Giáo án Hóa học 12 - Tiết 46+47, Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng - Năm học 2015-2016 - Đặng Thảo Nguyên

Hoạt động 2:

so sánh về khả năng phải ưng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.

1. So sánh về sự biến thiên tính chất của kim loại kiêm và kim loại kiềm thổ , nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó ?

2.

Tai sao các kim loại kiềm thổ có I2 lớn hơn I1 nhưng tại sao tạo ra ion M2+ dế dàng hơn M+

3. Tại sao hidroxit của các kim loại kiềm thổ bị nhiệt phân để tạo ra oxit tương ứng , nhưng hidroxxit của kim loại kiềm không có khả năng này ?

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Tiết 46+47, Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng - Năm học 2015-2016 - Đặng Thảo Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2016
Bài 28, tiết 46,47 :
LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM
KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Củng cố, khắc sâu kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
Giải quyết nhanh các bài tập theo các phương pháp đã học tiếp thu và vận dụng các phương pháp mới.
 2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng giải nhanh bài tập , nhận dạng các dạng tóa hóa học.
Kỹ năng giải toán hóa học.
Kỹ năng viết phương trình minh họa tính chất hóa học.
Kỹ n-ăng so sánh, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức.
 3. Thái độ: 
- Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập.
- Học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học, tích cực phát biểu xây dựng bài, cần trung thực, tỉ mỉ, kiên trì và chính xá trong học tập hóa học
II. TRỌNG TÂM:
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, họp chất của các kim loại này
-Giải quyết được các bài tập liên quan đến kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất bằng các phương pháp đã học , giới thiệu một số dạng bài tập .
III. CHUẨN BỊ: 
 - Học sinh: Học bài cũ, hệ thống hóa lại các kiến thức liên quan có trong các bài trước, chuẩn bị bảng phụ, viết để hoạt động nhóm
 - Giáo viên:Hệ thống lại các kiến thức quan trọng, chuẩn bị các bài tập liên quan đến nội dung luyện tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP: 
Nêu vấn đề .
Đàm thoại .
Hoạt động nhóm.
V. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. 
 2. Kiểm tra bài cũ: Viết PTHH của phản ứng để giải thích việc dùng Na3PO4 làm mềm nước có tính cứng toàn phần:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Phần A: Hệ thống hóa kiến thức 
Hoạt động 1 :làm việc nhóm, hệ thống hóa kiến thức .
phân công nhiệm vụ
đưa ra câu hỏi chung.
giới hạn thời gian thực hiện,qui định trong quá trình làm việc 
quan sát quá trình làm việc của các nhóm.
Thu bài
nhận xét ,bổ sung, tổng kết.
Hoạt động 2: 
so sánh về khả năng phải ưng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
So sánh về sự biến thiên tính chất của kim loại kiêm và kim loại kiềm thổ , nguyên nhân gây ra sự biến đổi đó ? 
Tai sao các kim loại kiềm thổ có I2 lớn hơn I1 nhưng tại sao tạo ra ion M2+ dế dàng hơn M+
Tại sao hidroxit của các kim loại kiềm thổ bị nhiệt phân để tạo ra oxit tương ứng , nhưng hidroxxit của kim loại kiềm không có khả năng này ?
Hoạt động 9 : giải đáp các thắc mắc của học sinh về các nội dung kiến thức
Phần B :giải bài tập .
.
Hoạt động 10 : Ra bài bài tập, quan sát , hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập.
Hoạt động 11 : GV giới 
thiệu cho HS phương pháp giải toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Học sinh xác định nhóm của mình, ổn định vị trí ngồi.
Học sinh nghe rõ nội dụng nhóm mình cần làm .
Chép lại các câu hỏi, nhóm 
trưởng phân công công việc cho các viên.
Mỗi thành viên làm bài theo sự phân công của nhóm trưởng
Nộp bài làm,đánh giá bài làm 
Bổ sung, rút kinh nghiệm
Rút ra kết luận từ kết quả các nhóm đã trình bày.
Trình bày các thắc mắc của mình.
HS giải quyết bài toán theo sự hướng dẫn của GV.
.
Nhóm 1,3 : kim loại kiềm và hợp chất .
Nhóm 2,4 :kim loại kiêm thổ và hợp chất 
Đưa câu hỏi hỏi chung :
Nêu tên vị trí của kim loại
Tính chất hóa học đặc trưng, giải 
thích
Các hợp chất quan trọng , ứng dụng của chúng.
Nhiệt độ nóng chảy , niệt độ sôi, độ dẫn điện của các kim loại kiêm thổ biến đổi không đều đặn , đều cao hơn so với kim loại kiềm
Nguyên nhân do các kim loại kiềm thổ có cấu trúc mạng lưới tinh thể khác nhau.
Be, Mg có cấu trúc lục phương , Va , B ,Ra có cấu trúc lập phương tâm mặt và lập phương tâm khối dẫn đến nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi của chúng biến đổi không theo một quy luật nhất định như đối với kim loại kiềm
Trong dung dịch, ion M2+ có năng lượng hidrat hóa lớn, nhiệt tạo ra có thể bù lại cho năng lượng ion hóa lớn do đó làm cho kim loại kiềm thổ dễ mất hai e để tạo ra ion M2+
Bài 1: Hoàn thành PTHH của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau đây
Đá vôi →vôi→Clorua vôi→Canxi fomiac→Thạch cao→thạch cao nung.
Bài 2: Cho 28,1 g hỗn hợp MgCO3 và 
BaCO3, trong đó MgCO3 chiếm a% khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch HCl để lấy khí CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.
Giải
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (2)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (3)
Theo (1), (2) và (3): nCO2 = nMgCO3 + nCaCO3 = 0,2 mol thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất.
Ta có: + = 0,2 ð a = 29,89%
Bài2: Sục 6,72 lít CO2 (đkc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10g	B. 15g	C. 20gP	D. 25g
Giải
nCO2 = 0,3 ð 1 <= = 1,2 < 2 ð Phản ứng tạo muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓
 a→ a a
Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
 b→ 2b 
ð ð ð mCaCO3 = 100.0,2 = 20g
Bài toán thuận: Cho chất tham gia phản ứng, tìm sản phẩm: Với bài toán loại này 
ta chỉ cần tính tỉ số mol gữa OH- và O2 (SO2)
Đặt k= nOH-/nCO2 Khi đó nếu:
+  k≤ 1 sản phẩm thu được là muối axit, tức là chi xảy ra phản ứng: OH-  + CO2 →HCO3-     (1)
+ k≥ 2  sản phẩm thu được là muối trung hòa, tức là chỉ xảy ra phản ứng: 2OH- + CO2 → CO32-+ H2O (2)
+ 1< k < 2 : sản phẩm gồm cả 2 muối, tức là xảy ra cả (1) và (2), khi đó lập hệ phương trình theo số mol CO2 và số mol OH- sẽ tìm được số mol 2 muối.
Bài toán nghịch: 
Cho sản phẩm, hỏi chất tham gia phản ứng:
VD: Cho x mol CO2 tác dụng với a mol OH- tạo thành b kết tủa ( b mol muối trung hòa). Tìm giá trị x biết a,b.
Giải: Với bài toán này chú ý đến giá trị a, b.
-     Nếu a=2b thì x= b
-   Nếu a> 2b thì xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: OH- dư, tức là chỉ xảy ra phản ứng (2) Vậy x= b
+ Trường hợp 2; Xảy cả 2 phản ứng (1),(2): Vậy x= a-b
Chú ý: Để giải được bài toán dạng này chúng ta cần hểu;
+ Cho dù đầu bài cho CO2 hay SO2 tác dụng với 1 hay nhiều dung dịch kiềm thì ta cũng đưa hết về số mol OH-
+  Nếu bài toán yêu cầu tính số mol kết tủa thì giữa số mol CO32- (SO32-) và Ba2+ (  Ca2+) ion nào có số mol nhỏ hơn thì số mol kết tủa tính theo ion đó.
.
4. CỦNG CỐ:
- Bổ túc chuỗi phản ứng và viết các phương trình phản ứng (mỗi mũi tên là một phản ứng). Cho biết B là khí dùng để nạp cho các bình chữa lửa (dập tắt lửa). A là khoáng sản thường dùng để sản xuất vôi sống.
VI. DẶN DÒ: Xem trước bài: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM.
VII. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxbai_46_luyen_tap_kim_loai_kiemkiem_tho_va_ho_chat_cua_chung.docx