Giáo án Hóa học 8 - Tiết 33: Tính theo phương trình hóa học (Tiếp theo)

1.Ổn định tổ chức (1’):

 2. Khởi động (3'):

 *Kiểm tra bài cũ:

 HS 1: Bằng cách nào tính được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm?

 HS 2: Nhận xét câu trả lời của HS 1

 *ĐVĐ: Ở tiết trước chúng ta đã biết dựa vào phương trình và khối lượng chất cho trước có thể tìm được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm. Vậy bằng cách nào chúng ta có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?

 3. Các hoạt động:

Hoạt động 1 (20’): Dựa vào phương trình phản ứng

để tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm.

 Mục tiêu: HS biết được:

 - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số mol bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc số phân tử các chất trong phản ứng.

 - Các bước tính theo phương trình hóa học.

 - Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể

 - Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong PƯHH.

 Đồ dùng: bảng phụ, bút dạ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 33: Tính theo phương trình hóa học (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/2013
Ngày giảng: 09/12/2013 (8A; 8B) 	
Tiết 33
 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
 (Tiếp theo)
	I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS biết được:
 	 - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc số phân tử các chất trong phản ứng.
 	- Các bước tính theo phương trình hóa học.
	2.Kỹ năng: 
 	 - Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể
 	- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.
 	 - Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong PƯHH.
	3. Thái độ: HS có hứng thú say mê học tập bộ môn.
	II. ĐỒ DÙNG 
	1. Giáo viên: Bảng phụ ( Nội dung các bước tiến hành để giải bài tập tính theo PTHH và nội dung một số bài tập vận dụng), bút dạ
	2. Học sinh: HS ôn lại phần lập PTHH và đọc trước nội dung bài.
	IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1.Ổn định tổ chức (1’): 
	2. Khởi động (3'): 
	*Kiểm tra bài cũ:
	HS 1: Bằng cách nào tính được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm?
	HS 2: Nhận xét câu trả lời của HS 1
	*ĐVĐ: Ở tiết trước chúng ta đã biết dựa vào phương trình và khối lượng chất cho trước có thể tìm được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm. Vậy bằng cách nào chúng ta có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?
	3. Các hoạt động:
Hoạt động 1 (20’): Dựa vào phương trình phản ứng 
để tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm.
	Mục tiêu: HS biết được:
 	- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số mol bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc số phân tử các chất trong phản ứng.
 	- Các bước tính theo phương trình hóa học.
 	- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể
 	- Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong PƯHH.
	Đồ dùng: bảng phụ, bút dạ.
	Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu 2 VD trong SGK.
Ví dụ 1:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt nội dung bài
- GV hướng dẫn HS cách giải qua các bước:
+ Chuyển đổi khối lượng của O2 thành số mol.
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol chất sản phẩm (Dựa vào tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử các chất trong phản ứng suy ra tỉ lệ số mol)
- Tìm thể tích khí CO2 (đktc) được sinh ra
Ví dụ 2:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 HS tóm tắt nội dung bài
- GV hướng dẫn HS cách giải qua các bước:
+ Viết PTHH
+ Chuyển đổi khối lượng của C thành số mol.
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol O2
- Tìm thể tích O2 cần dùng ở đktc
Từ 2 ví dụ trên hãy hãy cho biết bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?
- GV nhận xét và kết luận.
( GV treo bảng phụ nêu các bước tiến hành để giải bài tập )
* Hoạt động nhóm
- HS đọc đề bài.
- 1 HS tóm tắt nội dung bài
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- 1 HS lên bảng tính số mol O2
- HS đứng tại chỗ trả lời
- 1 HS lên bảng tính thể tích khí CO2 (đktc) 
- HS đọc đề bài.
- 1 HS tóm tắt nội dung bài
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
- 1 HS lên bảng viết PTHH
- 1 HS lên bảng tính số mol C
- HS đứng tại chỗ trả lời
- 1 HS lên bảng tính khôi lượng CaCO3
- 1-2 HS rút ra phương pháp tiến hành giải bài toán.
- HS hoàn thiện kiến thức.
III. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?
Ví dụ 1:
Tóm tắt:
mO2 = 4(g)
VCO2 =?
Giải:
PTHH: 
C + O2 CO2
 1 mol 1 mol 1 mol
- Số mol O2 tham gia phản ứng là:
- Số mol CO2 được sinh ra sau phản ứng:
Theo PTHH ta có:
nCO2 = nO2 = 0,125 (mol)
- Thể tích CO2 (đktc) được sinh ra sau phản ứng:
VCO2= nCO2.22,4 = 0,125.22,4 
 = 2,8(l)
Ví dụ 2:
Tóm tắt:
mC = 24 (g)
VCO2 =?
Giải:
PTHH: 
C + O2 CO2
 1 mol 1 mol 1 mol
- Số mol C tham gia phản ứng là:
- Số mol O2 tham gia phản ứng:
Theo PTHH ta có:
nO2 = nC = 2 (mol)
- Thể tích O2 cần dùng (đktc):
VO2= nO2.22,4 = 2.22,4 = 44,8(l)
* Các bước tiến hành:
- Viết đúng PTHH xảy ra.
- Chuyển đổi khối lượng hoặc thể tích chất khí đã cho trong bài toán thành số mol các chất.
- Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc sản phẩm theo yêu cầu của bài toán.
- Chuyển đổi số mol của chất khí thành thể tích theo yêu cầu của bài.
Hoạt động 2 (15’): Luyện tập
	Mục tiêu: HS
 	- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo PTHH cụ thể
- Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong PƯHH.
 	- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.
	Đồ dùng: bảng phụ, bút dạ.
	Cách tiến hành:
*GV treo bảng có nội dung bài toán:
Bài 1: Tính thể tích khí H2 và O2 thu được ở đktc khi phân huỷ 3,6 g nước bằng dòng điện
- Hãy tóm tắt nội dung bài toán?
- Hãy đưa ra phương pháp giải bài này?
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập => Gọi 1 HS lên bảng chữa, 1 số HS khác mang vở lên chấm.
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 2: Cho 2,7 g Al tác dụng với axit HCl thu được nhôm clorua và khí hidro
a.Viết PTPƯ
b.Tính thể tích khí H2 thu được ở ĐKTC
c.Tính khối lượng nhôm clorua tạo thành
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tổ. Ghi nội dung vào bảng phụ của nhóm.
Nhóm 1+2+3 làm phần a và b
Nhóm 3+4+5 làm phần a và c
- GV đến các nhóm giúp đỡ.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét và bổ sung.
Chấm điểm cho các nhóm.
* Hoạt động nhóm
- HS đọc đề và nghiên cứu đề.
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS đưa ra phương pháp giải bài tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân HS đọc đề và nghiên cứu đề.
- HS hoạt động theo nhóm bàn. Ghi nội dung vào bảng phụ của nhóm.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- HS hoàn thiện kiến thức.
IV. Luyện tập
Bài 1: 
Tóm tắt:
mH2O = 3,6g
VH2 = ? VO2 = ?
Giải:
nH2O = 
PTPƯ: 
2 H2O 2 H2 + O2
2 mol 2 mol 1 mol
 - Số mol H2 sinh ra ở đktc:
Theo PTHH:
 nH2 = nH2O = 0,2 (mol)
 - Số mol O2 sinh ra ở đktc:
Theo PTHH:
Thể tích khí thu được:
VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 l
VO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 l
Bài 2:
Tóm tắt:
mAl = 2,7g
a.Viết PTPƯ
b.VH2 = ? 
c.mAlCl3 = ?
Giải:
a. 2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2
b. Số mol Al tham gia phản ứng:
nAl = 
 2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2
2 mol 6 mol 2 mol 3 mol
 Theo PTHH: 
Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:
VH2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 l
c.Số mol AlCl3 được tạo thành:
nAlCl3 = nAl = 0,1 (mol)
Khối lượng AlCl3 được tạo thành:
 mAlCl3 = 0,1 . 133,5 = 13,35 g
	4.Củng cố, kiểm tra đánh giá (4'):
	Hãy nêu các bước tính theo phương trình hóa học.
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2'):
	- Về nhà học các bước giải bài toán theo PTHH
	- Làm các bài tập 2, 3 SGK
	- Chuẩn bị bài luyện tập 4:
	+Ôn tập về mol 
	+Ôn tập về chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
	+Ôn tập về tỉ khối của chất khí.
	+Ôn tập tính theo CTHH, tính theo PTHH

File đính kèm:

  • doc33.doc
Giáo án liên quan