Giáo án Hóa học 11 - Tiết 17, Bài 10: Photpho

GV đặt vấn đề:

Nitơ và photpho cùng thuộc nhóm VA, vậy tính chất hóa học của 2 nguyên tố này có giống nhau không?

GV: Giải thích tại sao điều kiện thường P hoạt động hơn N.

 GV: Yêu cầu HS dựa vào số electron lớp ngoài cùng và độ âm điện của photpho để dự đoán tính chất hóa học của photpho.

GV: Với 5 electron ở lớp ngoài cùng thì photpho có khuynh hướng gì khi tham gia phản ứng.

GV: Giá trị độ âm điện của photpho như thế nào so với các nguyên tố khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6887 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 17, Bài 10: Photpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: 10 /10/2014
Tiết: 17 Ngày dạy: 13/10/2014
BÀI 10: PHOTPHO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.
- Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp .
Hiểu được: 
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh .., rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
- Viết được PTHH minh hoạ.
- Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế.
3. Trọng tâm
- So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
4. Thái độ: Học sinh học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, hệ thống các câu hỏi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đặt vấn đề+nêu vấn đề+ thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Trình bày tính chất hóa học của HNO3 viết ptpư minh họa?
HS2: Hoàn thành phương trình phản ứng sau:
NO2 →HNO3→ Cu(NO3)2 →CuO→ Cu
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử.
GV: Yêu cầu hs trình bày vị trí của P trong bảng TH và nhận xét hóa trị có thể có của P trong hợp 
chất.
HS:
-Vị trí : Ô 15
 Chu kì 3
 Nhóm VA
-Cấu hình e nguyên tử:
1s22s22p63s23p3
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử.
-Vị trí : Ô 15
 Chu kì 3
 Nhóm VA
-Cấu hình e nguyên tử:
1s22s22p63s23p3
Hoạt động 2: Tính chất vật lí.
GV: Cho HS quan sát Pt và Pđ sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 1: 
- P có mấy dạng thù hình?
- Sự khác nhau về tính chất vật lý các dạng thù hình như thế nào?
GV: Làm thí nghiệm chứng minh sự chuyển hóa giữa 2 loại thù hình.
HS:
* Photpho trắng:
- Chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng.
- Liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
- Pt mềm, dễ nóng chảy.
- Rất độc, không tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ 
- Phát quang trong bóng tối 
* Photpho đỏ:
- Chất bột màu đỏ.
- Khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Không độc, không tan trong dung môi thường.
- Không phát quang trong bóng tối.
II. Tính chất vật lí.
1. Photpho trắng.
- Chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng.
- Liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
- Pt mềm, dễ nóng chảy.
- Rất độc, không tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ. 
- Phát quang trong bóng tối. 
2. Photpho đỏ.
- Chất bột màu đỏ.
- Khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Không độc, không tan trong dung môi thường.
- Không phát quang trong bóng tối.
* Sự chuyển hóa giữa 2 dạng thù hình P
 Pđ Pt
Hoạt động 3: Tính chất hóa học.
GV đặt vấn đề:
Nitơ và photpho cùng thuộc nhóm VA, vậy tính chất hóa học của 2 nguyên tố này có giống nhau không?
GV: Giải thích tại sao điều kiện thường P hoạt động hơn N.
 GV: Yêu cầu HS dựa vào số electron lớp ngoài cùng và độ âm điện của photpho để dự đoán tính chất hóa học của photpho.
GV: Với 5 electron ở lớp ngoài cùng thì photpho có khuynh hướng gì khi tham gia phản ứng.
GV: Giá trị độ âm điện của photpho như thế nào so với các nguyên tố khác.
GV: Giới thiệu các tính chất của photpho, HS viết ptpư và cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.
HS:
- HS dựa vào câu hỏi để trả lời.
- Phot pho có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên có khuynh hướng nhận thêm 3 electron → thể hiện tính oxi hóa.
- Độ âm điện của photpho là 2,19 nằm ở mức trung bình nên khi tham gia phản ứng với các nguyên tố có giá trị lớn hơn → sẽ thể hiện tính khử.
=> Nhận xét: Photpho vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử giống nitơ.
- HS viết và cân bằng phương trình phản ứng.
III. Tính chất hóa học.
1. Tính oxi hóa: Khi tác dụng với kim loại mạnh. 
2. Tính khử: Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hóa mạnh. 
a. Với oxi: 
 5dư + 4 " 2
 3thiếu + 4 " 
b. Với Clo: 
 5dư + 2 " 2
 3thiếu + 2 " 
* Kết luận: 
- P hoạt động mạnh hơn N ở đkt. Do liên kết đơn trong phân tử P kém bền hơn liên kết 3 trong phân tử N. 
- Pt hoạt động mạnh hơn Pđ
- P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Hoạt động 4: Ứng dụng- Trạng thái tự nhiên- Điều chế.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết một số ứng dụng của photpho.
GV: Chiếu 1 số hình ảnh ứng dụng của photpho cho HS quan sát.
HS:
- sản xuất diêm,sản xuất axit photphoric.
- chế tạo bom,đạn...
IV. Ứng dụng- Trạng thái tự nhiên- Điều chế.
1. Ứng dụng.
sgk
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết: trong tự nhiên photpho tồn tại ở trạng thái nào?
GV: chiếu hình ảnh 2 dạng khoáng vật cho HS quan sát.
GV: Yêu cầu HS cho biết trong CN photpho đỏ được điều chế như thế nào?
HS:
- không tồn tại ở trạng thái tự do. chủ yếu ở 2 dạng khoáng vật là apatit và photphoric.
- HS quan sat hình ảnh.
HS:
- Nung nóng quặng apatit(hoặc photphoric) ở 12000C.
2. Trạng thái tự nhiên.
- Không tồn tại ở trạng thái tự do.
- Hai khoáng vật:
+ apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2
+ photphoric: Ca3(PO4)2
3. Sản xuất.
- Nung nóng quặng apatit(hoặc photphoric) ở 12000C.
4. Củng cố:
- HS nắm các kiến thức đã được học.
- Làm bài tập 1, 2 sgk/49.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- Về nhà làm bài tập 4, 5 sgk/50.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 9tiet 17.doc
Giáo án liên quan