèn cồn, ống nhỏ giọt.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tiến hành thí nghiệm.
GV: Thông báo thí nghiệm 1 không tiến hành (Giảm tải).
GV: Gọi HS đọc thí nghiệm 2a SGK.
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm, lắp các dụng cụ như 3.16/89 SGK.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
GV: Cho đại diện nhóm HS nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra, viết PTHH.
HS: NaHCO3 bị phân huỷ tạo thành Na2CO3, CO2, H2O, có khí thoát ra.
2NaHCO3 
GV: Lưu ý HS đậy nút ống nghiệm thật kín để CO2 được tạo thành đi qua ống dẫn sục vào dung dịch Ca(OH)2. Đây là dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra, nếu ống nghiệm không kín, thí nghiệm không đảm bảo tính chính xác.
GV: Hướng dẫn HS nhận xét để phân loại chất và xác định cách tiến hành thí nghiệm qua sơ đồ sau:
 NaCl, Na2CO3, CaCO3
 + HCl 
Không pứ Có bọt khí CO2
NaCl Na2CO3, CaCO3
 Hoà tan vào H2O
 Không tan Tan trong nước
 CaCO3 Na2CO3
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn:
- Đánh số 1, 2, 3, vào 3 lọ hoá chất.
- Lấy 1 thìa nhỏ mỗi hoá chất cho vào 3 ống nghiệm đánh số 1, 2, 3 tương ứng với 3 lọ.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào mỗi ống 1-2 ml dung dịch HCl.
+ Ống nghiệm trong suốt không có bọt khí là NaCl.
+ 2 ống nghiệm còn lại có bọt khí thoát ra.
- Tiếp tục lấy ở 2 lọ còn lại 1 ít hoá chất, cho vào ống nghiệm chứa 1-2 ml nước cất, lắc đều. + Chất tan được là Na2CO3.
+ Chất không tan trong nước là CaCO3. 
HS: Theo dõi GV làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, nhận biết theo từng giai đoạn và viết PTHH. 
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:Cacbon oxit khử CuO ở nhiệt độ cao.
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.
a. Tiến hành thí nghiệm:
b. Quan sát hiện tượng:
NaHCO3 bị phân huỷ sinh ra khí làm sủi bọt và làm Ca(OH)2 bị vẩn đục.
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2­ + H2O
c. Kết luận: Muối NaHCO3 bị phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo Na2CO3, CO2, H2O.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2­ + H2O
CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2­ + H2O
HOẠT ĐỘNG 2: Viết tường trình (Thời gian: 5’)
(1) Mục tiêu:
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Viết tường trình.
GV: Yêu cầu HS dựa trên cơ sở các thí nghiệm đã làm để viết lại tường trình theo mẫu đã có 
II. Viết tường trình.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: Thu dọn vệ sinh.
5.2. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học tiết này:
- Hoàn thành tường trình theo mẫu.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Chuẩn bị 1 số lương thực, thực phẩm và đồ dùng chứa hợp chất hữu cơ, H4.1/ 106/ SGK 
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

File đính kèm:

  • docBai_33_Thuc_hanh_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_phi_kim_va_hop_chat_cua_chung_20150725_113441.doc
Giáo án liên quan