Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22: Phương trình hóa học

- GV lưu ý: Thường bắt đầu từ nơi có số nguyên tử lớn nhất và chưa đều nhau ở cả 2 vế, chỉ được thay đổi hệ số, không được thay đổi chỉ số; trường hợp trong phương trình có nhóm nguyên tử

 

+ Hãy chọn hệ số thích hợp để phương trình sau được cân bằng?

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 22: Phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/10/2013
Ngày giảng: 04/10/2013 (8A; 8B) 
Tiết 22: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
I/ MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức:
-HS hiểu được dùng PTHH để biểu diễn ngắn gọn PƯHH gồm công thức hoá học của chất tham gia và sản phẩm 
-HS biết cách lập PTHH khi biết chất tham gia và sản phẩm
 	2. Kỹ năng:
-HS có kỹ năng viết PTHH
3. Thái độ
-HS tích cực học tập bộ môn
II/ ĐỒ DÙNG
 	1. Giáo viên:
-Tranh vẽ phóng to hình SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP
-Vấn đáp, thảo luận nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định tổ chức (1 p): 
 	2. Khởi động (4 p):
*Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và biểu thức về khối lượng của định luật
HS 2: Làm bài tập số 3
*ĐVĐ: Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được dữ nguyên tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.
 	3. Các hoạt động:
Hoạt động 1 (20 p):
Lập phương trình hoá học
	Mục tiêu: HS biết cách lập PTHH
	Đồ dùng: máy tính, máy chiếu
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin SGK.
+ Viết PTPƯ chữ của phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi, sản phẩm tạo ra là nước.
+ Thay tên các chất bằng công thức hoá học để xây dựng thành sơ đồ.
-Cá nhân nghiên cứu thông tin sgk
- Thực hiện yêu cầu của GV
 -Đại diện HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét.
I/ Lập phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học
VD:
Phương trình chữ:
 Khí Hiđro + Khí Oxi " Nước
* Sơ đồ phản ứng:
H2 + O2 ---> H2O
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 1 và đưa ra nhận xét về số nguyên tử của oxi trước và sau phản ứng?
+ Làm thế nào để cân bằng oxi?
+ Nhận xét vị trí cân ở H 2? Giải thích vì sao?
+ Làm thế nào để cân bằng số nguyên tử hiđro trước và sau phản ứng?
+ Em có nhận xét gì về vị trí 2 đĩa cân ở hình 3?
- GV hướng dẫn HS nối liền mũi tên.
+ Từ ví dụ trên việc lập phương trình hoá học được tiến hành theo mấy bước?
- GV yêu cầu học sinh dựa vào PT chữ của bài tập 3 viết công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm
- GV yêu cầu HS nhận xét số nguyên tử của mỗi nguyên tố như thế nào? Theo ĐLBTKL khối lượng chất tham gia và sản phẩm như thế đã bằng nhau chưa?
+ Cần lấy hệ số như thế nào để số nguyên tử của mỗi nguyên tố hai bên bằng nhau?
- Gv yêu cầu HS đếm lại số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế?
- Gv yêu cầu HS phân biệt các chỉ số và hệ số
- GV lưu ý: Thường bắt đầu từ nơi có số nguyên tử lớn nhất và chưa đều nhau ở cả 2 vế, chỉ được thay đổi hệ số, không được thay đổi chỉ số; trường hợp trong phương trình có nhóm nguyên tử
+ Hãy chọn hệ số thích hợp để phương trình sau được cân bằng?
Na2CO3 + Ca(OH)2 "
 ? NaOH + CaCO3
-Nhận xét
-HS quan sát, trả lời:
- Bên trái có 2 nguyên tử oxi. Bên phải có 1 nguyên tử oxi.
- Đặt hệ số 2 trước H2O.
- Cân lệch về phía bên phải. Bên trái có 2 nguyên tử hiđro. Bên phải có 4 nguyên tử hiđro.
- Đặt hệ số 2 trước H2
- Ở vị trí cân bằng.
- HS ghi nhận.
- HS: Lập phương trình hoá học tiến hành theo 3 bước.
- 1 HS lên bảng viết
- Chất tham gia có 1 nguyên tử Mg, 2 nguyên tử O, bên sản phẩm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử O
- Cần thêm 2 vào hệ số Mg và 2 vào hệ số MgO: 2 Mg + O2 ---> 
 2 MgO
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đã cân bằng
- 1 HS trả lời.
- HS ghi nhận 
-Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét
- Đặt hệ số 2 trước nước.
H2 + O2 ----> 2 H2O
- Đặt hệ số 2 trước hiđro
2 H2 + O2 " 2 H2O (1)
2. Các bước lập phương trình hoá học.
Gồm 3 bước:
- Viết sơ đồ của PƯ
- Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- Viết phương trình hoá học đúng.
VD:(Bài 3- 54)
- Pt chữ: Magie + Oxi " Magie oxit.
Sơ đồ của phản ứng:
 Mg + O2 ---> MgO
- Đặt hệ số 2 trước MgO:
Mg + O2 ---> 2 MgO
- Đặt hệ số 2 trước Mg :
2Mg + O2 " 2 MgO
* Lưu ý:
- Không được thay đổi chỉ số của công thức hoá học viết đúng.
- Viết hệ số cao bằng kí hiệu.
- Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử thì coi nhóm nguyên tử như 1 đơn vị để cân bằng.
VD: 
Na2CO3 + Ca(OH)2 "
2 NaOH + CaCO3
Hoạt động 3 (15 p): 
Vận dụng kiến thức 
Mục tiêu: HS lập được PTHH dựa vào sơ đồ phản ứng
	Đồ dùng: máy tính, máy chiếu
	Cách tiến hành:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV yêu cầu HS làm BT 1: Đốt photpho trong oxi tạo thành đi photpho pentaoxit. Lập PTHH của phản ứng
+ GV yêu cầu HS viết công thức của chất tham gia và sản phẩm, yêu cầu HS cân bằng số nguyên tử
- GV yêu cầu HS làm BT 2: Bari clorua tác dụng với Natri sunfat tạo ra bari sunfat và natri clorua
+ GV yêu cầu HS viết CTHH các chất tham gia và sản phẩm
+ GV hướng dẫn nhóm nguyên tử ở 2 vế, chọn hệ số
- GV cho HS cân bằng 1 số PTPƯ:
Fe + Cl2 ---> FeCl3 
Al2O3 + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2O
- GV nhận xét và bổ sung.
- Cá nhân HS thực hiện trả lời và giải thích.
- HS thực hiện cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở để GV chấm điểm.
- HS thực hiện cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở để GV chấm điểm.
- HS thực theo nhóm. Ghi ra bảng phụ của nhóm để kiểm tra chéo.
 Luyện tập
Bài 1:
P + O2 ----> P2O5 
4 P + 5 O2 " 2 P2O5 
Bài 2:
BaCl2 + Na2SO4 ---> 
 BaSO4 + NaCl
BaCl2 + Na2SO4 " 
 BaSO4 + 2 NaCl
Bài 3:
2 Fe + 3 Cl2 " 2 FeCl3
Al2O3 + 3H2SO4 " Al2(SO4)3 + 3 H2O
 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (3 p):
 -Yêu cầu hS trả lời các câu hỏi:
 ?Trình bày các bước lập PTHH
 ?Khi lập PTHH chúng ta cần lưu ý những gì?
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (2 p):
-Học sinh làm bài tập 3a, 4a, 5a, 6a SGK
-Chuẩn bị phần II. Ý nghĩa của phương trình hóa học:
+PTHH cho ta biết những thông tin gì?
Ngày soạn: 18/11/07
Ngày giảng: 8A: 8B: 
Tiết 23
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
( TIẾP THEO )
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- Phương tình hoá học 
- Ý nghĩa của phương trình hoá học.
I/ Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:
Hs hiểu được ý nghĩa của PTHH
Biết cách xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng
 2.Kỹ năng:
Rèn kỹ năng lập PTHH
 3. Thái độ
Học tập bộ môn
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Bảng phụ và bút dạ
III/ Tổ chức dạy học:
 1.Ổn định tổ chức: 8A: 8B: 
 2.Kiểm tra bài cũ: (5')
 - Nêu các bước lập PTHH? áp dụng lập PTPƯ của canxi tác dụng với oxi tạo thành canxi oxit.
 - HS chữa bài số 2a, 3a ( 2 HS thực hiện)
 3.Bài mới
Vào bài: Phương trình hoá học có ý nghĩa như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của GV 
Hoạt Động của HS
Nội dung
* Hoạt Động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học.(12')
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và xem lại ví dụ I.1 và 2.
+ Tìm tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử các chất trong phương trình hoá học.
- Nhìn vào PTHH chúng ta biết được điều gì? 
- GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt Động 2: Vận dụng kiến thức cân bằng phương trình và ý nghia của phương trình hoá học trong giải bài tập.(30')
- HS thực hiện cá nhân để làm bài tập 2b.
- Gọi 1HS lên bảng chữa, đồng thời chấm vở bài tập của một số HS.
- GV nhận xét và bổ sung.
Cho HS thảo luận nhóm làm các bài tập sau:
Bài 1: Lập PTHH của các PƯHH sau, cho biết tỉ lệ của 3 cặp chất (tuỳ chọn) trong mỗi phản ứng.
a. Đốt sắt trong oxi tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4)
b. Nhôm tác dụng với khí clo (Cl2) ở nhiệt độ cao tạo thành muối nhôm clorua (AlCl3)
c. Khí mêtan cháy sinh ra khí cacbonic và nước
Bài 2: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a.PƯHH được biểu diễn bằng ..... trong đó ghi CTHH của các chất...... và các ........... Trước mỗi CTHH có thể có........... (Trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số ......... của mỗi...... đều bằng nhau.
b.Từ ........ rút ra được tỉ lệ số ....., số......... của các chất trong phản ứng ...............này bằng đúng ....... trước CTHH của các..... tương ứng
" Gv yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm=> Cho điểm các nhóm.
- HS hoạt động cá nhân.
- HS nghiên cứu SGK và xem lại VD.
- HS thảo luận nhóm ở 2 VD đã học, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS thực hiện cá nhân.
- 1 HS lên chữa, HS khác mang vở lên chấm.
HS tự hoàn thiện kiến thức.
- HS thảo luận nhóm ghi nội dung ra bảng 
- Các nhóm nhận xét chéo kết quả của các nhóm.
- HS thảo luận nhóm ghi nội dung ra bảng 
- Các nhóm nhận xét chéo kết quả của các nhóm
- HS chỉnh sửa nếu sai.
II/Ý nghĩa của phương trình hoá học.
VD:
* PTHH:
2H2 + O2 " 2H2O
Ta có tỉ lệ số phân tử hiđro : số phân tử oxi : số phân tử nước = 2 : 1 : 2.
=>điều đó có nghĩa là cứ 2 phân tử hiđro tác dụng với 1 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử nước.
* PTHH:
4P + 5O2 " 2P2O5
Ta có tỉ lệ số nguyên tử phôtpho : số phân tử oxi : số phân tử điphotpho pentaoxit = 4 : 5 : 2.
=> điều đó có nghĩa là cứ 4 nguyên tử photpho tác dụng với 5 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử điphotpho pentaoxit 
*PTHH cho biết:
+ Các chất tham gia và sản phẩm
+ Tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất
II/ Luyện tập.
Bài 2b.
* PTHH:
 4 Na + O2 " 2 Na2O
Ta có tỉ lệ số nguyên tử Na: số phân tử oxi: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2, điều đó có nghĩa là cứ 4 nguyên tử Natri tác dụng với 1 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử natri oxit
+ Tỉ lệ các cặp chất
Số nguyên tử Na : số phân tử oxi = 4 : 1
Số ngtử Na : số phân tử Natri oxit = 4 : 2
Số ptử oxi : số ptử natri oxit = 1 : 2
Bài 1:
3 Fe + 2O2 " Fe3O4
* Ta có tỉ lệ số nguyên tử sắt : số phân tử oxi: số phân tử oxit sắt từ = 3: 2 : 1
2 Al + 3 Cl2 " 2 AlCl3
* Ta có tỉ lệ số nguyên tử nhôm : số phân tử clo : số phân tử nhôm clorua = 2: 3 : 2
CH4 + 2O2 " CO2 + 2H2O
Ta có tỉ lệ số phân tử metan : số phân tử oxi: số phân tử cacbonnic = 1: 2 : 1
Bài 2:
a.PƯHH được biểu diễn bằng phương trình hoá học..... trong đó ghi CTHH của các chất tham gia..... và các sản phẩm......... Trước mỗi CTHH có thể có...hệ số........ (Trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số ..nguyên tử....... của mỗi…nguyên tố..... đều bằng nhau.
b.Từ ...phương trình hoá học....... rút ra được tỉ lệ số .nguyên tử...., số..phân tử....... của các chất trong phản ứng ...Tỉ lệ............này bằng đúng tỉ lệ của hệ số....... trước CTHH của các..chất.... tương ứng
4.Hướng dẫn học bài.(3')
Về nhà ôn tập: hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lý, ĐLBTKL, Các bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH
Bài tập 3b, 4b, 5b, 6b, 7 SGK
Hướng dẫn bài 7: 
 - Tìm công thức thích hợp điền vào chỗ hỏi chấm.
 - Chọn hệ số thích hợp điện vào dấu hỏi.

File đính kèm:

  • doc22.doc