Giáo án Hoá học 8 - Trường THCS Cát Minh

HÓA TRỊ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

 -Hiểu được hóa trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

 - Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O

 -Quy tắc hóa trị: trong hợp chất 2 nguyên tố: AxB¬y thì: a.x = b.y (a, b là hóa trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B.) Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)

2. Kỹ năng :

- Tính hóa trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.

-Có kỹ năng lập công thức hóa học khi biết hóa trị của 2 nguyên tố hóa học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất

3 .Thái độ :

 HS chăm chỉ học tập , rèn luyện tư duy hóa học

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của GV:

* Phương tiện:

 -Bảng ghi hóa trị một số nguyên tố (bảng 1 trang 42)

 -Bảng ghi hóa trị một số nhóm nguyên tử (bảng 2 trang 43)

* Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động nhóm (HĐ1),hoạt động nhóm theoKT khăn trải bàn (HĐ2).

 

doc91 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Trường THCS Cát Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là A , B , C .. và số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là x , y , z  Vậy CTHH của hợp chất được viết dưới dạng chung như thế nào ? 
– Nhìn vào tranh vẽ để ghi lại CTHH của muối ăn , nước , khí cacbonic 
GV yêu cầu HS làm bài tập 3 trang 34 SGK
HĐ 1 : Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất
HS thảo luận :
– Ở mẫu đơn chất đồng hạt hợp thành là nguyên tử đồng , ở mẫu khí hiđro và oxi hạt hợp thành là phân tử , gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau 
– Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học 
HS viết lên bảng con : Cu , Fe , K 
A : KHHH của nguyên tố 
n : chỉ số nguyên tử của nguyên tố 
– Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên 
– Trong CTHH của hợp chất gồm 2 , 3 KHHH trở lên 
– Nước gồm 2 nguyên tử H và 1O , muối ăn gồm 1Na và 1Cl 
– CTHH dạng chung : AxByCz 
 Nước là H2O
 Muối ăn là NaCl
 Cacbonic là O2
1 Công thức hóa học của đơn chất :
Đơn chất Ax
A : kí hiệu nguyên tố
n : Chỉ số
Ví dụ : 
– CTHH của đơn chất đồng, kẽm là Cu , Zn
- CTHH của khí oxi là 02
- CTHH của khí Clo là Cl2
2. Công thức hóa học của hợp chất :
Hợp chất AxBy
hay AxByCz
A, B, C là ký hiệu của nguyên tố, 
x, y, z là chỉ số
Ví dụ : 
– CTHH của nước là H20
– CTHH của Natri clorua là NaCl 
– CTHH của khí cacbonic là CO2 
9/
5’
HĐ 2 : Ý nghĩa của công thức hóa học :
- GV : Mỗi ký hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của nguyên tố. Vậy mỗi CTHH chỉ một phân tử của chất được không ? vì sao ?
– Các CTHH trên cho ta biết điều gì ? GV gợi ý để HS phát biểu về ý nghĩa của CTHH 
– Nêu ý nghĩa của công thức Cl2 
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
- Từ CTHH của H2SO4 cho ta biết gì ?
- Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
HĐ 2 : Ý nghĩa của công thức hóa học
 HS nhóm thảo luận, phát biểu :
– CTHH chỉ một phân tử chất , vì phân tử là hạt đại diên cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất 
HS nhóm trao đổi phát biểu : CTHH cho biết :
- Tên nguyên tố hóa học tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử
- Phân tử khối
HS trả lời GV ghi lên bảng 
HS nhóm trao đổi và phát biểu GV ghi lên bảng
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà
b) Từ CTHH của axit sunfuric H2SO4 cho biết :
– Axit sunfuric do nguyên tố H , S , O tạo nên 
– Có 2H , 1S , 4O trong 1 phân tử axit sunfuric 
– PTK của H2SO4 là 
2 . 1 + 32 + 4 . 6 = 98đvC
3. Ý nghĩa của công thức hóa học :
1. Mỗi công thức hóa học còn chỉ 1 phân tử của chất.
2. Ý nghĩa : CTHH cho biết :
- Tên nguyên tố hóa học tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử
- Phân tử khối
Ví dụ :
a)Từ CTHH của khí clo Cl2 cho biết :
– Khí clo do nguyên tố clo tạo nên 
– Có 2 ngtử clo trong 1 phân tử khí clo 
– PTK Cl2 là :
35,5 . 2 = 71 
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
* Ra bài tập về nhà: làm các bài tập 1, 2, 3 , 4 trang 33, 34 SGK vào vở.
* Chuẩn bị bài mới: chuẩn bị bài “Hóa trị “
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 Ngày soạn : 24/10/2013
Tiết:21 Bài:15
 Tiết : 27 
 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức
Hiểu được: Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
 2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học. 
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. 
3. Thái độ :
Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV:
* Phương tiện: Cho mỗi nhóm
 s Hóa chất : Dd bari clorua , Dd natri sunfat
 s Dụng cụ : Cân bàn, ba cốc thủy tinh nhỏ
 s Bảng phụ có đề các bài tập vận dụng
 *Phương án tổ chức lớp học: hoạt động cá nhân, nhóm.
 * Phương pháp: bàn tay nặn bột, thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu.
2.Chuẩn bị của HS: 
- Kiến thức về PƯHH
- Kỹ năng tính PTK của hợp chất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’).
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS Khá
Phản ứng hóa học là gì ? Cho ví dụ ? Trình bày diễn biến của phản ứng hóa học.
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác 
VD: Đường than + nước.
- Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác còn số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng giữ nguyên.
4đ
2đ
4đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài: (1’) GV nêu tình huống xuất phát: Theo em trong các phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất trước phản ứng và sau phản ứng có thay đổi không? Tại sao?
 Để trả lời cho câu hỏi này, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng.
b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
3’
HĐ 1 Tình huống xuất phát, dự đoán cuả học sinh
GV nêu câu hỏi :
Theo em trong các phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất trước phản ứng và sau phản ứng có thay đổi không? Tại sao?
HĐ 1:Tình huống xuất phát, dự đoán của học sinh.
HS lắng nghe tình huống mà giáo viên đưa ra.
4’
HĐ 2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong vòng 3 phút, đưa ra quan điểm của nhóm mình về vấn đề nêu trên (dự đoán)
GV: yêu cầu HS trình bày quan điểm của nhóm về vấn đề trên
GV ghi ý kiến ban đầu của HS lên góc bảng.
HĐ 3: Đề xuất các câu hỏi:
 Từ những ý kiến ban đầu của HS do các nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến trên, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tổng khối lượng của các chất trước và sau phản ứng .
GV: tập hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về chất tham gia, chất sản phẩm, tổng khối lượng các chất)
HĐ 2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh
HS thảo luận nhóm, ghi dự đoán vào vở thí nghiệm
HS: có thể nêu ra các ý kiến khác nhau về tổng khối lượng của các chất trước và sau phản ứng có thay đổi hoặc không thay đổi
HĐ 3: Đề xuất các câu hỏi:
HS chú ý lắng nghe, đặt câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tổng khối lượng của các chất trước và sau phản ứng:
- Các chất tham gia phản ứng, chất sản phẩm là chất nào?
- Khi xảy ra phản ứng hóa học có sự biến đổi các chất. Vậy khối lượng các chất có thay đổi không? Tại sao?v.v
-Tại sao tổng khối lượng các chất trong phản ứng hóa học được bảo toàn?
- Khi phản ứng hóa học xảy ra có những yếu tố nào thay đổi, yếu tố nào không thay đổi? v.v
- Khối lượng của các nguyên tử có thay đổi không ?
8’
HĐ 4 Đề xuất thí nghiệm
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các kiến thức về tổng khối lượngcác chất trước và sau phản ứng
GV phát cho các nhóm HS: Cốc thủy tinh, cân đĩa, quả cân, dung dịch BaCl2, dung dịch Na2SO4, Zn, axit HCl.
(GV không hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm)
- GV yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm và đi đến nhận xét: Tổng khối lượng các chất trong phản ứng hóa học có được bảo toàn không? Cách tính tổng khối lượng các chất sản phẩm, khối lượng của các chất trong phản ứng hóa học.
- GV lưu ý HS quan sát trạng thái của chất, vị trí thăng bằng của cân. 
- Trước khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, GV yêu cầu HS viết dự đoán vào vở thí nghiệm theo các mục: Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát được, kết luận rút ra.
HĐ 4 Đề xuất thí nghiệm
HS đề xuất thí nghiệm
HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đạt được mục đích nghiên cứu có nghĩa là tìm được câu trả lời cho câu hỏi 
HS tiến hành thí nghiệm và nêu ra nhận xét.
 HS tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu theo nhóm để tìm câu trả lời và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở thí nghiệm.
11’
5’
HĐ 5: Kết luận, kiến thức mới.
- GV tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả sau khi đã tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu
-GV hướng dẫn cho HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình, sau đó đưa ra kết luận về tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hóa học.
- Đó là nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, GV ghi bảng.
GV yêu cầu học sinh dùng bản chất của phản ứng hóa học để giải thích định luật.
- Giả sử có phản ứng giữa chất A và B tạo ra chất C và D. mA, mB, mC, mD là khối lượng của mỗi chất A, B, C, D thì công thức về khối lượng được viết như thế nào?
- Công thức về khối lượng của phản ứng trong thí nghiệm trên viết như thế nào?
HĐ 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hệ thống bài học bằng BĐTD
Bài tập: 
Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam phot pho trong không khí, ta thu được 7,1 gam hợp chấtđiphotpho pentaoxit
(P2O5). 
	a. Viết phương trình chữ của phản ứng.
	b. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng.
HĐ 5: Kết luận, kiến thức mới.
- các nhóm HS báo cáo kết quả
- HS: Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các trất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. 
- HS giải thích định luật: Vì trong PƯHH, chỉ có sự liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, cón số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Giả sử có phản ứng
A + B ® C + D
Thì :
mA + mB = mC + mD
HĐ 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
Thảo luận, lập BĐTD
Một HS lên bảng viết :
a. Phương trình chữ của phản ứng:
Photpho + oxi to	Điphotpho pentaoxit
b.Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m photpho + m oxi = 
 m điphotpho pentaoxit
3,1 + m oxi = 7,1
=> m oxi = 7,1 – 3,1 = 4 (g)
1. Định luật bảo toàn khối lượng:
Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. 
2. Áp dụng:
Giả sử có phản ứng
A + B ® C + D
Thì :
mA + mB = mC + mD
Trong phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (n -1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
* Ra bài tập vè nhà:Làm BT : 1, 2, 3 SGK 54.
* Chuẩn bị bài mới:Xem trước bài 16, ôn lại phản ứng hóa học, cách viết phương trình chữ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
Ngày soạn : 22/9/2014 
Tiết :13 Bài :10
HÓA TRỊ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
 -Hiểu được hóa trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
 - Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O 
 -Quy tắc hóa trị: trong hợp chất 2 nguyên tố: AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hóa trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B.) Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử)
2. Kỹ năng :
- Tính hóa trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.
-Có kỹ năng lập công thức hóa học khi biết hóa trị của 2 nguyên tố hóa học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất
3 .Thái độ :
 HS chăm chỉ học tập , rèn luyện tư duy hóa học 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: 
* Phương tiện:
 -Bảng ghi hóa trị một số nguyên tố (bảng 1 trang 42)
 -Bảng ghi hóa trị một số nhóm nguyên tử (bảng 2 trang 43)
* Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động nhóm (HĐ1),hoạt động nhóm theoKT khăn trải bàn (HĐ2).
2.Chuẩn bị của HS: 
 - Bảng nhóm 
 - Kiến thức về công thức hóa học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. On định tình hình lớp( 1’):
- Điểm danh học sinh.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) 
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS trung bình
- Viết CTHH của các hợp chất sau :
 	+ Khí amoniac (1N, 3H)
 +Axit sunfuric (2H,1S, 4 0)
- Ý nghĩa của công thức hóa học? cho VD?
- CTHH của :
	+ Khí amoniac: NH3
	+ Axit sunfuric: H2SO4
- 1. Mỗi công thức hóa học còn chỉ 1 phân tử của chất.
2. Ý nghĩa : CTHH cho biết :
- Tên nguyên tố hóa học tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử
- Phân tử khối
Ví dụ :
a)Từ CTHH của khí clo Cl2 cho biết :
– Khí clo do nguyên tố clo tạo nên 
– Có 2 ngtử clo trong 1 phân tử khí clo 
– PTK Cl2 là :35,5 . 2 = 71 
2 đ
2đ
3 đ
3 đ
GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS và ghi điểm
	3.Giảng bài mới:
	a. Giới thiệu bài: (1’)
Như đã biết nguyên tử có khả năng liên kết với nhau và hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị, ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập được CTHH của hợp chất. Nhưng hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào ? Để giải thích những vấn đề nêu trên, chúng ta tìm hiểu về hóa trị.
	b. Tiến trình bài dạy: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
 16/
HĐ1 : Hóa trị của một nguyên tố 
GV : Nguyên tử hidro bé nhất chỉ gồm 1p và 1e, người ta chọn khả năng liên kết của nguyên tử H làm đơn vị và gán cho H có hóa trị 1. Hãy xét một số hợp chất có chứa nguyên tố hidro : HCl, H20, NH3, CH4
- Từ CTHH, hãy cho biết khả năng liên kết của các nguyên tử các nguyên tố Cl , O , N , C với nguyên tử H có giống nhau không ? khác nhau thế nào ? 
GV kết luận : Các nguyên tố này có hóa trị khác nhau . Người ta qui ước gán cho H hóa trị I . Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu , tức là lấy hóa trị của H làm 1 đơn vị hóa trị 
–Theo qui ước đó hóa trị của các nguyên tố Cl, O , N , C lần lượt là bao nhiêu ? 
GV chuyển ý : Nếu hợp chất không có hidro thì hóa trị của nguyên tố xác định thế nào ?
 Xét các hợp chất Na20, Ca0, Al203. Hóa trị của 0xi được xác định bằng 2 đơn vị. Hãy cho biết hóa trị từng nguyên tố còn lại ?
GV treo bảng 1 trang 42 SGK yêu cầu HS kiểm chứng 
 GV chuyển ý : Còn đối với hợp chất 3 nguyên tố thì cách xác định hóa trị 
như thế nào ? 
Xét các công thức : HN03 , H2SO4 , H3PO4 , HOH Ta xem cả nhóm NO3 như nguyên tố thứ 2 , nhóm NO3 liên kết với 1 nguyên tử H ta nói NO3 có hóa trị I 
– Hãy cho biết hóa trị của các nhóm nguyên tố còn lại ? 
GV giới thiệu bảng 2 trang 43 SGK 
– Qua các ví dụ trên em hãy c ho biết hóa trị của một nguyên tố là gì ?
HĐ1 : Hóa trị của một nguyên tố 
Học sinh nhóm trao đổi và phát biểu :
– Khả năng liên kết với H của các nguyên tố này là khác nhau 
HS thảo luận nhóm và phát biểu. 
– Hóa trị của Cl là I vì liên kết với 1 nguyên tử H , hóa trị của O , N , C lần lượt là II , III , IV 
HS thảo luận nhóm ,
ghi hóa trị Na, Ca, Al vào bảng con 
Na là I , Ca là II , Al là III
– Nhóm SO4 có hóa trị II vì liên kết với 2 nguyên tở H , PO4 hóa trị III , OH có hóa trị I
-HS trả lời theo SGK , GV ghi lên bảng 
I. Hóa trị của một nguyên tố
 1) Cách xác định :
­Qui ước :
– H hóa trị I từ đó chỉ ra hóa trị của nguyên tố khác 
Ví dụ :HCl , H2O , NH3 , CH4
à Cl có hóa trị I
 O có hóa tri II
 N có hóa trị III
 C có hóa trị IV
– O hóa trị II, từ đó chỉ ra hóa trị của nguyên tố khác 
Ví dụ :Na2O , CaO , Al2O3 
à Na có hóa trị I
 Ca có hóa trị II
 Al có hóa trị III
1) Kết luận :
 – Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)
– Một nguyên tố có thể có nhiều hóa trị 
15/ 
5/ 
HĐ 2 : Quy tắc hóa trị
GV đưa ra bảng sau:
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
Nhận xét
GV hướng dẫn cách thực hiện :
- Các nhóm hãy thảo luận theo KT khăn trải bàn để tìm ra các giá trị : x . a và y . b => mối liên hệ giữa 2 giá trị đó 
– Em hãy nêu qui tắc về hóa trị ?
GV thông báo : Qui tắc này đúng ngay cả khi A hay B là một nhóm nguyên tử 
Ví dụ : Zn(OH)2
 II . 1 = I . 2 
GV : Từ qui tắc hóa trị ta có thể áp dụng để tính hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử trong hợp chất 
GV đưa ra ví dụ 1 và ví dụ 2 yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời 
HĐ 3 : Củng cố và hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS thực hiện nhanh bằng miệng bài tập 2b trang 37 SGK và bài 4a trang 38 SGK
HĐ 2 : Quy tắc hóa trị
 HS nhóm thực hiện và phát biểu : 
Al2O3 : III . 2 và II . 3
P2O5 : V . 2 và II . 5
H2S : I . 2 và II . 1
 à Nhận xét : 
 x . a = y . b
HS trả lời như SGK 
HS thảo luận nhóm trả lời GV ghi lên bảng 
HĐ 3 : Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập.
II. Quy tắc hóa trị :
1 Quy tắc :
 Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Tổng quát :
=> ax = by 
2. Vận dụng :
a) Tính hóa trị của một nguyên tố
Ví du 1 : Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3. 
 Gọi a là hóa trị của Fe . 
Ta có : 1 . a = 3 . I
a = III
Vậy hóa trị của Fe là III
Ví dụ 2 : Tính hóa trị của nhóm SO3 trong hợp chất H2SO3 
 Gọi b là hóa trị của nhóm SO3 
Ta có : b = I . 2 = II 
=> Hóa trị của SO3 là II
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
* Ra bài tập về nhà: học quy tắc hóa trị, làm bài tập 2, 3, 4 vào vở, học thuộc hóa trị một số nguyên tố phổ biến
* Chuẩn bị bài mới: đọc trước phần 2b/ II trang 36 vận dụng quy tắc hóa trị để lập công thức hóa học của hợp chất.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Ngày soạn : 25/9/2013 
Tiết :14 Bài :10
 Tiết : 27 
 HÓA TRỊ (TT) + KIỂM TRA 15 PHÚT
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : 
 - HS biết lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị của các nguyên tố hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất.
 - Tính được hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.
2. Kỹ năng 
 -Rèn luyện kỹ năng lập công thức hóa học của chất và kỹ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố 
 -Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của công thức hóa học 
3.Thái độ :
 HS chăm chỉ học tập , rèn luyện tư duy hóa học 
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV : 
 * Phương tiện:
 - Bảng ghi hóa trị một số nguyên tố (bảng 1 trang 42)
 -Bảng ghi hóa trị một số nhóm nguyên tử (bảng 2 trang 43)
 * Phương án tổ chức lớp học: hoạt động nhóm, hoạt động nhóm theo KT khăn trải bàn.
 2.Chuẩn bị của HS: 
 - Bảng nhóm 
 - Kiến thức về hóa trị và quy tắc hóa trị.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Điểm danh học sinh.
- Chuẩn bị kiểm tra 15 phút.
2. Kiểm tra 15’: (15’)
*MA TRẬN:
Nội dung kiến thức
Các mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khái niệm hóa trị
Biết được khái niệm hóa trị
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0 đ
20%
1
 2.0đ
20%
Tính hóa trị của một nguyên tố
Hiểu được cách tính hóa trị của một nguyên tố
Biết vận dụng kiến thức để tính hóa trị của một nguyên tố
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3.0 đ
30%
1
 3.0đ
30%
2
 6.0đ
60%
Quy tắc hóa trị
Biết được quy tắc hóa trị
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2.0 đ
20%
1
 2.0 đ
20%
Cộng
2
4.0 đ
40%
1
3.0 đ
30%
1
 3.0 đ
30%
4
 10.0 đ
100%
* ĐỀ KIỂM TRA:
I. Trắc nghiệm khách quan: (5 đ)
Câu 1: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
..(1) của nguyên tố hay (nhóm nguyên tử) là con số thể hiện .(2)của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của (3) được chọn làm đơn vị và hóa trị của O là..(4) đơn vị.
Câu 2: (3 điểm)Chọn phương án đúng hoặc sai phù hợpvới các khẳng định sau:
HNO3 : H hóa trị III, nhóm NO3 hóa trị I.
Ca3(PO4)2 :Ca hóa trị III, nhóm PO4 hóa trị II. 
Na2CO3: Na hóa trị I, nhóm CO3 hóa trị II
II. Tự luận: (5 đ)
Câu 3: (2 điểm) Trình bày quy tắc hóa trị?
Câu 4: (3 điểm) Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong hơp chất sau đây:
a. H2S, CH4
 b. SiO2 
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: (2 điểm) Mỗi từ đúng được 0.5 điểm
hóa trị
khả năng liên kết
H
hai
Câu 2: (3 điểm) Mỗi từ đúng được 1.0 điểm
* Đúng: c
* sai: a, b
II. Tự luận
Câu 3 (2.0 điểm): Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Tổng quát :
=> ax = by 
Câu 4: (3.0 điểm)
a. H(I), S(II), C(IV) 2.0 điểm
b. Si(IV), O (II) 1.0 điểm
3. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài (1’)
	-Tiết học trước, chúng ta đã vận dụng quy tắc hóa trị để xác định hóa trị một nguyên tố. Hiểu được hóa trị, biết được hóa trị nhưng làm thế nào để lập được CTHH cũng như viết đúng CTHH ? cũng như viết đúng CTHH. Bài học hôm nay giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó
 b. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
19’
HĐ 1 : Lập công thức hóa học của hợp chấ

File đính kèm:

  • doch0a1-12 (1).doc
Giáo án liên quan