Giáo án Hóa học 8 bài 37: Axit – bazơ - Muối ( tiết 2 )

III. Muối:

1. Định nghĩa

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học chung: MxAy

Trong đó:

M: là kim loại

A: là gốc axit

x: số nguyên tử kim loại

y: số nhóm nguyên tử gốc axit

VD: Na2CO3, ZnCl2, NaHCO3,

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 bài 37: Axit – bazơ - Muối ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT
Đoàn TTSP năm 3:Trường THCS Hiệp Thạnh
Tên giáo sinh: Nguyễn Vũ Như Quỳnh
Lớp: Sp Hóa- KTNNK37 Khoa: Tự nhiên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan
Tuần: 31 Ngày soạn: 12/03/2015
Tiết: 57 Ngày dạy: 19/03/2015
Lớp: 8A3
Bài học: BÀI 37 : AXIT – BAZƠ - MUỐI
( Tiết 2 )
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức : 
- Biết được định nghĩa muối theo thành phần phân tử.
- Biết được cách gọi tên muối và phân loại chúng.
2. Kỹ năng : 
- Phân loại muối theo công thức hóa học cụ thể.
- Viết CTHH của một số muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.
- Đọc được tên các hợp chất muối theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại.
- Tính khối lượng muối tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ : 
- Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài.
- Thông qua bài học này giúp các em thêm yêu thích môn học.
II. Trọng tâm:
- Định nghĩa muối
- Cách gọi tên muối
- Phân loại muối.
III. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài, dụng cụ học tập.
VI. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) 
Câu hỏi: Em hãy nêu các khái niệm axit; cho ví dụ và cách phân loại các axit đó.
Đáp án:
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. (4đ)
- Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4. (2đ)
- Axit được chia làm 2 loại: axit không có oxi (HCl, H2S) và axit có oxi (H2SO4, ). (1đ)
Thêm: Viết công thức chung của axit: HnA, bazơ: M(OH)m
3. Vào bài mới :
 Giới thiệu: (1 phút)
 Ở tiết trước chúng ta đã biết axit, bazơ là gì. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về muối. Theo em muối là gì? Vậy, để biết muối là gì, cách gọi tên và phân loại chúng như thế nào chúng ta qua bài học ngày hôm nay Bài 37: Axit- Bazơ – Muối (tiết 2).
Hoạt động : Tìm hiểu về muối (20 phút)
Yêu cầu: Hiểu được muối là gì, cách phân loại và gọi tên của chúng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- GV: Nêu công thức một số muối mà em đã biết?
- GV: Em hãy nhận xét thành phần của muối. 
- GV: So sánh thành phần của muối với axit và bazơ giống và khác nhau ở điểm nào. 
- GV: Qua phân tích trên em hãy cho biết muối là gì?
- GV: Từ nhận xét trên em hãy viết công thức chung của muối. Cho ví dụ.
- GV: Nêu cách gọi tên: tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + tên gốc axit. Gọi tên các muối cho sau đây: NaCl, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, Fe(NO3)2, NaHCO3.
- GV: Kim loại có nhiều hóa trị Cu, Fe.
- GV: Từ muối trên, em có nhận xét gì về thành phần giữa các muối này so với NaHCO3.
- GV: Qua thành phần phân tử chia muối thành mấy loại? 
- GV: Nhận xét, chốt ý ghi bảng phần 4.
- GV: Em có nhận xét gì về hoá trị của gốc axit với số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại ? 
Ví dụ: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 
-GV: Các em có biết muối ăn hằng ngày có công thức hóa học như thế nào không. Muối ăn bình thường gồm chủ yếu các chất vô cơ có công thức hóa học là NaCl, một phần KCl và các khoáng chất khác. Muối ăn là cần thiết nhưng không nên sử dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe (cao huyết áp), mỗi tháng nên ăn dưới 180gr muối.
-GV: Các em đã biết muối được sản xuất từ biển mà sông suối mang theo muối và khoáng chất chảy ra biển, nếu nguồn nước sông ô nhiễm thì biển cũng bị ô nhiễm. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm. 
- ZnCl2,FeSO4, NaCl,
- Thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
- + Giống bazơ: có nguyên tử kim loại.
 + Giống axit: có gốc axit.
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- MxAy
-NaCl: natri clorua
 Al2(SO4)3: nhôm sunfat
 Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat 
 Fe(NO3)2: sắt (II) nitrat
 NaHCO3: natri hiđrocacbonat
- Các muối: Na2SO4, Al2(SO4)3, không có nguyên tử hiđro. NaHCO3 có nguyên tử hiđro.
- Muối được chia làm 2 loại: muối trung hòa và muối axit.
+ Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro.
+ Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H.
- HS ghi bài.
- Hoá trị của gốc axit đúng bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại trong muối.
- HS lắng nghe.
- HS: lắng nghe.
III. Muối:
1. Định nghĩa
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2. Công thức hóa học
Công thức hóa học chung: MxAy
Trong đó: 
M: là kim loại
A: là gốc axit
x: số nguyên tử kim loại
y: số nhóm nguyên tử gốc axit
VD: Na2CO3, ZnCl2, NaHCO3,
3. Tên gọi
Tên muối: tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
NaCl: natri clorua
Al2(SO4)3: nhôm sunfat
Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat 
Fe(NO3)2: sắt (II) nitrat
NaHCO3: natri hiđrocacbonat
4. Phân loại
 Theo thành phần, muối được chia làm 2 loại: muối trung hòa và muối axit.
+ Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro.
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,
+ Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro.
Ví dụ: NaHCO3, Ba(HCO3)2
Hoạt động 2: Luyện tập , củng cố (15 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Sử dụng máy chiếu.
Hoàn thành bảng sau:
Tên muối
CTHH
Canxi nitrat
MgCl2
Nhôm nitrat
Fe2(SO4)3
Sắt (II) nitrat
Ca3(PO4)2
- GV: Thảo luận nhóm (2 phút) làm bài tập 1 sau:
 Phiếu học tập: 
Bài 1: Cho các hợp chất sau hãy phân loại chúng thành 4 loại: oxit, bazơ, muối, axit: Ca(NO3)2, K2O, HCl, KOH, Na2O, Ba(OH)2, SO3, Fe2(SO4)3, ZnHCO3 BaHCO3, P2O5, H2SO4, HNO3, Ca(OH)2 , H3PO4, NaOH.
 Thảo luận (2 phút)
Bài tập 2:
Oxit Bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Na2O
N2O5
Ca(OH)2
H2SO3
Al(OH)3
SO3
BaO
H3PO4
Tên muối
CTHH
Canxi nitrat
Ca(NO3)2
Magie clorua
MgCl2
Nhôm nitrat
Al(NO3)3
Sắt (III) sunfat
Fe2(SO4)3
Sắt (II) nitrat
Fe(NO3)2
Canxi photphat
Ca3(PO4)2
Oxit
Bazơ
Axit
Muối
K2O
Na2O
SO3
P2O5
KOH
Ba(OH)2 Ca(OH)2
NaOH
HCl
H2SO4 HNO3 H3PO4
Ca(NO3)2 Fe2(SO4)3 ZnHCO3 BaHCO3
Oxit Bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Na2O
NaOH
N2O5
HNO3
CaO
Ca(OH)2
SO2
H2SO3
Al2O3
Al(OH)3
SO3
H2SO4
BaO
Ba(OH)2
P2O5
H3PO4
 4. Kiểm tra đánh giá: (2 phút)
Câu 1: Đọc tên những chất có công thức hóa học sau ghi dưới đây:
Ba(NO3)2 , CuSO4
Đáp án: Ba(NO3)2 ( Batri Nitrat ), CuSO4 ( Đồng( II )Sunfat )
Câu 2: Trong các chất sau đây, nhóm chất nào là nhóm chất axit ? 
a) Ba(OH)2 , CuSO4, HCl . b) Fe2(SO4)3 , ZnHPO4 , MgCO3 
c) Al(NO3)3 , Ca(OH)2 , BaHPO4 . d) H2SO4 , HCl , HNO3
Đáp án: D
Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường (nhiệt độ phòng ) ? 
a) Fe , Zn . b) K , Ba . c) Cu , Al . d) Pb , Hg .
Đáp án: B
5. Dặn dò: (1 phút)
-Học bài cũ, chuẩn bị bài luyện tập 7, soạn kiến thức cần nhớ vào vở.
-Làm các bài tập trong SGK vào vở.
-Chiếu bảng 1, cho học sinh về nhà làm để ôn thi học kì.
Axit
Bazơ
Muối
Ví dụ
Định nghĩa
CTHH
Cách gọi tên
Phân loại
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.
Điểm:./10 Xếp loại:..
 Đà Lạt, ngày., tháng,.., năm 20
 GIÁO SINH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký và ghi rõ họ tên )

File đính kèm:

  • docbai_37_Axit_Bazo_Muoi_20150726_102432.doc