Giáo án Hóa học 9 tiết 32: Clo (tt)

HOẠT ĐỘNG 2: Điều chế khí Clo (Thời gian: 25)

(1) Mục tiêu:

- Kiến thức:

* HS hiểu: Phương pháp điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Kĩ năng: Dự đoán, kiểm tra, kết luận tính chất điều chế khí Clo qua thí nghiệm. Tính thể tích khí Clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở ĐKTC. Nhận biết khí Clo bằng quỳ tím ẩm.

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình

- Phương tiện: Hình 3.5 SGK

(3) Các bước của hoạt động:

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 32: Clo (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CLO (tt)
Bài 26 – Tiết 32 
Tuần 18 
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: 
- Ứng dụng của clo.
* HS hiểu:
- Phương pháp điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Dự đoán, kiểm tra, kết luận tính chất điều chế khí Clo qua thí nghiệm. Tính thể tích khí Clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở ĐKTC 
- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết khí Clo bằng quỳ tím ẩm.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận khi làm thí nghiệm, sử dụng hóa chất, dụng cụ.
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Phương pháp điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Hình 3.4, 3.5 SGK
3.2. Học sinh: Kiến thức.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Bài tập 3 / 81 SGK (8đ)
2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (Fe: III) 
S + Fe FeS (Fe: II) 
3Fe+ 2O2 Fe3O4 (Fe: II, III) 
Câu 2: Viết PTHH điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm tương tự như PTHH sản xuất NaOH bằng cách diện phân muối NaCl (2đ)
 2NaCl (ddbh) + 2H2O Cl2+H2+ 2NaOH
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Ứng dụng của Clo. (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Ứng dụng của Clo.
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình
- Phương tiện: Hình 3.4 SGK
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Ứng dụng của Clo
GV: Treo tranh 3.4 và yêu cầu HS quan sát tranh từ đó nêu lên ứng dụng của Clo.
HS quan sát nêu lên ứng dụng: Khử trùng, tẩy trắng vải, điều chế nước Javen, điều chế nhựa PVCP
HS: Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có)
II. Ứng dụng của Clo: 
Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. 
HOẠT ĐỘNG 2: Điều chế khí Clo (Thời gian: 25’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
* HS hiểu: Phương pháp điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Kĩ năng: Dự đoán, kiểm tra, kết luận tính chất điều chế khí Clo qua thí nghiệm. Tính thể tích khí Clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học ở ĐKTC. Nhận biết khí Clo bằng quỳ tím ẩm. 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình
- Phương tiện: Hình 3.5 SGK
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Điều chế khí Clo.
GV Giới thiệu các nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.
GV: Thuyết trình thí nghiệm như hình 3.5/ SGK
HS: Quan sát, nêu hiện tượng: Có khí màu vàng lục, mùi hắc xuất hiện.
GV:Hướng dẫn HS viết PTHH
HS khá viết PTHH.
GV: Gọi HS nhận xét về cách thu khí Clo
HS: Thu khí Clo bằng cách đẩy không khí vì khí Clo nặng hơn không khí.
GV: Có thể thu khí Clo bằng cách đẩy nước không? Vì sao? 
HS: Không thu khí Clo bằng cách đẩy nước vì Clo tan một phần trong nước, đồng thới có phản ứng với nước
GV: Giải thích vai trò của bình đựng H2SO4 đặc. 
Vì bình đựng H2SO4 đặc để làm khô khí Clo.
GV: Sử dụng tranh vẽ 3.6/ SGK. Sơ đồ bình điện phân dung dịch NaCl để điều chế khí Clo.
GV: Diễn giảng.
GV: Khí Clo được điều chế bằng phương pháp gì? 
HS: Điều chế khí Clo bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl
GV: Khí Cl2 và khí H2 thu được ở cực nào?
HS: Khí Cl2 thu ở cực dương 
 Khí H2 thu được ở cực âm 
GV: Hướng dẫn HS nêu hiện tượng thí nghiệm.
HS: Hiện tượng: Ở hai cực có nhiều bọt khí sinh ra, dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng..
GV: Hướng dẫn HS dự đoán sản phẩm dựa vào mùi của khí thoát ra và màu hồng của dd tạo thành
HS: Dự đoán sản phẩm là: NaOH, H2, Cl2
GV: Yêu cầu HS nhóm thảo luận và viết PTHH..
HS: Đại diện nhóm viết PTHH
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Nhận xét, sửa sai
GV: Giới thiệu: thực tế sản xuất Cl2 ở Việt Nam: Nhà máy hoá chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng và nhiều nhà máy khác
IV. Điều chế khí Clo
1. Điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm:
- Thí nghiệm SGK / 80
- PTHH: 
4HCl(đặc) + MnO2MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. Điều chế khí Clo trong công nghiệp:
Khí Clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn xốp
PTHH: 
2NaCl (ddbh) + 2H2O Cl2+H2+ 2NaOH
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
 Viết PTHH điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
a. Phòng thí nghiệm :
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2­ + H2O
b. Trong công nghiệp:
2NaCl(ddbh) + 2H2O Cl2 + H2 + 2NaOH
 HCl
 Cl2
 NaCl
1. H2 + Cl2 ® 2HCl 
2. 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2­ + 2H2O
3. 2Na+ Cl2 2NaCl 
4. 2NaCl + 2H2O Cl2­ + H2­ + 2NaOH
5. HCl + NaOH ® NaCl + H2O
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
- Học bài. 
- Làm bài tập: 7, 8, 9, 10, 11/ 81 SGK. 
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem phần còn lại bài “Cacbon”
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

File đính kèm:

  • docBai_26_Clo_20150725_113619.doc