Giáo án Hóa học 11 nâng cao - Nguyễn Đức Kỳ - Học kì II

I. Mục tiêu bài học

- Kiểm tra đánh giá kiến thức HS tiếp thu trong chương 4 + 5.

- Rèn tinh thần tự lực, tự giác.

- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm và làm bài tập toán hóa

2. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất, ống nghiệm chứa chất rắn, thử tính chất của chất khí.

II. Phương pháp dạy học

- Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.

III. Nội dung tiến hành

* Ổn định tổ chức lớp:

* Kiểm tra:

 

doc61 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 nâng cao - Nguyễn Đức Kỳ - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng dần theo phân tư khối.
- Các xicloankan đều không màu, không tan trong nước.
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng cộng mở vong của xiclopropan và xiclobutan
 + H2 CH3CH2CH3 (propan)
 + Br2 → BrCH2CH2CH2Br 
(1,3-đibrompropan)
 + HBr → CH3CH2CH2Br 
(1-brompropan)
Xiclobutan chỉ có phản ứng cộng với hiđro:
 + H2 CH3CH2CH2CH3 
(butan)
- Xicloankan vòng 5,6 cạnh trở lên không có phản ứng cộng mở vòng trong những điều kiện trên.
b) Phản ứng thế
Phản ứng thế ở xicloankan tương tự như ankan:
 + Cl2 + HCl
c) Phản ứng oxi hóa
	CnH2n + O2 nCO2 + nH2O
Xicloankan không làm mất màu dung dịch KMnO4.
III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
- Tách trực tiếp từ dầu mỏ.
- Từ ankan:
	CH3[CH2]4CH3 + H2
2. Ứng dụng
- Dùng làm nhiên liệu.
- Dùng làm dung môi.
- Dùng làm nguyên liệu để điều chế các chất khác.
Củng cố:
- Nhấn mạnh HS phần tính chất hóa học, phản ứng cộng mở vòng.
BTVN: SGK và SBT.
Tiết 50: Luyện tập: ANKAN VÀ XICLOANKAN
Ngày soạn: 09/02/2009
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết:
- Sự tương tự và sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng giữa ankan với xicloankan.
HS hiểu: Cấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận xét, so sánh 2 loại ankan và xicloankan.
- Kĩ năng viết pthh minh họa tính chất của ankan và xicloankan.
II. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nghiên cứu, luyện tập.
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
IV. Hoạt động dạy học
	* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp.
	* Vào bài:
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Hoạt động 1: HS điền CTTQ và nhận xét về cấu trúc ankan, xicloankan.
Hoạt động 2: HS điền đặc điểm, danh pháp và quy luật về tính chất vật lý của ankan, xicloankan.
Hoạt động 3: HS điền tính chất hóa học và lấy ví dụ minh họa.
Hoạt động 4: HS nêu các ứng dụng quan trọng của ankan và xicloankan.
HS điền thứ tự vào bảng sau:
Ankan
Xicloankan
CTTQ
CnH2n+2; n ≥ 1
CnH2n; n ≥ 3
Cấu trúc
- Mạch hở, chỉ có liên kết đơn C-C.
- Mạch C tạo thành đường gấp khúc.
- Mạch vòng, chỉ có liên kết đơn C-C.
- Trừ xiclopropan (mạch C phẳng), các nguyên tử C trong phân tử xicloankan không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Danh pháp
Tên gọi có đuôi – an
Tên gọi có đuôi – an và tiếp đầu ngữ xiclo.
Tính chất vật lý
- C1 – C4: thể khí.
- ts, tnc, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối – nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
- C3, C4: thể khí.
- ts, tnc, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối – nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Tính chất hóa học
- Phản ứng thế.
- Phản ứng tách.
- Phản ứng oxi hóa.
KL: Ở điều kiện thường ankan tương đối trơ.
- Phản ứng thế.
- Phản ứng tách.
- Phản ứng oxi hóa.
Xiclopropan, xiclobutan có phản ứng cộng mở vòng với H2. Xiclopropan có phản ứng cộng mở vòng với Br2.
KL: Xiclopropan, xiclobutan kém bền.
Điều chế - ứng dụng
- Từ dầu mỏ.
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu.
- Từ dầu mỏ.
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu.
II. BÀI TẬP:
HS tiến hành luyện tập theo BT SGK và SBT.
Tiết 51: Thực hành: Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan
Ngày soạn: 12/02/2009
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS biết cách xác định sự có mặt của C, H và halogen trong hợp chất hữu cơ, phương pháp điều chế và thử một số tính chất của metan.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất, ống nghiệm chứa chất rắn, thử tính chất của chất khí...
II. Phương pháp dạy học
- Thực hành.
III. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hóa chất cho một nhóm thực hành
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Ống nghiệm
- Cặp ống nghiệm
- Nút cao su 1 lỗ
- Ống dẫn khí hình chữ L, đầu nhánh dài được vuốt nhọn
- Bộ giá thí nghiệm
- Bát sức nung hoặc đế sứ
- Đèn cồn
- Ống hút nhỏ giọt
- Cốc thủy tinh 100-200ml
- Thìa xúc hóa chất
- Giá để ống nghiệm
2. Hóa chất
- Đường kính (hoặc tinh bột, naphtalen...)
- CuO
- Bột CuSO4 khan
- Đoạn dây đồng đường kính 0,5mm, dài 20cm.
- CHCl3 hoặc CCl4 (hoặc đoạn vỏ nhựa bọc dây điện)
- CH3COONa đã được nghiền nhỏ
- Vôi tôi xút
- Dung dịch KMnO4 1%.
- Nước brom
- Nước vôi trong
- Bông
IV. Hoạt động thực hành
	* Ổn định tổ chức chia lớp ra thành 4 nhóm thực hành theo các tổ.
Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ.
Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm:
- Chuẩn bị sẵn bột CuSO4 khan (màu trắng) bằng cách: nghiền nhỏ các tinh thể CuSO4.5H2O (màu xanh) bằng cối sứ rồi sấy khô trong bát sứ nung.
- Trộn thật kĩ hỗn hợp của hợp chất hữu cơ và CuO, cho vào tận đáy ống nghiệm. Cho bông và bột CuSO4 khan vào bằng cách dùng kẹp lấy hóa chất để kẹp một nhúm bông và nhúng vào bột CuSO4 khan rồi đưa vào ống nghiệm, nơi gần miệng ống.
- Đặt ống nghiệm nằm ngang trên giá thí nghiệm.
Lưu ý: Đưa điểm nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (khoảng 1/3 chiều cao ngọn lửa tính từ trên xuống) tiếp xúc với phần đáy ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng và giải thích:
+ Hiện tượng: 
- Nung nóng hỗn hợp, bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
- Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.
- Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.
+ Giải thích:
- Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học đã xảy ra:
Chất hữu cơ + CuO → Cu + CO2 + H2O
- Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh ra đã kết hợp với CuSO4 khan tạo thành CuSO4.5H2O.
- Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3.
Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.
Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ.
Chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm: như SGK
Quan sát hiện tượng và giải thích
+ Hiện tượng:
- Đốt nóng phần lò xo của đoạn dây đồng cho đến khi ngọn lửa không còn nhuốm màu xanh lá mạ, khi nó đã tạo thành lớp CuO phủ trên bề mặt đoạn dây đồng.
- Nhúng phần lò xo đã được phủ CuO đang nóng đỏ vào ống nghiệm chưa CHCl3 hoặc CCl4, hoặc áp vào đoạn vỏ nhựa dây dẫn điện rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, ngọn lửa có màu xanh đặc trưng.
+ Giải thích hiện tượng:
- Khi đốt nóng, hợp chất hữu cơ bị phân hủy, clo tách ra dưới dạng HCl. Chính HCl đã tác dụng với CuO phủ trên bề mặt đoạn dây đồng tạo thành CuCl2 va H2O. Các phân tử CuCl2 phân tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ. Hiện tượng này có liên quan đến quang phổ phát xạ.
Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan.
Tiến hành thí nghiệm: SGK
Quan sát hiện tượng và giải thích
+ Hiện tượng:
- Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí vuốt nhọn, CH4 được dẫn ra từ ống nghiệm bốc cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
- Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa, có các giọt nước đọng trên mặt sứ.
- Đưa đầu ống dẫn khí sục vào các dung dịch KMnO4 và nước brom, không có hiện tượng mất màu.
+ Giải thích:
- Đốt CH4 cháy tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt.
	CH4 + 2O2 → CO2 + H2O	∆H = -890kJ
- CH4 không làm mất màu dung dịch KMnO4 và nước brom, chứng tỏ không xảy ra phản ứng hóa học.
V. Tường trình thí nghiệm
1. Tên HS:........................................................................... Lớp:...................
2. Tên bài thực hành: Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan.
3. Nội dung tường trình:
Trình bày tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình hóa học (nếu có) các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ.
Thí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ.
Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan.
Tiết 52: Kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 13/02/2009
I. Mục tiêu bài học
- Kiểm tra đánh giá kiến thức HS tiếp thu trong chương 4 + 5.
- Rèn tinh thần tự lực, tự giác.
- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm và làm bài tập toán hóa
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất, ống nghiệm chứa chất rắn, thử tính chất của chất khí...
II. Phương pháp dạy học
- Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận.
III. Nội dung tiến hành
* Ổn định tổ chức lớp:
* Kiểm tra:
Nội dung đề:
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Cho tất cả ankan ở thể khí, điều kiện thường tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 thì tạo ra bao nhiêu dẫn xuất monoclo tất cả?
	A. 4.	B. 6.	C. 8.	D. 10.
Câu 2: Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
	A. màu dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
	B. màu của dung dịch không đổi.
	C. màu dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra.
	D. màu dung dịch mất hẳn và không có khí thoát ra.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
	A. Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng.
	B. Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan.
	C. Chỉ có xicloankan mới có công thức chung CnH2n.
	D. Công thức chung của monoxicloankan là CnH2n (n ≥ 3).
Câu 4: Tỉ lệ thể tích giữa CH4 và O2 là bao nhiêu để hỗn hợp hai khí nổ mạnh nhất?
	A. 1:1.	B. 2:3.	C. 2:1.	D. 1:2.
Câu 5: Số đồng phân cấu tạo của C4H10 và C4H11N lần lượt là?
	A. 2 và 5.	B. 2 và 8.	C. 3 và 7.	D. 2 và 6.
Câu 6: Xicloankan A có phân tử khối là 70. Số đồng phân cấu tạo xicloankan của A là:
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 7: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon thuộc cùng một dãy đồng đẳng, thu được = thì công thức phân tử tương đương của dãy là: với n nguyên.
	A. CnH2n, (n≥ 3).	B. CnH2n, (n≥ 2).	C. CnH2n-2, (n≥ 2).	D. cả A và B.
Câu 8: Cho các chất sau:
	CH3-CH2-CH2-CH3 (X)
	CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3 (Y)	
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 (Z)
	Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất là:
	A. Z, Y, X.	B. Y, Z, X.	C. Z, Y, X.	D. Y, X, Z.
II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: Phân tích 0,46gam chất hữu cơ A tạo thành 448ml CO2 (đktc) và 0,54gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với khí heli bằng 11,5. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ?
Bài 2: Gọi tên các chất sau:
	a) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3 	b) CH3-C(CH3)2-CH(CH3)-CH3.
	c) (CH3)3C-C(CH3)2-CH2-CH3.	d) (CH3)2CHCH(C2H5)-CH2-CH3.
Bài 3: Oxi hóa hoàn toàn 0,112 lít khí (đktc) một hiđrocacbon no X ở thể khí. Dẫn toàn bộ sản phẩm đi qua bình đựng H2SO4 đặc thì thấy khối lượng bình tăng 0,36 gam. 
	Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên các đồng phân X. Biết rằng X có phản ứng cộng với hiđro khi có Ni nung nóng.
Đáp án:
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu 0,5 điểm.
Câu 1. C; 2.C; 3.D; 4.D; 5.B; 6.C; 7.D; 8.B.
II. Tự luận
Bài 1: 2 điểm.
Đáp án: C2H6O.
Bài 2: 2 điểm.
a) heptan.	b) 2,2,3-trimetylbutan.	
c) 2,2,3,3-tetrametylpentan.	d)2-metyl-3-etylpentan.
Bài 3: 2 điểm.
X có phản ứng cộng hiđro khi có niken nung nóng nên có cấu tạo vòng no.	0,5đ
Gọi CTC của X là CnH2n
	CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O	0,5đ
	mol: 5.10-3 	 0,04.
Ta có: 0,04.1 = 5.10-3.n
→ n = 4	0,5đ
CTPT: C4H8
CTCT:	0,5đ
Chương VI: HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết 53: ANKEN: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân
Ngày soạn: 17/02/2009
I. Mục tiêu bài học
HS biết:
- Cấu trúc electron và cấu trúc không gian của anken.
- Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và tên gọi anken.
HS hiểu:
Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở các vị trí khác nhau đối với mặt phẳng chứa liên kết π.
II. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ mô hình phân tử etilen, mô hình đồng phân hình học cis-; trans- của but-2-en.
IV. Hoạt động dạy học
	* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
	* Vào bài:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
- Từ CT của etilen và khái niệm đồng đẳng HS đã biết, GV yêu cầu HS viết CTPT một số đồng đẳng của etilen, viết CTC của dãy đồng đẳng và nêu định nghĩa dãy đồng đẳng của etilen.
- HS viết CTCT của một số đồng đẳng của etilen. GV gọi tên một số anken.
- HS nhận xét, rút ra qui luật gọi tên các anken theo tên thay thế.
- HS vận dụng qui tắc gọi tên một số anken, GV lưu ý cách đánh số thứ tự mạch chính (từ phía gần liên kết đôi hơn).
Hoạt động 2:
- HS nghiên cứu SGK hoặc mô hình phân tử etilen rút ra nhận xét về cấu trúc electron, cấu trúc không gian.
Hoạt động 3:
- Trên cơ sở những CTCT HS đã viết trong phần danh pháp, GV yêu cầu HS khái quát về các loại đồng phân cấu tạo của anken.
- HS tiến hành phân loại các chất có CTCT đã viết thành 2 nhóm đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.
- HS vận dụng CTCT của các anken có CTPT là C5H10.
- HS quan sát mô hình cấu tạo phân tử cis-but-2-en và trans-but-2-en, rút ra khái niệm về đồng phân hình học. GV có thể dụng sơ đồ sau để hình thành khái niệm đồng phân hình học.
	Điều kiện: R1≠R2.
	R3≠R4.
I. ĐỒNG ĐẲNG VÀ DANH PHÁP
1. Dãy đồng đẳng và tên thông thường của anken
- CH2=CH2.
- C2H4; C3H6; C4H8.... CnH2n (n≥ 2).
- ĐN: Anken (olefin): là những hiđrocacbon không no, mạch hở trong phân tử có 1 liên kết đôi.
2. Danh pháp (tên thay thế)
CH2 = CH2 
eten
CH2 = CH – CH3
propen
CH2=CH-CH2-CH3 
But-1-en
CH3-CH=CH-CH3 
But-2-en
Số chỉ vị trí-tên nhánh- tên mạch chính-số chỉ vị trí-en.
Đánh số nguyên tử C bắt đầu từ liên kết đôi sao cho chỉ số của nhóm thế đọc đầu tiên là nhỏ nhất.
II. CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN
1. Cấu trúc
a) Cấu trúc electron:
+ Nguyên tử cacbon nối đôi ở trạng thái lai hóa sp2.
+ Liên kết đôi gồm 1 liên kết σ (bền) và 1 liên kết π (kém bền).
b) Cấu trúc không gian:
+ Hai nguyên tử C và 4 nguyên tử H đều nằm trên 1 mặt phẳng.
+ Góc liên kết và gần nhau và gần bằng 1200.
2. Đồng phân
a) Đồng phân cấu tạo:
- Đồng phân mạch cacbon.
- Đồng phân vị trí liên kết đôi.
- Đồng phân nhóm chức (xicloankan và anken).
b) Đồng phân hình học:
	Điều kiện: R1≠R2.
	R3≠R4.- Đồng phân cis: khi mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C.
- Đồng phân trans: khi mạch chính nằm ở hai phía khác nhau của liên kết C=C.
Củng cố: 
GV củng cố cho HS:
- Công thức chung của anken, qui tắc gọi tên anken.
- Khái niệm đồng phân hình học của anken.
BT củng cố:
Viết CTCT của các anken có CTPT: C5H10, chỉ rõ anken nào có đồng phân hình học, viết đồng phân hình học đó và gọi tên.
BTVN: SGK + SBT.
Tiết 54 + 55: ANKEN: Tính chất, điều chế và ứng dụng
Ngày soạn: 18/02/2009
I. Mục tiêu bài học
HS biết:
- Qui luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anken.
- Phản ứng hóa học đặc trưng của anken là phản ứng cộng.
- Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken.
HS hiểu:
- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có liên kết π kém bền.
- Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken.
II. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
- Hóa chất: H2SO4 đặc, C2H5OH, cát sạch, dung dịch KMnO4, Br2.
IV. Hoạt động dạy học
	* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
	* Vào bài:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
- HS nghiên cứu bảng 6.1 trong SGK và rút ra nhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của anken, trạng thái, tính tan, màu sắc của anken.
Hoạt động 2: 
- HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng.
- HS viết pthh của etilen với H2 từ đó viết pthh của phản ứng anken cộng H2 ở dạng tổng quát:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu hình 6.3 trong SGK, rút ra kết luận và viết pthh của phản ứng anken cộng Cl2.
- GV gợi ý để HS viết pthh của anken với hiđro halogenua (HCl, HBr, HI), axit sunfuric.
- GV gợi ý HS viết pthh của anken cộng nước.
- GV viết sơ đồ phản ứng của propen với HCl, isobutilen với nước, HS nhận xét sản phẩm chính, phụ từ đó rút ra qui tắc cộng Mac-côp-nhi-côp.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của anken: không khác nhiều so với ankan tương ứng và thường nhỏ hơn so với xicloankan có cùng số nguyên tử C.
- Trạng thái: Ở nhiệt độ thường: C2 – C4 là chất khí.
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng theo phân tử khối.
- Các anken đều nhẹ hơn nước.
- Các cis-anken có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhưng lại có nhiệt độ sôi cao hơn so với đồng phân trans.
2. Tính tan và màu sắc
- Anken hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dầu mỡ và là những chất không màu.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
NX: Do đặc điểm cấu tạo phân tử anken có 1 liên kết đôi C = C, trong đó có 1 liên kết π kém bền nên là trong phản ứng dễ bị đứt ra tạo thành liên kết σ với các nguyên tử khác. Nên anken có tính chất hóa học đặc trưng là phản ứng cộng và trùng hợp.
1. Phản ứng cộng hiđro(phản ứng hiđro hóa)
CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3.
R1R2C = CR3R4 + H2 R1R2CH –CHR3R4.
2. Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)
a) Phản ứng cộng clo
CH2 = CH2 + Cl2 (dd) → ClCH2 – CH2Cl
b) Phản ứng cộng brom
CH3CH=CHCH3 + Br2 (dd) → CH3CHBr- CHBrCH3.
→ Người ta thường dùng nước brom hay dung dịch brom trong CCl4 làm thuốc thử để nhận biết anken.
3. Phản ứng cộng axit
a) Cộng axit
CH2 = CH2 + HCl (khí) → CH3CH2Cl
CH2 = CH2 + H-OSO3H → CH3CH2OSO3H
Cơ chế cộng electronphin AE:
Sơ đồ chung: 
- Phân tử H – A phân cắt dị li:
- Cacbocation không bền kết hợp ngay với anion A- tạo sản phẩm: 
b) Cộng nước (phản ứng hiđrat hóa)
CH2 = CH2 + H2O CH3-CH2OH
c) Hướng của phản ứng cộng axit và nước vào anken
- Phản ứng cộng axit hoặc nước vào anken bất đối xứng tạo ra hỗn hợp đồng phân. Sản phẩm sinh ra theo qui tắc cộng Mac-cop-nhi-cop:
“Trong phản ứng cộng một tác nhân bất đối H-A vào liên kết đôi C = C của anken, H (phần mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều hiđro hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn)”
Tiết 2:
Hoạt động 3:
- GV viết sơ đồ và pthh trùng hợp etilen, HS nhận xét, viết sơ đồ và pthh trùng hợp anken khác.
- GV hướng dẫn HS rút ra các khái niệm phản ứng trùng hợp, polime, monome, hệ số trùng hợp...
- HS viết pthh của phản ứng cháy dạng tổng quát, nhận xét về tỉ lệ số mol H2O và số mol CO2 sau phản ứng là 1:1.
- GV có thể làm thí nghiệm oxi hóa bằng kali pemanganat, HS nhận xét hiện tượng, GV viết pthh, nêu ý nghĩa của phản ứng. (dùng dung dịch KMnO4 loãng).
Hoạt động 4:
- HS dựa vào kiến thức đã biết nêu phương pháp điều chế anken như dựa vào phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh.
- HS nghiên cứu SGK rút ra ứng dụng cơ bản của anken.
4. Phản ứng trùng hợp
	“Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime”
- Các phân tử nhỏ gọi là monome
- phân tử lớn gọi là polime hay cao phân tử.
- Số lượng các mắt xích monome trong phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp.
nCH2=CH2 
5. Phản ứng oxi hóa
a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:
PTTQ:
CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O
NX: Þ đốt cháy một hiđrocacbon mạch hở thu được thì kết luận đó là anken.
b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Oxi hóa bằng kali pemanganat:
3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O → 3CnH2n(OH)2 + 
2MnO2 + 2KOH.
Þ dùng để nhận biết anken.
III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
- Trong công nghiệp: etilen, propilen và butilen được điều chế bằng phản ứng tách hiđro từ ankan tương ứng hoặc bằng phản ứng crackinh.
- Trong PTN:
CH3CH2OH CH2=CH2 + H2O
2. Ứng dụng
Ứng dụng chủ yếu làm nguyên liệu để tổng hợp polime và các hóa chất khác.
Củng cố
GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm về phản ứng cộng của anken.
BTVN: SGK + SBT.
Tiết 56: ANKAĐIEN
Ngày soạn: 20/02/2009
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS biết:
- Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien và isopren.
2. Kĩ năng
- Viết pthh của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp của butađien và isopren.
II. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị mô hình phân tử but-1,3-đien.
IV. Hoạt động dạy học
	* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp
	* Vào bài:
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS viết CTCT của một số ankađien theo CTPT từ đó rút ra khái niệm về ankađien, CTTQ, phân loại, danh pháp của ankađien.
Hoạt động 2:
- HS nghiên cứu mô hình cấu trúc phân tử butađien để rút ra: trạng thái lai hóa, cấu trúc không gian, liên kết π.
- Dựa vào cấu trúc phân tử vừa phân tích, yêu cầu HS viết pthh của butađien và isopren với H2, X2 và HX.
- GV cho bi

File đính kèm:

  • dochoa hoc.doc